KFC là một trong những thương hiệu Mỹ đầu tiên xuất hiện tại thị trường Việt Nam sau khi 2 nước bình thường hoá quan hệ ngoại giao. Đây hẳn là một bước đi liều lĩnh của công ty đến từ xứ sở cờ hoa khi lúc này thức ăn nhanh vẫn tương đối mới mẻ với ẩm thực Việt. Hơn 2 thập kỷ trôi qua, và quyết định thời bấy giờ của KFC không thể nghi ngờ khi giờ đây thương hiệu đã trở thành chuỗi thức ăn nhanh thành công nhất ở Việt Nam.
Một trong những nguyên nhân đưa đến kết quả này chính là nhờ chiến lược marketing của KFC. Cùng tìm hiểu chiến lược đó ở bài viết này nhé!
Nội dung bài viết
Giới thiệu sơ lược về KFC
KFC là từ viết tắt của cụm từ Kentucky Fried Chicken, đây là tên thương hiệu được đại úy Harland Sanders thành lập vào năm 1930. Ngày nay, chuỗi KFC đã có mặt tại 109 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, với hơn 20.000 nhà hàng phục vụ 12 triệu khách mỗi ngày. KFC nổi tiếng với các món ăn nhanh, đặc biệt là gà được tẩm ướp bởi nhiều công thức khác nhau. Với hương vị độc đáo và sự phục vụ nhiệt tình, thân thiện thì KFC đã mở ra được một cánh cửa sáng khi đặt chân tới Việt Nam.
Năm 1997, KFC khai trương nhà hàng đầu tiên tại Thành phố Hồ Chí Minh ở Việt Nam.
Cho đến ngày nay, chuỗi nhà hàng thức ăn nhanh này đã mở rộng sự hiện diện của mình lên hơn 140 nhà hàng tại 32 tỉnh thành của Việt Nam, cung cấp việc làm cho hơn 3.000 người và đóng góp đáng kể vào ngành công nghiệp thức ăn nhanh của Việt Nam cũng như sự hình thành của một thói quen tiêu dùng và văn hóa ẩm thực mới tại những khu vực mà KFC có mặt.
Đọc thêm về KFC: Lịch sử hình thành của KFC
Tuy vậy, khi mới xâm nhập vào thị trường Việt Nam, KFC đã chịu lỗ gần 10 năm đầu cùng với rất nhiều khó khăn khác. Nhưng chiến lược marketing của công ty đã lường trước được điều này, và sau đó KFC đã có bước chuyển mình đáng kinh ngạc trên đường đua thức ăn nhanh ở Việt Nam
Những chiến lược marketing của KFC ở Việt Nam
Chiến lược marketing về sản phẩm – Hương vị phương Đông và phương Tây được kết hợp hợp lý
KFC đặc biệt coi trọng sự đa dạng của sản phẩm bằng cách luôn đưa ra thực đơn phong phú.
Bên cạnh những món ăn đặc trưng của phương Tây như gà rán và hamburger, KFC đã thỏa mãn khẩu vị của người Việt với một số sáng tạo mới như: Gà giòn lá chanh, Cơm gà KFC, Bắp cải trộn… Các món này được liệt kê dưới nhiều danh mục khác nhau để khách hàng dễ dàng lựa chọn, bao gồm: Gà công thức nguyên bản, Bữa ăn kết hợp, Bữa ăn dành cho trẻ em, Đồ ăn nhẹ, Đồ ăn kèm, …
Ngoài ra, KFC còn mở rộng lĩnh vực sang các nguyên liệu khác bằng cách tung ra thị trường Việt Nam các món ăn mới như Burger tôm, Lipton… để thu hút sự thích thú và tò mò của khách hàng Việt Nam.
Bên cạnh đó, kích cỡ của sản phẩm cũng nhỏ hơn để phù hợp với thói quen ăn của người Việt.
Chiến lược marketing về giá
Trong những ngày đầu tiên khi mới gia nhập thị trường Việt Nam, KFC đã vận dụng chiến lược giá để xâm nhập thị trường, đặt mức giá thấp để thu hút khách hàng, chấp nhận chịu lỗ khá nhiều trong khoảng thời gian đầu. Sự kiên trì của KFC đã đạt thành quả khi đến năm 2006, nhãn hàng dần có lãi và lượng khách hàng đã đông hơn đáng kể.
Thời gian sau đó, càng nhiều hãng thức ăn nhanh vào Việt Nam đồng nghĩa với đối thủ của KFC ngày càng nhiều. KFC lại sử dụng Định giá theo tâm lý (Psychology of Pricing), nâng cao mức giá sản phẩm để khiến khách hàng nghĩ rằng sản phẩm KFC chất lượng hơn.
Chiến lược marketing về phân phối sản phẩm
KFC thực hiện chiến lược phân phối dựa trên 4 yếu tố: theo Vị trí địa lý, theo Nhân khẩu học, theo Hành vi và theo Tâm lý người tiêu dùng.
Theo vị trí địa lý
Vị trí đầu tiên mà KFC mở ở Việt Nam là thành phố Hồ Chí Minh – một thành phố đông lao động trẻ, thu nhập ổn và có tư duy cởi mở.
Tiếp theo đó, KFC không vội vàng mở rộng quy mô mà lựa chọn cẩn thận vị trí chi nhánh tiếp theo: Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ… Ngay ở các thành phố lớn, KFC luôn được mở ở những trung tâm thương mại, những con đường lớn tấp nập người… nhằm thu hút và tạo sự tiện lợi cho khách hàng.
Theo nhân khẩu học
KFC phân đoạn thị trường thành 3 phần: Lứa tuổi, Nghề nghiệp và Thu nhập.
1. Lứa tuổi.
KFC hướng đến khách hàng trong độ tuổi 15-45. Đây là lứa tuổi cập nhật và tiếp xúc với xu hướng nhanh.
2. Nghề nghiệp.
KFC tập trung vào đối tượng có thu nhập khá và khá trở nên để sẵn sàng chi trả cho các sản phẩm của hãng.
3.Thu nhập.
Các khách hàng là học sinh sinh viên cần sự tiện lợi, các nhân viên văn phòng bận rộn.
Theo hành vi
Khách hàng của KFC yêu thích thương hiệu bởi sự tiện lợi, giá cả hợp lý, phục vụ kịp thời. Vì vậy, bên cạnh việc đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, mở rộng chi nhánh ở các tỉnh thành, KFC còn lập kênh bán hàng trực tuyến, đặt hàng qua website hoặc các ứng dụng và được giao đồ ăn đến tận nhà.
Chiến lược marketing về quảng bá sản phẩm của KFC
Quảng cáo
KFC sử dụng các phương tiện quảng cáo vô cùng đa dạng: từ banner, quảng cáo trực tuyến… đến những Tiếp thị kỹ thuật số (Digital Marketing) trên Website, Facebook, Instagram… của hãng. Chính chiến lược này đã giúp cho hình ảnh KFC nhiều trước mặt công chúng, và thương hiệu dần trở thành cái tên quen thuộc với khách hàng.
Bên cạnh đó, KFC còn có rất nhiều chương trình khuyến mãi sản phẩm, giảm giá, voucher tích điểm…
Đọc thêm về Digital Marketing: Digital Marketing là gì ? 8 hình thức của Digital Marketing bạn nên nắm rõ
Quan hệ công chúng
KFC thường xuyên xuất hiện trước truyền thông với các hoạt động từ thiện như giúp đỡ trẻ em mồ côi, cơm tình nghĩa…, vừa giúp ích cho xã hội lại nâng cao hiệu quả truyền thông.
Đánh giá
KFC đã và đang là một trào lưu trong giới trẻ. Đến với KFC, khách hàng không chỉ nhằm đến món ăn hay sự phục vụ bởi sự chuyên nghiệp mà còn tiếp xúc với một phong cách hiện đại đang phổ biến trên thế giới. Với kinh nghiệm chinh phục nhiều thị trường, khi xâm nhập vào Việt Nam thì KFC cũng thể hiện được phong độ nhờ chiến lược Marketing thông minh và gặt hái thành công, khẳng định vị trí chuỗi thức ăn nhanh số 1 Việt Nam.
Lời kết
Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về chiến dịch Marketing của thương hiệu KFC tại Việt Nam. Cảm ơn bạn đã kiên nhẫn đọc bài viết. Cùng theo dõi Clibme để cập nhật những thông tin bổ ích ở các lĩnh vực khác nhau nhé!
Người thực hiện: Lê Ngọc Phượng
Mã sinh viên: 19051195
Lớp: INE3104-4