Hiện nay, khởi nghiệp đã và dang trở thành xu hướng kinh doanh mới được nhiều nhà kinh doanh cũng như những người trẻ ở độ tuổi 20 lựa chọn. Bên cạnh những ý tưởng kinh doanh mới mẻ cùng quá trình khởi nghiệp thành công thì cũng có không ít những trường hợp khởi nghiệp thất bại do những sai lầm không đáng có.
Vậy đâu là những rủi ro mà các nhà đầu tư cần phải tránh khỏi khi bắt tay vào dự án khởi nghiệp của mình? Cùng tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Thực trạng tình hình khởi nghiệp hiện nay ở Việt Nam
Thách thức
Sự thất bại trong việc khởi nghiệp
(Nguồn : Internet)
Khởi nghiệp đang là chủ đề nhận được nhiều quan tâm tại Việt Nam, nhất là trong bối cảnh quốc gia hội nhập mạnh mẽ với kinh tế thế giới. Tính đến thời điểm hiện nay, đã có đến một số lượng lớn Startups hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau. Trong số các Startups mới ra đời, chỉ có 3% là thực sự thành công, thỏa mãn được một trong các tiêu chí: Được định giá từ 10 triệu USD trở lên, doanh thu từ 2 triệu USD, có từ 100 nhân viên, đã gọi vốn vòng 2 hoặc đã bán được công ty với giá tốt.
Trào lưu bê startup nước ngoài về rồi cắt gọt đi cho phù hợp với tình hình kinh tế – xã hội của Việt Nam đang rất phổ biến trong thời gian gần đây. Tuy những dự án đó cũng có kết quả nhất định, nhưng đó không phải là sự đổi mới sáng tạo và chúng ta chưa thực sự sở hữu một ý tưởng nguyên bản nào.
Đặc biệt trong quá trình hội nhập, khi doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào thị trường trong nước, doanh nghiệp sao chép nội địa sẽ khó cạnh tranh được khi doanh nghiệp nước ngoài đã có thời gian phát triển, mạng lưới quan hệ, đối tác rộng khắp thì doanh nghiệp nội địa sẽ mất dần thị trường. Một vấn đề khác đó là các doanh nghiệp sao chép ý tưởng sẽ khó có cơ hội phát triển ra các thị trường quốc tế khi ý tưởng tương tự đã được triển khai ở nhiều thị trường khác nhau trên thế giới.
Nguyên nhân thất bại
Startup và những cám dỗ về đầu tư
(Nguồn : Internet)
Theo ông Robert Trần, – Tổng Giám đốc Tập đoàn Tư vấn chiến lược Robenny Khu vực Mỹ, Canada và Châu Á Thái Bình Dương cho biết, một startup cần tuân thủ 6 bước nền tảng bao gồm: Xác định chiến lược -> Xác định mô hình kinh doanh -> Xác định mô hình hoạt động phù hợp với định hướng và mô hình kinh doanh -> Xây dựng cơ cấu tổ chức -> Chuyển đổi văn hóa -> Thực hiện.
Nhiều startup Việt Nam vội vàng bắt đầu ngay khi nghĩ ra ý tưởng nhưng chưa xác định rõ ràng mục tiêu kinh doanh. Nhiều trường hợp khi startup gọi vốn, nhà đầu tư nhảy vào nhưng hai bên lại bất đồng về giá trị theo đuổi, trong khi đó các startup này thường đứng trong thế “đi xin vốn” chứ không phải “gọi vốn”, điều này buộc họ phải chiều lòng các nhà đầu tư.
7 sai lầm thường gặp khi khởi nghiệp ở tuổi 20
Những sai lầm thường gặp khi khởi nghiệp
(Nguồn : Full Scale)
Vậy đâu là những sai lầm thường gặp nhất mà các nhà khởi nghiệp trẻ cần phải tránh nếu muốn khởi nghiệp thành công và gặt hái được nhiều thành quả? Hãy cùng đi vào tìm hiểu dưới đây
Không xây dựng kế hoạch kinh doanh chi tiết
Lập kế hoạch cụ thể hỗ trợ bạn rất nhiều trong khởi nghiệp. Có những kế hoạch hành động rõ rang sẽ giúp bạn có thể vạch ra được từng bước cần phải làm để đạt hiệu quả cao trong kinh doanh. Thế nhưng, nếu có quá nhiều kế hoạch đưa ra và không có kế hoạch nào là quan trọng thì lại thực sự không tốt, nó khiến cho dự án kinh doanh trở nên xa rời thực tế, không tạo ra lợi nhuận. Bạn chỉ nên tập trung lập ra một kế hoạch và bắt tay vào triển khai thực tế.
Không khắc phục tính trì hoãn
Bạn sẽ không thể có kinh nghiệm, thành công nếu không bắt tay vào thực hiện kế hoạch của mình đặt ra. Càng chần chừ, bạn càng trì hoãn cơ hội thành công của mình. Chính vì vậy, hãy khắc phục tính trì hoãn của bản thân, bắt tay vào thực hiện và chinh phục được khó khăn, gặt hái thành quả.
Không chú trọng đến hình thức tiếp thị trực tuyến
Để tên tuổi và hình ảnh của công ty bạn tiếp cận được nhiều khách hàng hơn thì khâu xây dựng và quảng bá thương hiệu là vô cùng quan trọng. Trong thời đại công nghệ hiện đại ngày nay, không thể phủ nhận tiềm năng kinh doanh trên các nền tảng trực tuyến.
Tuy nhiên, điều này lại dễ bị các doanh nghiệp lãng quên, đặc biệt là những doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ nhỏ lẻ. Hãy tận dụng những nền tảng trực tuyến để tiếp cận với khách hàng của bạn. Chẳng hạn như khi chạy quảng cáo trên Facebook, với một chi phí không quá đắt đỏ, bạn đã có thể dễ dàng nhắm mục tiêu đến các phân khúc thị trường cụ thể.
Không biết từ chối cám dỗ
Startup và những cám dỗ về đầu tư
(Nguồn : Internet)
Hiện nay, việc khởi nghiệp khó khăn hơn rất nhiều, đặc biệt là với những thế hệ trẻ. Bất cứ ai trước khi đến với thành công đều ít nhiều phải trải qua những cám dỗ dù lớn hay nhỏ trong cuộc đời. Sự xuất hiện nhiều loại cám dỗ buộc những người muốn khởi nghiệp phải biết cách từ chối và tránh xa. Nếu không biết cách từ chối cám dỗ, nhà khởi nghiệp sẽ tốn thời gian vào việc khắc phục hậu quả, như vậy đường đi đến thành công sẽ càng xa hơn.
Không hiểu thị trường và đối tượng mục tiêu
“Một lỗi phổ biến khi bắt đầu kinh doanh là bạn không dành thời gian để nghiên cứu thị trường, khách hàng mà bạn đang nhắm đến. Không có cách nào để biết bạn có đang đi đúng hướng hay không bằng việt bạn nhận được phản hồi từ khách hàng hiện tại hoặc khách hàng tiềm năng.” – George Deglin, đồng sáng lập và giám đốc điều hành, OneSignal.
Nhiều doanh nghiệp thường khá chủ quan và không thực hiện khảo sát thị trường trước khi bắt đầu kinh doanh. Điều này dẫn đến nhiều hậu quả như sản phẩm không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, từ đó dẫn tới thua lỗ, thậm chí là phá sản.
Vì vậy, bạn nên thực hiện các khảo sát để đánh giá các đối tượng khách hàng tiềm năng. Nếu được, bạn nên cho họ trải nghiệm thử sản phẩm để có đánh giá khách quan nhất. Cũng nhờ thế mà bạn có thể rút kinh nghiệm và điều chỉnh cho phù hợp hơn, doanh nghiệp của bạn sẽ dễ dàng đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng hơn.
Chương trình Startup
(Nguồn : Internet)
Không chủ động kiếm tiền
Những nhà đầu tư lúc nào trong đầu cũng sẽ nghĩ đến việc làm thế nào để kiếm được nhiều tiền nhất có thể từ việc khởi nghiệp kinh doanh? Bằng tất cả các phương án khác nhau, từ nhận đơn đặt hàng online, đi gặp khách hàng thường xuyên hay một cách nào khác để bạn có thể kiếm ra tiền thì bạn đều nên mạnh dạn thử sức. Việc chủ động kiếm tiền sẽ đem lại cho bạn động lực và tinh thần làm việc tích cực tạo đà cho sự phát triển của công ty bạn.
Thiếu sót trong theo dõi tiến độ và linh hoạt điều chỉnh
Những kế hoạch kinh doanh hay các dự báo tài chính là điều cần thiết khi bạn lần đầu tiên kinh doanh. Tuy nhiên, bạn đừng chỉ nên để chúng trên giấy bút. Hãy liên tục theo dõi tiến trình và cập nhật, bám sát kế hoạch theo như dự kiến. Nếu có bất kỳ sự thay đổi nào về kinh tế, xã hội, làm ảnh hưởng tới nhu cầu của người tiêu dùng, bạn cũng sẽ dễ dàng thay đổi linh hoạt cho phù hợp.
Kết luận
Startup và bài học công việc cần hoàn thành
(Nguồn : Internet)
Khởi nghiệp là một con đường chông chênh, đòi hỏi ở những người quản lý doanh nghiệp cần phải có đủ năng lực tài chính và sự nhạy bén để nắm bắt thị trường, xây dựng và phát triển thương hiệu. Ngoài ra hạn chế tối thiểu những sai lầm có thể xảy ra để tránh mất thời gian cũng như phát sinh những chi phí không đáng có, cũng là điều cần để quan tâm.
Bạn có thể tham khảo thêm những bài viết với chủ đề khởi nghiệp :
YBox : Khởi nghiệp vươn lên Top 1
3 ý tưởng khởi nghiệp trên Tiktok dành cho gen Z
Cẩm nang 10 điều cần biết để tự tin khởi nghiệp thành công
9 bí quyết khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng
Sinh viên thực hiện
Hoàng Minh Anh