Trong bối cảnh môi trường kinh doanh ngày nay, nơi mà tốc độ và độ chính xác là chìa khóa quyết định, lĩnh vực logistics đang chứng kiến một cuộc cách mạng đầy hứa hẹn, nhờ vào sự gia nhập của một công nghệ đột phá: Blockchain. Xuất phát từ thế giới của tiền điện tử, Blockchain không chỉ đánh bại những giới hạn truyền thống mà còn mở ra cánh cửa cho những ứng dụng rộng lớn trong lĩnh vực quản lý chuỗi cung ứng và logistics.
Bài viết này sẽ đưa bạn qua hành trình khám phá về xu hướng ứng dụng công nghệ Blockchain trong lĩnh vực logistics, đồng thời nghiên cứu những tiềm năng và thách thức mà nó mang lại. Chúng ta sẽ cùng nhìn nhận cách mà Blockchain không chỉ là một công nghệ mới, mà là một “lực lượng biến đổi” đang làm thay đổi bản chất của quá trình vận chuyển và quản lý hàng hóa.
Nội dung bài viết
1. Công nghệ Blockchain là gì ?
Công nghệ blockchain hay còn gọi là chuỗi khối, là một cơ sở dữ liệu phân cấp, đóng vai trò lưu trữ thông tin trong các khối thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa. Đây là một công nghệ truyền tải dữ liệu an toàn, được mở rộng theo thời gian. Blockchain được thiết kế để chống lại viêc thay đổi của dữ liệu. Sở hữu tính năng đặc biệt trong việc truyền tải dữ liệu, không cần đòi hỏi trung gian để xác nhận thông tin, hệ thống này tồn tại rất nhiều nút, có khả năng độc lập xác thực thông tin.
Thông tin trong Blockchain không thể bị thay đổi, chúng chỉ được bổ sung thêm khi có sự đồng thuận của tất cả các nút hệ thống. Một khi gặp sự cố nếu một phần của hệ thống Blockchain có bị sụp đổ thì những máy tính và nút khác vẫn sẽ tiếp tục hoạt động, để bảo vệ thông tin tuyệt đối.
2. Vai trò công nghệ Blockchain trong ngành Logistics
Để thúc đẩy việc tối ưu hóa hoạt động trong ngành Logistics với thông tin lưu trữ dữ liệu liên kết xuyên suốt trong tương lai, hiện nay chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ nhằm cho phép doanh nghiệp và tư nhân hoạt động và cung cấp dịch vụ, sản phẩm dựa trên Blockchain. Điển hình như:
Blockchain dùng để xác thực dữ liệu dễ dàng
Trong tương lai, với sự hỗ trợ của Blockchain, toàn bộ mạng lưới cung cấp dữ liệu sẽ được tổ chức một cách rõ ràng hơn. Các dữ liệu trên nền tảng Blockchain giúp nâng cao tính minh bạch của dữ liệu, giúp việc truy xuất nguồn gốc sản phẩm trở nên dễ dàng hơn thay vì phụ thuộc quá nhiều vào EDI hay APIS. Tính xác thực và hợp pháp của sản phẩm sẽ không thể thay đổi trong hệ thống Blockchain mà chưa được sự cho phép bởi các bên liên quan như nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà bán hàng nhằm kiểm chứng về dòng chảy cung ứng.
Blockchain kết hợp với AI và IoT để giám sát sức chứa vận chuyển
Kết hợp với IoT và AI, Blockchain sẽ tăng tính hiệu quả một cách mạnh mẽ, và trở nên hữu ích trong việc giám sát sức chứa vận chuyển. Cụ thể, cảm biến IoT gắn trong các phương tiện vận tải giúp đơn vị vận chuyển xác định được không gian chiếm dụng của các lô hàng, để từ đó xác định phương tiện vận tải phù hợp, mức giá phù hợp.
Công nghệ Blockchain giúp duy trì tính vẹn toàn của sản phẩm có giá trị đang trên đường vận chuyển, đồng thời, ghi lại toàn bộ dữ liệu một cách an toàn trong toàn bộ quá trình vận chuyển. Các dữ liệu thông tin này được truyền tức thì tới hệ thống Blockchain giúp các bên liên quan theo dõi, giám sát an toàn và chính xác sức chứa vận tải.
Blockchain theo dõi lịch sử hoạt động của phương tiện vận chuyển
Không chỉ giúp xác định được sức chứa hàng hoá của từng phương tiện vận chuyển, Blockchain cũng được áp dụng để giám sát lịch sử hoạt động của từng phương tiện. Dựa vào các thông số, thông tin đã được lưu trữ trên hệ thống Blockchain, công nghệ Blockchain có thể theo dõi, xác thực thông tin về hiệu suất, lịch sử bảo trì của phương tiện vận tải. Điều này giúp các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp về vận chuyển giao hàng và logistics xác định được mức độ quy chuẩn của phương tiện để lựa chọn cho vận chuyển hàng hoá.
Blockchain và IoT kết hợp với V2V nhằm vận hành sự liên lạc giữa phương tiện và phương tiện
Hiện nay, đã có nhiều công ty trong ngành triển khai công cụ V2V (Vehicle to Vehicle Communications) giúp nhiều phương tiện vận tải liên lạc với nhau giống như một đội. Bởi thế, khi Blockchain cùng IoT kết hợp với V2V, hỗ trợ việc lưu trữ dữ liệu và liên kết liên lạc giữa các phương tiện sẽ giúp hợp lý hoá hoạt động vận chuyển ở quy mô toàn cầu. Ví dụ như sắp xếp dữ liệu các cuộc hội thoại này một cách hợp lý, giúp chúng được bảo mật, minh bạch để hoạt động vận chuyển trở nên an toàn hơn.
Blockchain Smart Contract giúp giảm chi phí, loại bỏ lỗi và các thủ tục trung gian
Tình trạng các bên trung gian can thiệp vào hoạt động vận chuyển hàng hoá, cũng như các thủ tục hành chính như thuế quan, điều khoản hợp đồng là không hề mới trong ngành logistics. Theo thống kê, các bên bán trong ngành logistics thường phải chờ trung bình 42 ngày mới nhận được khoản thanh toán. Bởi thế, Blockchain khi ứng dụng trong ngành Logistics sẽ mang lại nhiều lợi ích điển hình như việc tự động hoá giao dịch khi các hợp đồng thông minh được mã hoá qua Blockchain.
Blockchain giúp người mua và bán xác minh lô hàng qua blockchain và giúp người mua có thể chuyển các khoản thanh toán tự động cho bên bán mà không cần tác động của bên thứ ba. Chính điều này cũng đồng thời giúp giảm sự can thiệp của các bên trung gian vào quá trình thực hiện giao dịch, đồng thời, cắt giảm chi phí cũng như rút ngắn thời gian hoàn thành giao dịch. Ứng dụng Blockchain, việc thanh khoản trở nên trôi chảy, nhanh chóng hơn khi mất chỉ 1-2 ngày
3. Tiềm năng và thách thức ứng dụng Blockchain ngành Logistics
4. Các giải pháp nâng cao vai trò của Blockchain đối với ngành Logistics của Việt Nam
Ứng dụng công nghệ blockchain trong ngành logistics có thể nói là “cánh tay” đắc lực trong ngành Logistics. Để phát huy ngày càng tốt vai trò của Blockchain trong ngành Logistics. Chúng ta cần phải cân nhắc đến nhiều yếu tố:
Nâng cao nhận thức về Blockchain trong ngành Logistics
Trong thời đại 4.0 với sự phát triển của khoa học công nghệ có rất nhiều hệ thống Blockchain xuất hiện dẫn đến sự khó thống nhất của các Blockchain. Có nhiều nhóm thiết lập các Blockchain riêng để nâng cao thị phần và lợi nhuận, điều này sẽ gây bất lợi cho ứng dụng trong ngành vận tải. Vì vậy, việc quan trọng để đưa công nghệ này vào ngành vận tải chính là nâng cao nhận thức, cần nâng cao nhận thức cho cộng đồng và doanh nghiệp, xây dựng một xã hội hợp tác tốt nhất.
Một khi hiểu được những lợi ích mà công nghệ Blockchain mang lại để phối hợp thì các bên này chắc chắn sẽ phát huy được hiệu quả của Blockchain trong vận tải. Sự tăng cường hợp tác của bản thân doanh nghiệp vận tải với các bên khác bao gồm cả đối tác và nhà nước, các cơ quan, đối thủ cạnh tranh, sự nỗ lực hợp tác để cùng sử dụng một giải pháp Blockchain duy nhất sẽ tạo ra được nhiều giá trị hơn.
Chuẩn bị về mặt công nghệ, hạ tầng
Một tồn tại trong ngành Logistics ở Việt Nam chính là có quá nhiều khâu xử lý. Sự chậm trễ trong hệ thống mạng cũng như sự kết nối giữa các doanh nghiệp. Chúng làm mất khá nhiều thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Muốn nâng cao tính canh tranh cho ngành Logistics Việt Nam trước nguy cơ bị bỏ lại, xích lại khoảng cách gần hơn với các doanh nghiệp Logistics nước ngoài thì vấn đề đầu tiên là phải cắt giảm được chi phí.
Việc chuẩn bị tốt về mặt công nghệ, hạ tầng cho các doanh nghiệp Logistics rất quan trọng. Tự động hóa quy trình, số hóa dữ liệu chính là cơ sở để doanh nghiệp bắt đầu áp dụng hợp đồng thông minh. Minh bạch hóa quá trình quản lý và bảo mật thông tin khi sử dụng Blockchain trong doanh nghiệp.
Việc nâng cao năng lực cơ sở hạ tầng kết nối với các doanh nghiệp Logistics rất khả thi. Tăng hiệu quả công việc nhờ tốc độ xử lý được nâng cao. Nâng cấp cơ sở hạ tầng chính là giải pháp đầy hứa hẹn cho các doanh nghiệp. Nếu cơ sở hạ tầng không đảm bảo, đồng nghĩa với thời gian chạy dữ liệu chậm lại dẫn đến hiệu quả dội ngược lại.
Xây dựng tốt quy trình, chính sách cho việc áp dụng Blockchain
Blockchain là một công nghệ của tương lai mà bất cứ ngành nghề nào cũng cần tiếp cận. Nhất là ngành vận tải. Trong khi các doanh nghiệp Logistics đã và đang triển khai mô hình Blockchain.
Cùng với đó là áp dụng mô hình trên nền điện toán đám mây. Thì ở Việt Nam vẫn còn khá mới mẻ. Chưa có những chính sách và quy trình cụ thể cho doanh nghiệp. Vì thế rất cần sự quan tâm, nghiên cứu và đầu tư của nhà nước. Đây chính là nhân tố thúc đẩy cho công nghệ Blockchain trong ngành Logistics phát huy được thế mạnh.
Nhà nước cần quan tâm đến việc giảm bớt các thủ tục rườm rà. Đưa các thủ tục này lên nền hệ thóng của Blockchain. Giúp cho các doanh nghiệp vận tải tiết kiệm được thời gian và chi phí. Bên cạnh đó, xây dựng các trung tâm giao nhận hàng hóa. Hình thành các dịch vụ chuyên dụng cũng là cách giảm bớt gánh nặng cho doanh Logistics.
Xúc tiến đầu tư và hợp tác quốc tế về công nghệ Blockchain
Cụ thể, Chính phủ cần có các chính sách thu hút đầu tư, kết nối các trung tâm nghiên cứu, doanh nghiệp trong nước với đối tác ngoài nước để học hỏi kinh nghiệm và chuyển giao công nghệ. Bên cạnh đó, các cơ chế hỗ trợ, ưu đãi cũng cần được thiết lập để doanh nghiệp Việt dễ dàng tiếp cận và làm chủ công nghệ Blockchain thông qua hợp tác. Thông qua các biện pháp này, Blockchain sẽ được ứng dụng rộng rãi và hiệu quả trong lĩnh vực logistics.
5. Kết luận
Sở hữu những lợi ích tiềm năng đem lại trong việc quản lý và giám sát thông tin hoạt động rõ ràng, hỗ trợ tối ưu vận hành, Blockchain là một công nghệ thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, giúp định hình lại thị trường ngành Logistics trong thời đại 4.0. Để đón nhận công nghệ mới nổi này nhanh chóng, các doanh nghiệp cần phải tăng cường nhận thức, thay đổi tư tưởng nhằm định hình lại thị trường ngành Logistics trong thời đại 4.0 cùng với CNC (công nghệ tự động hóa) và AI (trí tuệ nhân tạo), hay cùng công nghệ (IoT) Robot và Internet vạn vật.
Có thể bạn quan tâm
- Công nghệ blockchain mở ra nhiều cơ hội cho nông sản Việt
- Hành trình đầu tư hiệu quả: Top 5 tiền điện tử hot nhất hiện nay
- Open banking là gì? 7 điều cơ bản cần biết về Open banking
Sinh viên thực hiện: Vũ Thu Phương
Mã sinh viên: 21050990
Lớp: QH-2021-E KTQT CLC 2
Mã học phần: INE3104_9