Xu hướng global sourcing của ngành thời trang giai đoạn Covid-19

Global sourcing là gì?

Global sourcing được coi là một xu hướng tất yếu khi toàn cầu hoá và công nghệ phát triển ngày càng mạnh mẽ, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ với bạn những thông tin cơ bản nhưng cần thiết nhất về global sourcing, cũng như ứng dụng của xu hướng thu mua cung ứng này trong ngành thời trang giai đoạn Covid-19.

1. Global sourcing là gì?

Global sourcing (thu mua cung ứng toàn cầu) là một chiến lược mua sắm trong đó một doanh nghiệp mua hàng hoá và dịch vụ từ các thị trường quốc tế qua các ranh giới địa chính trị bằng cách sử dụng nguồn nguyên liệu thô hoặc nguồn lao động tay nghề cao với chi phí thấp. 

Định nghĩa của global sourcing (thu mua cung ứng toàn cầu)

Hình dung về global sourcing

Như vậy, global sourcing được hiểu là việc mua hàng từ các nhà cung cấp bên ngoài quốc gia của mình. Đây là một thành phần thiết yếu cho bộ phận mua hàng và tạo ra các lợi ích cho doanh nghiệp thu mua.

Global sourcing đã và đang trở thành một vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm do những ưu thế nó mang lại, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch Covid-19 bùng nổ dẫn đến sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng, ảnh hưởng đến tính liên tục của hoạt động kinh doanh. 

2. Global sourcing mang lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp?

Gia tăng trong nhu cầu quốc tế tăng dẫn đến gia tăng trong cạnh tranh. Do đó các doanh nghiệp cần bắt kịp những tiến bộ công nghệ, hạ giá thành sản phẩm và cung cấp dịch vụ chất lượng hơn ở tất cả các cấp của chuỗi giá trị. Vì vậy, áp dụng xu hướng global sourcing có thể giúp doanh nghiệp khai thác nguồn lực, kỹ năng và công nghệ tiên tiến không có sẵn tại quốc gia của họ.

Để nâng cao doanh số bán hàng, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn ứng dụng global sourcing – chuyển các quy trình sử dụng nhiều nhân công của mình sang các quốc gia đang phát triển với chi phí thấp hơn. Do đó, global sourcing không chỉ tận dụng được nguồn nhân công rẻ hơn để giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm, mà còn sản xuất được lượng lớn hàng hoá với tốc độ nhanh hơn và tăng năng lực sản xuất.

Global sourcing mang lại lợi ích do nguồn nhân công rẻ

Lợi ích global sourcing mang lại 

Ngoài ra, với mỗi lợi thế cạnh tranh sở hữu bởi một quốc gia, nguồn cung ứng toàn cầu có thể cung cấp sức mạnh để xác định các nguồn lực, kỹ năng và năng lực cho doanh nghiệp. Việc áp dụng global sourcing khiến các sản phẩm và dịch vụ vẫn có thể đạt được mức giá rẻ hơn ngay cả khi đã tính thuế bổ sung và các chi phí vận chuyển.

3. Xu hướng global sourcing của ngành thời trang 

Ảnh hưởng của Covid-19 lên ngành công nghiệp thời trang 

Khi Covid-19 phát triển thành đại dịch, nguồn cung gián đoạn và nhu cầu giảm dẫn đến khối lượng tìm nguồn cung ứng bị cắt giảm mạnh. Trái với dự báo tăng trưởng dương 3-4%, doanh thu của lĩnh vực thời trang ước tính giảm 27-30% năm 2020. Các doanh nghiệp phải đối mặt với thách thức phản ứng nhanh với tác động của việc đóng cửa cửa hàng, tâm lý người dùng suy giảm, hàng cũ tồn kho làm tắc nghẽn hệ thống và ngừng sản xuất.

Mặc dù nhận định về sự cần thiết của việc thay đổi nguồn cung ứng đã tăng lên, ngành thời trang vẫn còn chậm trong việc thích ứng và thực hiện những thay đổi cần thiết để giải quyết các vấn đề tồn đọng. Covid-19 chính là một nhân tố tạo cơ hội cho việc định hình lại, khi sự gián đoạn chuỗi cung ứng đã thúc đẩy sự chuyển dịch sang mô hình global sourcing với nguồn cung ứng bền vững.

Định hình các hoạt động của ngành  

Các công ty thời trang cần định hình bản đồ nguồn cung ứng để cân bằng giữa rủi ro, chi phí và tính linh hoạt, gồm đa dạng hóa các chiến lược thu mua từ các quốc gia, thực hiện nearshoring (cung ứng gần) và dual shoring (cung ứng kép), và hướng tới một chuỗi giá trị tích hợp. 

Trong thời gian tới, xu hướng global sourcing có thể sẽ chuyển từ Trung Quốc sang các nước châu Á khác. Đồng thời, nhu cầu về sự nhanh nhạy và giảm thiểu rủi ro đang thúc đẩy sự phát triển chuỗi cung ứng khu vực và nearshoring. Các cụm sản xuất hàng may mặc với năng lực và quy mô lớn sẽ xuất hiện nhiều ở thị trường sở tại hơn, ví dụ như Đông Âu và Trung Mỹ. Các chuỗi cung ứng khu vực tích hợp sẽ được phát triển, giảm sự phụ thuộc vào nhập khẩu vải quốc tế.

Covid-19 dẫn đến sự gián đoạn trong nguồn cung ứng ngắn hạn. Xu hướng global sourcing hiện nay đã có những sự thay đổi đáng kể so với trước đại dịch.  Theo khảo sát của McKinsey trên hơn 100 công ty may mặc ở Bắc Mỹ và Tây Âu, trong khi trước dịch Covid-19 không có công ty nào có kế hoạch tăng thu mua cung ứng từ Trung Quốc trong 5 năm tới, thì hiện tại 13% số công ty đã dự kiến tăng tỷ trọng giá trị từ Trung Quốc.

Điều này cho thấy xu hướng chuyển nguồn thu mua cung ứng ra khỏi Trung Quốc đã bị dịch bệnh làm chậm lại. Ngoài ra, sự hội nhập chuỗi giá trị mạnh mẽ ở Trung Quốc khiến việc tiếp cận nguyên liệu thô ít bị gián đoạn hơn so với các quốc gia sản xuất thời trang phụ thuộc vào chuỗi giá trị liên kết toàn cầu. 

Cho đến nay, các thị trường cung ứng ở Đông Nam Á ít bị gián đoạn hơn và dự kiến sẽ tăng thị phần so với 5 năm trước Covid-19. Ngược lại, dịch Covid-19 đã dẫn đến sự đảo ngược xu hướng trung hạn ở Bangladesh với khoảng một phần ba công ty dự đoán khối lượng thu mua giảm.

Đông Nam Á được cho là một thị trường hấp dẫn sau dịch Covid-19

Đông Nam Á là điểm đến lý tưởng trong xu hướng global sourcing sau Covid-19

Các nhà quản lý thu mua cung ứng cũng đang tìm cách đưa sản xuất về gần thị trường quê nhà hơn, có nghĩa là nearshoring sẽ được ưa chuộng hơn trong thời gian tới. Thổ Nhĩ Kỳ là nước được hưởng lợi nhiều nhất, do vị trí địa lý của nước này nằm ở giao điểm của 3 châu lục – châu Á, châu Âu và châu Phi. Việc áp dụng nearshoring sẽ giúp tối ưu hóa vận chuyển và rút ngắn tuyến đường vận chuyển.

Xu hướng cung ứng bền vững và chuyển đổi số trong global sourcing

Nguồn cung ứng bền vững là một điều kiện bắt buộc trong giai đoạn đại dịch khi tính bền vững về xã hội và môi trường đang trở thành xu hướng chủ đạo trong trạng thái bình thường mới. Trong giai đoạn đại dịch, người tiêu dùng đã cho thấy sự quan tâm với tính bền vững và đòi hỏi những hoạt động mang tính bền vững từ các doanh nghiệp. 

Các công ty buộc phải đổi mới quy trình và hoạt động trong cuộc khủng hoảng do đại dịch. Hiệu quả của các nhóm chức năng ảo khiến các nhà kinh doanh không còn bị ràng buộc bởi các biên giới vật lý. Trong tương lai, mức độ cần thiết của việc công tác và gặp gỡ trực tiếp có thể sẽ thay đổi.

Sự đổi mới được mở rộng trong toàn bộ chuỗi giá trị thời trang: từ thiết kế (thiết kế 3D, lập kế hoạch AI) đến bán hàng và lập kế hoạch (lấy mẫu ảo, ký hiệu video); bán trong B2B (bán kỹ thuật số, phòng trưng bày ảo); tìm nguồn cung ứng và chuỗi cung ứng (tuyển dụng gần, tích hợp nhà cung cấp); và sự tham gia của người tiêu dùng (triển lãm ảo, bán hàng qua mạng xã hội). 

​​Việc sử dụng công nghệ đang dần phổ biến trong xu hướng global sourcing của các doanh nghiệp thời trang giai đoạn Covid-19

Ngành thời trang áp dụng công nghệ trong xu hướng global sourcing sau Covid-19

Phối hợp thiết kế 3D và họp trực tuyến để phê duyệt mẫu là những xu hướng hứa hẹn nhất, vì gần một nửa số giám đốc thu mua cung ứng có kế hoạch thực hiện thông lệ này trong tổ chức của họ.

Với các lệnh hạn chế đi lại và môi trường liên tục biến động, các nhà bán lẻ và thương hiệu đang thử nghiệm các công cụ phân tích và kỹ thuật số. Việc hợp tác phát triển sản phẩm và tận dụng họp trực tuyến để phê duyệt mẫu thiết kế có thể giảm tần suất đi công tác trong tương lai. Số hóa quy trình phát triển sản phẩm sẽ trở nên phổ biến sau khi cuộc khủng hoảng kết thúc. 

 

KẾT LUẬN

Có thể thấy, global sourcing đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển của các doanh nghiệp. Chính vì vậy, các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thời trang trong Covid-19 cần có những giải pháp hợp lý để cơ cấu lại chuỗi cung ứng, hướng đến xu hướng global sourcing bền vững, linh hoạt và hiện đại.

 

Tham khảo về global sourcing tại: Global sourcing – Wikipedia 

Tham khảo các bài viết khác về chủ đề Logistics và SCM tại:

Lê Thục Linh

17040603

QH2018E – KTQT-NN