FDI là gì? 4 điều quan trọng bạn cần biết

Từ lâu chúng ta đã nghe thấy khá nhiều về cụm từ vốn FDI trong các dự án đầu tư nước ngoài. Vậy có bao giờ bạn tự hỏi vốn FDI là gì? Nguồn vốn này có ưu nhược điểm gì và mang đến tác động ra sao đối với sự phát triển của nước nhà hay không? Đây sẽ là các thông tin quan trọng mà chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây để có được cái nhìn chi tiết nhất về dòng vốn lâu đời này nhé!

Từ lâu chúng ta đã nghe thấy khá nhiều về cụm từ vốn FDI trong các dự án đầu tư nước ngoài. Vậy có bao giờ bạn tự hỏi vốn FDI là gì? Nguồn vốn này có ưu nhược điểm gì và mang đến tác động ra sao đối với sự phát triển của nước nhà hay không? Đây sẽ là các thông tin quan trọng mà chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ngay sau đây để có được cái nhìn chi tiết nhất về dòng vốn lâu đời này nhé!

FDI là gì?

Theo Wikipedia, FDI (Foreign Direct Investment) là khoản tiền được sử dụng vào việc đầu tư trực tiếp tại nước ngoài dựa trên mục đích của chủ đầu tư hoặc theo tính chất riêng biệt của dòng vốn. FDI có thể được đầu tư bởi một cá nhân hoặc một tổ chức nhằm thu được quyền lợi lâu dài về cơ sở mà mình đã rót vốn xây dựng.

Cách đây hàng chục năm, dòng vốn FDI đã bắt đầu xuất hiện cùng với các hoạt động kinh tế đối ngoại và nhanh chóng khẳng định được vai trò của mình trong việc phát triển mối quan hệ hợp tác quốc tế. Theo thời gian, việc đầu tư vốn FDI đã trở thành một xu hướng phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới hiện nay.

Đặc điểm nổi bật của FDI

Vốn FDI sẽ quyết định quyền lợi và lợi nhuận được chia trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Không giống như các nguồn vốn khác như ODA, vốn FDI mang những đặc điểm riêng biệt giúp bạn rất dễ phân biệt. Cụ thể là:

Về nguồn vốn góp vào

  • Về nhà đầu tư: Mỗi một nhà đầu tư nước ngoài cần phải đóng góp lượng vốn ít nhất là từ 30% vốn pháp định để được cấp quyền quản lý dự án. Trong một số trường hợp đặc biệt, nguồn vốn góp vào của chủ đầu tư nước ngoài sẽ được nhà nước áp dụng quy định riêng.
  • Về nước tiếp nhận: Ngoài lượng vốn được nhà đầu tư đóng góp, số lượng vốn còn lại sẽ do nước tiếp nhận chịu trách nhiệm đóng góp.

Về quyền lợi liên quan

Quyền lợi quản lý và điều hành dự án hoặc doanh nghiệp FDI sẽ thay đổi dựa trên tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài. Chẳng hạn như:

  • Đối với khoản đầu tư 50 – 50%: Một nửa quyền quản lý và điều hành doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào nhà đầu tư nước ngoài. Một nửa quyền điều hành còn lại sẽ nằm trong tay người tiếp nhận.
  • Đối với khoản đầu tư 100% vốn nước ngoài: Nhà đầu tư bên ngoài sẽ nắm hoàn toàn quyền quản lý và điều hành dự án, doanh nghiệp. Tùy vào điều kiện riêng mà nhà đầu tư có thể trực tiếp kiểm soát doanh nghiệp hoặc thuê người quản lý vận hành gián tiếp.

Về tỷ lệ phân chia lợi nhuận

Tất nhiên theo quy định chung ai góp vốn vào doanh nghiệp nhiều hơn sẽ được phân chia lợi nhuận lớn hơn. Trong trường hợp cơ sở kinh doanh làm ăn thua lỗ, khoản lỗ này cũng được chia đều theo tỷ lệ góp vốn pháp định.

Các hình thức FDI hiện có tại Việt Nam

Tại Việt Nam hiện nay có 5 hình thức đầu tư vốn FDI được sử dụng phổ biến. Mỗi một hình thức đầu tư như thế sẽ có những đặc điểm phân biệt khác nhau như sau:

Horizontal FDI

Horizontal FDI là hình thức đầu tư theo chiều ngang dựa trên lợi thế ngành hàng sẵn có

Theo tiếng Việt Horizontal FDI nghĩa là đầu tư vốn theo chiều ngang dựa trên những lợi thế mà ngành hàng có sẵn để nhà đầu tư rót vốn vào đúng ngành hàng đó ở một nước khác. Lợi ích lớn nhất của hình thức đầu tư này là bạn có thể gia tăng lợi nhuận tối đa cho mình khi kinh doanh tại thị trường nước ngoài.

Vertical FDI

Vertical FDI hay còn gọi với cái tên khác là đầu tư theo chiều dọc. Phương thức đầu tư này chủ yếu nhắm đến việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên tại nước tiếp nhận đầu tư. Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài cũng có thể sử dụng triệt để nguồn nhân công và đất đai của đối tác để kiếm được lợi nhuận lớn trong tương lai.

Thông thường hình thức này được áp dụng đối với chủ đầu tư là các nước phát triển và nước tiếp nhận đầu tư là các quốc gia đang phát triển. Trong đó bao gồm cả Việt Nam chúng ta.

Đầu tư FDI dựa trên nguồn vốn sở hữu

  • Thành lập công ty liên doanh: Nghĩa là nhà đầu tư nước ngoài sẽ hợp tác với nhà đầu tư trong nước hoặc chính phủ của nước đó để thành lập nên một công ty liên doanh. Tất nhiên khi này quyền quản lý, điều hành và cả lợi nhuận có được đều phải chia đều cho các bên có liên quan.
  • Thành lập công ty vốn nước ngoài 100%: Những công ty này về danh nghĩa vẫn là doanh nghiệp trực thuộc quyền sở hữu của nhà nước FDI. Tuy nhiên, toàn bộ quá trình quản lý, vận hành công ty để cho ra kết quả kinh doanh sau cùng đều nằm hoàn toàn trong tay nhà đầu tư nước ngoài.

Thông thường các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ mang đầy đủ các đặc điểm sau đây:

  • Doanh nghiệp FDI mang pháp nhân Việt Nam và chịu sự chi phối lớn bởi hệ thống pháp luật Việt Nam dù được nhà đầu tư nước ngoài điều hành.
  • Tuy nhiên, doanh nghiệp này có đôi khi sẽ đưa ra các quyết định không phụ thuộc vào các điều khoản quy định của pháp luật Việt Nam. Vì xét cho cùng mọi quyền điều hành vẫn phần lớn phụ thuộc vào nhà đầu tư nước ngoài.

Đầu tư FDI dưới hình thức góp vốn trực tiếp hoặc mua cổ phần góp vốn

Bạn có thể đầu tư vốn trực tiếp hoặc mua cổ phiếu để đầu tư FDI

Đối với hình thức này nhà đầu tư sẽ có cho mình khá nhiều lựa chọn khác nhau. Một là bạn có thể góp vốn bằng tiền mặt trực tiếp vào công ty hoặc tổ chức kinh doanh. Hai là bạn sẽ bỏ tiền ra để mua cổ phiếu hoặc trái phiếu của công ty TNHH hoặc những công ty được thành lập dưới hình thức hợp doanh.

Lưu ý quan trọng bạn cần biết khi này là nhà đầu tư lựa chọn cách góp vốn nêu trên sẽ không đứng ra quản lý và điều hành công ty trực tiếp như ban hội đồng quản trị. Đổi lại bạn sẽ được chia sẻ lợi nhuận khi doanh nghiệp mình rót vốn làm ăn có lời.

Đầu tư FDI qua hợp đồng PPP

Đầu tư vốn FDI qua hợp đồng PPP là hình thức hợp tác giữa nhà đầu tư nước ngoài cùng với cơ quan chức năng có thẩm quyền tại quốc gia tiếp nhận đầu tư. Hai bên sẽ cùng nhau ký vào bản hợp đồng PPP để thực hiện một dự án xây dựng kết cấu hạ tầng, dịch vụ công cộng hoặc một dự án công nào đó.

Đầu tư vốn FDI bằng hợp đồng BCC

Khác với hình thức đầu tư qua hợp đồng PPP, đầu tư bằng hợp đồng BCC thường được thực hiện giữa các bên đều là những nhà đầu tư chuyên nghiệp. Mục đích của các nhà đầu tư khi ký hợp đồng BCC là họ sẽ cùng nhau chia sẻ lợi nhuận kinh doanh hoặc một sản phẩm có bản quyền nào đó của bên tham gia.

Một điều quan trọng bạn cần biết nữa là bản hợp đồng này sẽ có hiệu luật dân sự và được thực thi theo đúng luật dân sự tại quốc gia ký kết. Vì vậy, bạn cần phải tìm hiểu quy định của quốc gia sở tại trước khi ký vào hợp đồng BCC nhé.

Ưu và nhược điểm của FDI

Vốn FDI đem đến nhiều lợi ích cho nền kinh tế nước nhà nhưng cũng dễ gây ra tình trạng mất cân bằng nguồn vốn

Theo phân tích của giới chuyên gia, nguồn vốn FDI được rót vào bất kỳ quốc gia nào cũng sẽ có những ưu điểm và nhược điểm sau đây:

Ưu điểm

  • Vốn FDI không giống với hình thức cho vay thương mại hoặc khi doanh nghiệp phát hành trái phiếu ra nước ngoài. Do đó, nguồn vốn này không khiến cho chính phú hoặc doanh nghiệp tiếp nhận vốn phải gánh khoản nợ cao bao gồm cả tiền lãi bên trong.
  • Nếu nguồn vốn ODA thường kèm theo nhiều điều khoản ràng buộc cho nước tiếp nhận, thì vốn FDI ít khiến bạn phải gánh những trách nhiệm nặng nề. Bởi vì khi này nhà đầu tư nước ngoài sẽ tự bỏ tiền kinh doanh, quản lý và chịu mọi trách nhiệm về kết quả sau cùng.
  • Một điều tuyệt vời nữa là khi có trường hợp rủi ro xảy ra dẫn đến thua lỗ, nhà đầu tư nước ngoài sẽ cùng gánh vác trách nhiệm với các công ty trong nước tiếp nhận vốn đầu tư. Điều này giúp doanh nghiệp nội địa không phải tự mình gánh chịu thiệt hại quá lớn.
  • Cùng với nguồn vốn FDI từ ngoài chảy vào, doanh nghiệp trong nước sẽ có cơ hội được tiếp cận nhanh chóng với thị trường quốc tế rộng lớn hơn. Một khi bạn thâm nhập thành công vào thị trường này, sản lượng xuất khẩu của doanh nghiệp sẽ tăng cao và khả năng thích nghi của bạn cũng trở nên mạnh mẽ hơn trước sự thay đổi liên tục của thế giới.
  • Không mang tính chất ngắn hạn, vốn FDI có thể được duy trì lâu dài mà không bị giới hạn thời gian. Có nhiều trường hợp nguồn vốn này được rót vào một nền kinh tế phát triển thấp mãi cho đến khi nền kinh tế ấy đã có bước nhảy vọt mạnh mẽ và chuyển sang cấp độ cao hơn.

Nhược điểm

  • Nếu bạn lạm dụng quá nhiều vốn FDI, bạn sẽ gây ra tình trạng mất cân đối trong cơ cấu đầu tư. Lý do là vì khi này các doanh nghiệp trong nước chủ yếu sử dụng vốn nước ngoài và không còn mặn mà với việc huy động nguồn vốn trong nước nữa. Về lâu về dài, quốc gia tiếp nhận vốn FDI sẽ bị phụ thuộc lớn vào nước ngoài làm nền kinh tế mất dần đi tính độc lập, tự chủ.
  • Trên thực tế đã có những công ty sở hữu 100% vốn nước ngoài chơi chiêu bẩn như bán phá giá để loại bỏ đối thủ có nguồn vốn yếu hơn. Hành động này thậm chí còn dẫn đến tình trạng độc quyền, độc chiếm thị trường của doanh nghiệp nước ngoài khiến doanh nghiệp trong nước mất đi thị phần và khả năng cạnh tranh.
  • Một vấn đề nhức nhối mà chúng ta cũng cần đề cập qua là có không ít các đối tác nước ngoài mưu mô đã dùng thiết bị vật tư cũ kỹ, kém giá trị và đến hạn thanh lý để góp vốn vào doanh nghiệp trong nước. Việc làm này gay hại rất lớn đến nền kinh tế của quốc gia tiếp nhận nguồn vốn FDI.
  • Thường thì các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ có sức mạnh tài chính lớn hơn doanh nghiệp trong nước dẫn đến tình trạng chênh lệch thu nhập cao. Tất nhiên hậu quả sau cùng chính là sự phân hóa giàu nghèo và sự phân tầng đẳng cấp trong các tầng lớp người dân sẽ ngày một tăng cao.

Những câu hỏi thường gặp về FDI

 

Vốn FDI tập trung vào những lĩnh vực nào nhiều nhất hiện nay? Nhà đầu tư cần điều kiện gì để rót vốn FDI?

Suốt thời gian qua, có khá nhiều câu hỏi về nguồn vốn FDI. Dưới đây là những câu hỏi phổ biến nhất được rất nhiều người thắc mắc:

Khi muốn đầu tư FDI bằng hợp đồng BCC, nhà đầu tư cần phải có điều kiện gì kèm theo hay không?

Đối với hình thức đầu tư này thì nhà đầu tư trong nước hay người tiếp nhận đầu tư nước ngoài, phải nghiêm chỉnh chấp hành quy định phát luật về nghĩa vụ dân sự của mình. Còn với nhà đầu tư nước ngoài, thì đương sự cần phải tiến hành thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư tại quốc gia sở tại và cung cấp đầy đủ chứng từ này cho cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Đối với nhà đầu tư nước ngoài chi góp vốn dưới 10%, chủ đầu tư có cần phải thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư tại Việt Nam hay không?

Theo Điều 3, Điều 22, Điều 23 Luật Đầu Tư thì chỉ những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài từ 51% trở lên mới cần thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư. Trường hợp doanh nghiệp hoặc dự án có vốn đầu tư nước ngoài dưới mức này sẽ không cần thực hiện thủ tục rườm rà.

Hiện nay, những lĩnh vực nào thu hút vốn đầu tư FDI nhiều nhất nước ta

Tính chung trên cả nước hiện có gần 20 lĩnh vực thu hút đầu tư FDI nhiều nhất. Lọt trong top 5 các lĩnh vực hot cần phải kể đến là công nghiệp chế biến – chế tạo, kinh doanh bất động sản, sản xuất và phân phối điện – khí – nước – điều hòa, dịch vụ lưu trú – Ẩm thực và lĩnh vực đầu tư xây dựng.

Nếu bạn còn có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến vốn FDI hãy để lại câu hỏi cho chúng tôi. Mọi thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp nhanh chóng để bạn dễ dàng nắm được bản chất của dòng vốn này trong con đường kinh doanh sắp tới.

Tham khảo các nội dung khác về Kinh tế Quốc tế:

Hiệp định RCEP: 1 miếng bánh ngon hay mồi câu của Trung Quốc

Phụ thuộc vào xuất khẩu của khu vực FDI: 3 Rủi ro shock – Special Alert

EVFTA – “Trái ngọt” kết tinh sau 10 năm nỗ lực không ngừng nghỉ

Tham khảo thêm về FDI tại:

Xử lý xung đột phát sinh trong quá trình thu hút vốn đầu tư FDI

Thu hút FDI chất lượng cao: Cần lực, đà và thế

Việt Nam vẫn là điểm đến đầu tư hấp dẫn

 

Người thực hiện: Nguyễn Hương Giang

MSV: 20050011

Lớp: INE3104 3