Thị trường tiền điện tử ngày càng phát triển với số lượng những đồng coin sắp lên sàn gia tăng hàng năm. Đầu tư tiền điện tử mới lên sàn cũng là một chiến lược đầu tư hiệu quả do đa phần các loại tiền điện tử sắp lên sàn đều có xu hướng tăng giá mạnh. Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu với các bạn top 5 đồng tiền điện tử đang phát triển vượt bậc được quan tâm và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới và những rủi ro có thế gặp khi đầu tư vào những đồng tiền này.
Nội dung bài viết
1. Khái niệm tiền điện tử là gì?
Tiền điện tử là gì?
Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa quy định cụ thể về thuật ngữ tiền điện tử là gì.
Tuy nhiên, căn cứ vào nhu cầu sử dụng của xã hội có thể hiểu tiền điện tử được hiểu là tiền đã được mã hóa, tạo thành từ những bit số, được sử dụng trong môi trường điện tử để giao dịch, có hệ thống thông tin bao gồm hệ thống mạng nội bộ, internet và phương tiện điện tử để lưu trữ của nhà phát hành.
Tiền điện tử được tạo ra bằng cách đào và sử dụng mật mã học để lưu trữ các giao dịch, sử dụng công nghệ blockchain phi tập trung.
Phân loại tiền điện tử?
Có nhiều loại tiền điện tử khác nhau nhưng chủ yếu được phân loại thành ba loại sau: Tiền điện tử pháp định (fiat money), Tiền ảo (virtual money), Tiền mã hóa (cryptocurrency). Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu chính về các đồng tiền mã hóa.
Tiền mã hóa (cryptocurrency) còn được gọi là tiền mật tính điện tử, là một tài sản kỹ thuật số được thiết kế để làm việc như là một trung gian trao đổi nhưng sử dụng mật mã để bảo đảm các giao dịch của nó, kiểm soát việc tạo ra các đơn vị bổ sung và để xác minh việc chuyển giao tài sản. Tiền mã hóa dựa trên nền tảng công nghệ dữ liệu chuỗi khối (blockchain)-một sổ cái công cộng khổng lồ liệt kê tất cả các giao dịch được xác thực bởi một hệ thống máy tính kết nối toàn cầu.
Tiền mã hóa được xây dựng dựa trên những thuật toán phức tạp, trong đó cho phép các giao dịch được thực hiện trực tiếp giữa người gửi và người nhận mà không cần có sự kiểm soát của chính phủ, ngân hàng hay các tổ chức tài chính mà vẫn bảo đảm tính an toàn và chính xác của giao dịch. Chính vì thế, tiền mã hóa có bản chất phi tập trung. Tiền mã hóa không được phát hành bởi bất kỳ tổ chức hay ngân hàng trung ương nào, về mặt lý thuyết nó miễn nhiễm với sự can thiệp hoặc kiểm soát của chính phủ.
Sự ra đời của tiền mã hóa đã đánh dấu bước ngoặt lịch sử về hình thức thanh toán điện tử. Bitcoin là đồng tiền mã hóa đầu tiên được tạo ra năm 2009. Kể từ đó, nhiều loại tiền mã hóa khác đã được tạo ra. Chúng thường được gọi là Altcoin. Bitcoin và các dẫn xuất của nó được kiểm soát phi tập trung, sử dụng cơ sở dữ liệu giao dịch blockchain của bitcoin trong vai trò như một sổ cái lưu trữ dạng phân tán. Tiền mã hóa có thể được mua và bán trên các sàn giao dịch mở, được gọi là các sàn giao dịch tiền mã hóa.
2. Giá tiền điện tử hiện nay
Thị trường tiền điện tử đã trải qua một sự phát triển mạnh mẽ đáng chú ý trong những năm gần đây. Từ khi Bitcoin xuất hiện và gây tiếng vang vào năm 2009, thị trường này đã trở thành một cỗ máy vận động không ngừng, thu hút sự quan tâm từ giới đầu tư, doanh nghiệp, và cả công chúng. Quy mô thị trường tiền điện tử về giá trị giao dịch dự kiến sẽ tăng từ 1,33 nghìn tỷ USD vào năm 2023 lên 5,02 nghìn tỷ USD vào năm 2028, với tốc độ CAGR là 30.40% trong giai đoạn dự báo (2023-2028).
Giá trị của thị trường tiền điện tử ghi nhận đến tháng 01/2023 là khoảng 900 tỷ USD.
3. Một số rủi ro khi đầu tư vào tiền điện tử và cách giảm thiểu rủi ro
Không có luật cụ thể cho các sàn giao dịch
Không giống như thị trường chứng khoán vốn được sự kiểm soát chặt chẽ bởi các cơ quan chính phủ với vô số luật và quy định chặt chẽ, thị trường tiền điện tử khá tự do, hầu như không có một hạn chế gì để coin có thể được lên các sàn, thậm chí không quá khó khăn để có thể tạo ra một sàn giao dịch cho các loại tiền điện tử.
Có những sàn tìm cách giữ uy tín bằng việc giới hạn chỉ những coin đáng tin cậy mới được đem giao dịch, có nhiều sàn khá dễ dãi trong việc chấp nhận rất nhiều loại coin. Có những sàn thu phí giao dịch, cũng có những sàn không thu phí giao dịch nên thông tin thống kê về dung lượng giao dịch có thể không chính xác.
Nguy cơ thao túng thị trường
Việc thực hiện những thủ thuật để thao túng thị trường trên các sàn giao dịch tiền kỹ thuật số là không mấy khó khăn.
Những phần mềm rô bốt trên sàn được lập trình ra có thể cho phép những người chủ của nó tha hồ tạo ra những giao dịch ảo nhằm nâng giá hoặc hạ giá. Không những vậy người ta còn công khai mua bán các con rô bốt và cho thuê chúng cho những người cần.
Cộng với việc nhiều sàn không tính phí giao dịch nên người ta tha hồ đặt các giao dịch ảo để làm cho dung lượng giao dịch của một loại coin mới trông như rất nhiều nhưng thực ra chỉ là các giao dịch ảo của các rô bốt đó với nhau.
Hacker và vấn đề bảo mật của các sàn
Do không có luật hay quy định nào ràng buộc trách nhiệm cụ thể của các sàn, nên nếu sàn bị hack thì đối với những sàn lớn, họ có thể có những đền bù nào đó, còn lại có lẽ hầu hết các sàn bị hack thì không thể nào lấy gì đền bù cho khách hàng. Cụ thể trường hợp một sàn Bitcoin rất lớn đã bị sập năm 2014 là Mt. Gox – do bị hacker xâm nhập và đánh cắp đi toàn bộ số Bitcoin của người dùng tải lên sàn.
Các sàn nhỏ yếu tố bảo mật còn kém hơn rất nhiều. Việc một sàn hỗ trợ nhiều loại coin cũng chứa đựng nhiều rủi ro, vì có người lập ra một loại coin ảo để cài mã độc vào máy của sàn giao dịch với mục đích rút tiền của các ví tiền khác.
Quá dễ để sao chép các tính năng của nhau
Một loại tiền kỹ thuật số có được một công nghệ tiên tiến được nhiều người đánh giá rất cao, nhưng khi được công bố thì mã nguồn của nó được công khai và người ta chỉ cần vài thao tác là có thể tạo ra một loại coin mới từ nó.
Ngoài ra, một loại coin có sẵn cũng có thể sao chép tính năng của những coin khác nên về mặt kỹ thuật, người ta có thể sao chép của nhau hoặc nhân bản ra coin mới là tương đối dễ dàng.
Rất khó rút tiền thông thường nhất là khi thị trường hoảng loạn
Việc mua bán tiền kỹ thuật số trải qua một số công đoạn nhất định, thường người ta giao dịch trao đổi giữa các loại coin với nhau chứ ít giao dịch coin sang tiền thông thường. Nhất là ở Việt Nam việc giao dịch bằng tiền thông thường là rất khó khăn và mất nhiều thời gian.
Do đó, nếu thị trường có tin xấu làm giá cả đồng loạt giảm xuống thì có rất nhiều người bán ra và rất ít người mua coin, cho nên sẽ rất khó khăn nếu khi thị trường hoảng loạn mà rút ra tiền mặt thông thường.
Những rủi ro liên quan đến việc bảo quản coin của bạn
Ngoài các yếu tố rủi ro trên, việc bảo quản coin của bạn cũng có thể có những rủi ro nhất định như hỏng máy, hỏng ổ đĩa, quên mật khẩu, không đặt mật khẩu nên bị người khác lấy mất, Hacker thâm nhập máy và chuyển mất tiền, bị lừa qua mạng.
Vì vậy, trước khi đầu tư vào bất kỳ loại tiền điện tử nào, hãy đảm bảo bạn hiểu rõ về dự án, công nghệ cơ bản, và rủi ro liên quan. Hãy tìm hiểu từ các nguồn tin đáng tin cậy và nắm vững kiến thức. Đặc biệt, hãy đặt ra kế hoạch đầu tư hợp lý, không đầu tư quá mức có thể mất và luôn duy trì sự thận trọng.
Khi sử dụng tiền điện tử, bảo mật là điều quan trọng hàng đầu. Hãy lưu trữ mật khẩu và thông tin quan trọng một cách an toàn, hạn chế chia sẻ thông tin cá nhân, và tìm hiểu về các biện pháp bảo mật mà ví tiền điện tử cung cấp.
Cuối cùng, hãy luôn cập nhật thông tin về thị trường tiền điện tử, theo dõi các dự án và xu hướng mới, và học hỏi từ kinh nghiệm của người khác. Sự tự tin và hiểu biết đúng đắn là chìa khóa để tận hưởng lợi ích và tham gia vào cuộc cách mạng tiền điện tử.
** Đọc thêm: 5 lưu ý cần nắm rõ khi đầu tư tiền điện tử
4. Top 5 các loại tiền điện tử phổ biến và đáng đầu tư nhất hiện nay
1. Bitcoin (BTC)
Bitcoin (BTC) ra đời vào năm 2009 với bản whitepaper của người giấu mặt Satoshi Nakamoto. Đây là đồng tiền điện tử đầu tiên và vẫn là nguồn cảm hứng cho toàn bộ ngành. Sự xuất hiện của Bitcoin đã tạo ra một phần của sự thay đổi cuộc sống và giao dịch tài chính toàn cầu, thúc đẩy sự phát triển của công nghệ blockchain.
Bitcoin có tính năng phi tập trung, không cần sự can thiệp của bất kỳ tổ chức tài chính nào, và có nguồn cung hạn chế, tạo ra sự khan hiếm. Tuy nhiên, điểm yếu của Bitcoin là tốc độ giao dịch thấp và mạng có thể bị quá tải trong một số trường hợp.
Khi Bitcoin được giới thiệu lần đầu tiên, chúng ta vẫn chưa thể dùng nó vào việc gì. Nhưng hiện tại, bạn có thể mua hầu hết mọi thứ. Ví dụ, các ông lớn như Microsoft và Dell chấp nhận thanh toán BTC cho nhiều dòng sản phẩm và nội dung kỹ thuật số của mình.
Một số các lựa chọn khác như đặt phòng khách sạn hoặc mua hàng, thanh toán hóa đơn nhà hàng, quán bar, đi hẹn hò, mua thẻ quà tặng, đặt cược tiền tại sòng casino hoặc là đóng góp từ thiện. Ngoài ra cũng có một loạt các thị trường trực tuyến buôn bán mọi thứ từ hóa chất cấm cho đến những món đồ xa xỉ cao cấp.
Bitcoin hiện vẫn là một hình thức thanh toán tương đối phức tạp và mới lạ, vì vậy việc chi tiêu bằng đồng này khá hạn hẹp. Song, càng ngày có nhiều hơn các doanh nghiệp từ các shop cà phê nhỏ cho đến các ngành công nghiệp lớn đang chấp nhận thanh toán BTC.
Ngoài ra, do tỷ giá biến động liên tục, Bitcoin đang là một trong những lựa chọn đầu tư béo bở.
2. Ethereum (ETH)
Giải pháp thay thế Bitcoin đầu tiên phải kể tới Ethereum (ETH). Đây là nền tảng phần mềm phi tập trung cho phép xây dựng và chạy các hợp đồng thông minh và ứng dụng phi tập trung (dApps) mà không có bất kỳ thời gian ngừng hoạt động, gian lận, kiểm soát hoặc can thiệp nào từ bên thứ ba.
Mục tiêu đằng sau Ethereum là tạo ra một bộ sản phẩm tài chính phi tập trung mà bất kỳ ai trên thế giới đều có thể tự do truy cập, bất kể quốc tịch, sắc tộc hay tín ngưỡng nào.
Khía cạnh này làm cho đồng ETH trở nên hấp dẫn hơn đối với người dân ở một số quốc gia vì những người không có cơ sở hạ tầng nhà nước và giấy tờ tùy thân vẫn có thể truy cập vào tài khoản ngân hàng, khoản vay, bảo hiểm hoặc nhiều sản phẩm tài chính khác.
Ethereum sử dụng ether, mã thông báo mật mã dành riêng cho nền tảng của nó. Ether (ETH) được sử dụng để thanh toán cho những người xác thực, người đã đặt cọc tiền cho công việc trong chuỗi khối, như một phương thức thanh toán ngoài chuỗi và một khoản đầu tư của nhà đầu cơ.
Vào ngày 15 tháng 9 năm 2022, Ethereum đã hoàn thành quá trình chuyển đổi được mong đợi từ lâu sang phương thức xác thực bằng chứng cổ phần (PoS). PoS ít tốn năng lượng hơn nhờ khuyến khích loại bỏ việc khai thác, làm cho chuỗi khối hoạt động hiệu quả hơn và cho phép mở rộng quy mô tốt hơn.
Ether (ETH), ra mắt vào năm 2015, hiện là loại tiền kỹ thuật số lớn thứ hai theo vốn hóa thị trường, chỉ sau Bitcoin. Tuy nhiên, giao dịch ở mức khoảng 1.652 USD mỗi ETH tính đến ngày 25 tháng 8 năm 2023, vốn hóa thị trường của Ether gần 199 tỷ USD, chưa bằng một nửa so với Bitcoin.
3. Tether (USDT)
Tether (USDT) là một trong những loại stablecoin đầu tiên và phổ biến nhất – tiền điện tử thay thế nhằm mục đích gắn giá trị thị trường của chúng với một loại tiền tệ hoặc điểm tham chiếu bên ngoài khác để giảm biến động.
Bởi vì hầu hết các loại tiền kỹ thuật số, ngay cả những loại tiền lớn như Bitcoin, thường xuyên trải qua những giai đoạn biến động mạnh mẽ, Tether và một số loại tiền ổn định khác đã cố gắng làm nhẹ đi những biến động về giá để thu hút những người dùng thận trọng.
Giá của Tether được gắn trực tiếp với đồng đô la Mỹ. Hệ thống này cho phép người dùng dễ dàng thực hiện chuyển tiền từ tiền điện tử sang đô la Mỹ một cách kịp thời, nhanh chóng hơn.
Ra mắt vào năm 2014, Tether tự mô tả mình là “một nền tảng hỗ trợ blockchain … để giúp việc sử dụng tiền kỹ thuật số dễ dàng hơn”. Thực tế, loại tiền điện tử này cho phép các cá nhân sử dụng mạng blockchain và những công nghệ liên quan để giao dịch bằng tiền tệ truyền thống, đồng thời giảm thiểu sự biến động và độ phức tạp liên quan đến tiền tệ kỹ thuật số.
Vào ngày 22 tháng 7 năm 2023, Tether là loại tiền điện tử lớn thứ ba theo vốn hóa thị trường, 83,8 tỷ USD và giá trị mỗi mã thông báo là 1,00 USD.
4. Binance Coin (BNB)
Binance Coin (BNB) là một loại tiền điện tử tiện ích hoạt động như một phương thức thanh toán các khoản phí liên quan đến giao dịch trên Sàn giao dịch Binance. Đây là loại tiền điện tử lớn thứ ba theo vốn hóa thị trường. Những người sử dụng token làm phương tiện thanh toán để trao đổi có thể giao dịch với giá chiết khấu.
Blockchain của Binance Coin cũng là nền tảng mà sàn giao dịch phi tập trung của Binance hoạt động. Sàn giao dịch Binance được thành lập bởi Changpeng Zhao và là một trong những sàn giao dịch được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới được tính toán dựa trên khối lượng giao dịch.
Binance Coin ban đầu là mã thông báo ERC-20 hoạt động trên chuỗi khối Ethereum. Sau đó, nó đã khởi chạy một mạng chính và sử dụng mô hình đồng thuận PoS (Proof of Stake).
Vào ngày 22 tháng 7 năm 2023, Binance Coin có vốn hóa thị trường là 37,3 tỷ USD, với một BNB trị giá khoảng 242,55 USD.
5. XRP
XRP là mã thông báo gốc cho Sổ cái XRP, được Ripple (một công ty hoạt động trong hệ thống thanh toán theo thời gian thực và sử dụng mạng lưới trao đổi để chuyển tiền tệ) tạo ra như một hệ thống thanh toán vào năm 2012.
Sổ cái XRP sử dụng cơ chế đồng thuận được gọi là Giao thức đồng thuận sổ cái XRP, không sử dụng bằng chứng công việc hoặc bằng chứng cổ phần để có được sự đồng thuận và xác nhận. Thay vào đó, các ứng dụng khách ký và gửi giao dịch đến máy chủ sổ cái. Máy chủ sẽ so sánh giao dịch và kết luận xem chúng có phù hợp để ghi vào sổ cái hay không.
Sau đó, máy chủ gửi ứng viên giao dịch đến người xác thực để kiểm tra và đồng ý rằng các máy chủ đã thực hiện đúng giao dịch và ghi lại phiên bản sổ cái.
Vào ngày 22 tháng 7 năm 2023, XRP có vốn hóa thị trường khoảng 39,3 tỷ USD và giao dịch ở khoảng 0,74 USD.
Kết luận
Trong bài viết này, chúng ta đã đi qua top 5 loại tiền nên đầu tư nhất hiện nay và các rủi ro cũng như các lưu ý khi đầu tư vào tiền điện tử. Từ sự phổ biến của Bitcoin, sự đột phá của Ethereum trong dự án DeFi, đến tích hợp của Binance Coin trong hệ thống Binance, mỗi loại tiền điện tử mang trong mình những giá trị và tầm quan trọng riêng, đóng góp vào sự phát triển hơn nữa của ngành tiền điện tử.
** Bài viết đọc thêm:
SINH VIÊN THỰC HIỆN
Hoàng Ánh Dương
Mã sinh viên: 21050821
Lớp: QH-2021-E KTQT CLC2
Pingback: Ví tiền điện tử - Nơi lưu trữ tiền điện tử an toàn. Top 6 ví tiền điện tử uy tín
Bài viết rất thiết thực và cung cấp nhiều thông tin bổ ích.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này.
Bài đăng hay quá! Hi vọng tác giả ra nhiều bài viết hơn.
Bài đăng hay quá! Hi vọng tác giả ra nhiều bài viết hơn.
Cảm ơn bạn đã đọc bài viết này.