Biến động thương mại toàn cầu giữa các nước có nền kinh tế đã phát triển như Mỹ, EU và những nước có nền kinh tế lớn như Trung Quốc, Nga, đã có nhiều thay đổi lớn từ 2022
Nội dung bài viết
Biến động về thương mại giữa các nước lớn trên thế giới
Biến động về thương mại giữa trên thế giới đang có nhiều thay đổi sau khi covid19. Đặc biệt là trong năm 2022, Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt vào Ukraine đã làm cho quan dòng chảy thương mại toàn cầu thay đổi sâu sắc.
Covid-19 đã làm cho nền kinh tế Mỹ và EU suy yếu nay thêm sự tác động từ cuộc chiến Nga-Ukraine càng làm điều này thêm trầm trọng. Trong khi đó các quốc gia Châu Á thì đang có sự vươn lên mạnh mẽ đặc biệt là Trung Quốc, Ấn Độ.
Thêm vào đó, sau 2 năm covid cộng với tình hình căng thẳng tại Nga-Ukraine đã làm cho logistic cũng như chuỗi cung ứng trên phạm vi toàn cầu bị gián đoạn mạnh mẽ. Đặc biệt là chuỗi cung ứng tại Trung Quốc bởi nước này vẫn đang kiên trì theo đuổi chính sách je-rô covid.
Sau nhường ấy biến cố, thương mại quốc tế trong bối cảnh mới gặp rất nhiều khó khăn cũng như rào cản từ nhiều yếu tố khác nhau. Trong bối cảnh mới, nền kinh tế toàn cầu đang đứng trước một tương lai khá mù mịt, thương mại đóng vai trò rất quan trọng
Tốc độ tăng trưởng thương mại thế giới trong giai đoạn mới
Cuối năm 2021, tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực này đã ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng. Tuy nhiên, từ đầu năm 2022, tốc độ này đã chững lại. Nó được lý giải bởi đầu năm 2022, bóng ma omicron vẫn còn lay lắt ở một số quốc gia.
Đặc biệt là sự kiện bất ngờ khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc ở Ukraine đã đánh 1 đòn mạnh vào hàng hóa trao đổi giữa các nước. Đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu như lương thực, thực phẩm, xăng dầu, khí đốt. Điều này đã tác động tới nền kinh tế của nhiều quốc gia, đẩy lạm phát lên cao và gây ra nhiều khó khăn cho người dân.
Với tình hình thế giới hiện tại, thương mại toàn cầu thật khó để phục hồi như những gì đã xảy ra vào cuối năm 2021 do các yếu tố lạm phát, chiến tranh. Dẫu vậy, thương mại toàn cầu vẫn có thể tăng trưởng nhờ một số thị trường tiềm năng như Trung Quốc, Ấn Độ, Sing ga po, Indonesia, Việt Nam.
Ý nghĩa của thương mại quốc tế trong bối cảnh mới
Trong khi Mỹ và EU cùng các đồng minh khác cố gắng bao vây, cấm vận thương mại với Nga thì Trung Quốc, Ấn Độ cùng một số nước A Rập khác vẫn rộng cửa với hàng hóa Nga.
Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung chưa kết thúc, điều này vô tình làm cho các nước như Trung Quốc, Nga, Ấn Độ xích lại gần nhau hơn cùng một số nước Châu Á khác. Các quốc gia này đẩy mạnh thương mại qua lại lẫn nhau nhằm giảm thiểu sự tác động tiêu cực từ Mỹ và phương Tây. Điều này đã vô tình đẩy EU vào thế khó khi các mặt hàng thiết yếu tại đây tăng giá và lạm phát bắt đầu leo thang.
Và nhờ những chính sách tiêu cực của Mỹ và các đồng minh tác động tới Nga, Trung Quốc và nhiều quốc gia khác lại được hưởng lợi nhờ việc trở thành trung gian. Không những vậy, Trung Quốc, Ấn Độ còn được hưởng lợi từ giá dầu, khí đốt giá rẻ của Nga.
Chủ nghĩa bảo hộ thương mại
Trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng được đẩy mạnh trên phạm vi toàn thế giới thì đâu đó ở một số quốc gia họ vẫn muốn thiết lập một trật tự thế giới đơn cực. Cùng với đó là những hàng rào thuế quan kiểu mới nhằm hạn chế dòng chảy hàng hóa của nước khác vào thị trường nội địa nước mình.
Chủ nghĩa bảo hộ thương mại không chỉ kìm hãm thương mại giữa các quốc gia mà còn tác động xấu tới tình hình kinh tế của của các nước và toàn thế giới.
Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung 2022
Kể từ khi dưới thời ông Donald Trump, cuộc chiến thương mại Mỹ phát động đã ảnh hưởng rất lớn tới thương mại toàn cầu. Và tới thời của tổng thống Biden, Mỹ vẫn đang tiếp tục những chính sách này để kìm hãm thương mại của Trung quốc.
Dù Trung Quốc hiện tại đang là công xưởng của thế giới, hàng hóa của nước này rẻ tương đối và rất có lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên dưới tác động của phía Mỹ, thương mại của của đôi bên đều bị ảnh hưởng. Nó còn tác động tiêu cực tới bức tranh thương mại toàn cầu.
Việc Mỹ đánh thuế hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu qua Mỹ làm cho các doanh nghiệp nước này gặp khó khi xuất khẩu trực tiếp. Vì vậy, những thị trường xung quanh như Việt Nam, Ấn Độ, Indonesia, Singapore đã trở thành đầu mối trung gian nhằm đưa hàng hóa Trung Quốc tới trời Âu mà vẫn không bị đánh thuế cao.
Sau nhiều năm nhìn lại, cuộc chiến thương mại đã kéo dài nhưng nhìn chung nó không ảnh hưởng quá nhiều tới 2 quốc gia này. Dẫu vậy nó có ảnh hưởng rất lớn tới các nước khác và tới thương mại thế giới.
Cuộc chiến Nga-Ukraine tác động xấu tới dòng chảy thương mại toàn cầu
Thương mại toàn cầu bị chững lại khá nhiều bởi cuộc chiến tranh Nga-Ukraine. Nhiều mặt hàng hàng hóa chủ lực của Nga không thể xuất sang Châu Âu và ngược lại đã đặt ra nhiều vấn đề đối với thương mại toàn cầu.
Giờ đây, hàng hóa Nga vẫn sang được EU nhưng thông qua những con đường khác và giá cả của nó cũng sẽ khác. Trung Quốc, Ấn Độ đã chủ động mang hàng hóa Nga về rồi lại đưa qua EU với mức giá cao hơn, đẩy hàng hóa thiết yếu, lương thực thực phẩm ở đây tăng cao. Những chính sách của Mỹ và EU nhằm trừng phạt Nga giờ đây đang tác động tiêu cực lại chính với bản thân họ.
Xem thêm tại: https://clibme.com/xung-dot-nga-ukraine-anh-huong-den-nen-kinh-te-the-gioi/
Kết luận:
Thương mại toàn cầu trong những năm qua đã trải qua nhiều biến động khó khăn bởi các yếu tố khác nhau như dịch bệnh, chiến thanh, chủ nghĩa bảo hộ thương mại. Những khó khăn đã có, trong thời gian tới thương mại toàn cầu sẽ còn khó khăn hơn bởi tác động tiêu cực của những yếu tố được phân tích phía trên sẽ thấm đậm vào nền kinh tế các nước trong cuối năm 2022.
Xem thêm tại: https://clibme.com/bat-on-trong-cac-chinh-sach-kinh-te-moi/
Sinh viên thực hiện: Mai Đình Bình
Mã sinh viên: 20051226
Mã học phần: INE3104-2