7 bước để hốt bạc trên sàn thương mại điện tử Shopee: Tiềm năng của mô hình kinh doanh Dropshipping trên Shopee

Hiện nay, các sàn thương mại điện tử tại Việt Nam đang phát triển nhanh chóng với lượng lớn người dùng do ảnh hưởng của dịch bệnh covid-19. Do đó, nhu cầu kinh doanh trên mạng rất lớn đặc biệt là trên các sàn thương mại điện tử như Shopee, Lazada,Tiki,…. Bài viết này giới thiệu mô hình kinh doanh Dropshipping trên Shopee phù hợp với những người mới bắt đầu kinh doanh như sinh viên, học sinh,… Bên cạnh đó, bài viết còn giới thiệu về 7 bước để tham gia mô hình Dropshipping trên Shopee và những lợi ích mà mô hình Dropshipping mang lại so với các mô hình khác.

I, Tổng quan về mô hình kinh doanh Dropshipping

1.1. Dropshipping là gì ?

Mô hình Dropshipping

Dropshipping hiểu đơn giản là “bán hàng bỏ qua khâu vận chuyển”, là một chiến lược trong đó người bán chỉ tập trung vào việc marketing sản phẩm, theo dõi đơn hàng, chăm sóc khách hàng mà không cần phải giữ chúng trong kho. Khi có người mua, đơn đặt hàng sẽ được gửi và người bán sẽ không phải vận chuyển hàng đến cho khách.

Lợi nhuận mà người bán đạt được chính là chênh lệch giá giữa nhà cung cấp và giá bán cho khách hàng đã trừ đi chi phí vận chuyển.

1.2. Đặc điểm

Tiếp cận hình thức dropshipping, có 3 bên tham gia trong quan hệ mua bán bao gồm: nhà cung cấp (supplier), người bán hàng (dropshipper hoặc seller) và khách hàng (customer).

Nhà cung cấp (Supplier): là doanh nghiệp sản xuất hàng hóa trực tiếp vận chuyển đến tay người tiêu dùng mà không thông qua bất kỳ khâu trung gian nào

Người bán hàng (dropshipper hoặc seller) là thường là cá nhân với mục đích chủ yếu là marketing sản phẩm để bán được hàng nhưng không sở hữu sản phẩm

Khách hàng (customer) là người mua hàng và giao dịch với Dropshipper và không phải là người giao dịch với nhà cung cấp.

Các bước thực hiện diễn ra như sau:

Bước 1: Tìm sản phẩm, nghiên cứu chất lượng và sức mua sản phẩm trên thị trường, lựa chọn nhà cung cấp (Supplier), đàm phán, thỏa thuận về giá cả, phương thức vận chuyển theo giá cả và thời gian vận chuyển.

Bước 2: Lựa chọn kênh bán hàng (eBay, Amazon, Tiki, Shopee, webstore riêng, fanpage facebook,…)

Bước 3: Khách hàng mua hàng từ store và trả tiền thông qua hình thức tài khoản Paypal, Payoneer, Momo, thẻ ngân hàng, hay trả tiền sau khi nhận hàng (ship cod).

Bước 4: Gửi thông tin và yêu cầu của khách hàng cho nhà cung cấp.

Bước 5: Nhà cung cấp đóng gói, vận chuyển hàng đến cho khách, gửi tracking info cho người bán để có thể theo dõi đơn hàng, chăm sóc khách hàng.

Bước 6: Tổng kết lại sau một thời hạn nhất định (1 tháng/ 1 tuần), để phân tích, kê khai lợi nhuận trên từng sản phẩm, và tối ưu các bước để tăng lợi nhuận hơn trong đợt bán hàng tới.

1.3. Phân loại

Có các hình thức sau đây:

Hình thức mạng lưới truyền thống: Hình thức dropshipping biểu hiện rõ rệt thông qua các thông báo tuyển cộng tác viên từ các shop online, các đơn vị bán hàng. Và những đối tượng đăng ký tham gia chương trình cộng tác viên được xem là các dropshipper cơ bản ở mức thấp nhất

Hình thức Mạng lưới Internet online: Hình thức dropshipping mang tính chuyên nghiệp hơn, nghiêm túc và đòi hỏi đầu tư nhất định và đúng cách. DropShipper có thể tạo ra các khu vực bán hàng và có kế hoạch bán hàng riêng cụ thể. Ngoài ra, hình thức này còn được chia thành 2 loại nhỏ là:

  • Xây dựng store trên các kênh Free Traffic và xây dựng website riêng
  • Sử dụng Pay Traffic, SEO để bán hàng.

1.4. Ưu và nhược điểm của mô hình dropshipping

Ưu điểm :

  • Khả năng tiếp cận với các thị trường mới lớn:

Khi dropshipping được sử dụng phổ biến tại Việt Nam thì những người bán hàng Việt Nam sẽ được tiếp cận với nguồn hàng từ mọi nơi trên thế giới và với chi phí tối ưu hơn so với trong nước đồng thời không cần trung gian môi giới. Sau đó, bán cho người mua và hưởng chênh lệch giữa giá thị trường của Việt Nam và giá nhập hàng theo hình thức dropshipping mà không cần phải nhập hàng.

  • Bán hàng ít rủi ro:

Khi bán hàng dropshipping bạn sẽ không cần vốn để nhập hàng, để thiết lập gian hàng và tham gia vào mô hình dropshipping. Bên cạnh đó, bạn không sở hữu sản phẩm nên nếu khách hàng không nhận hàng thì rủi ro về chi phí sẽ chia cho cả nhà cung cấp nữa.

Mô hình bán hàng dropshipping dù không sở hữu hàng hóa nhưng bạn vẫn có thể bán hàng đa kênh hiệu quả. Dữ liệu tồn kho sẽ được cập nhật sẵn trên kênh bán của nhà cung cấp, bạn chỉ cần sử dụng số liệu này để thiết lập và cập nhật số tồn sản phẩm trên kênh bán dropshipping. Do đó, rủi ro về thiếu hàng hay không cung cấp được sẽ được hạn chế đáng kể.

  • Giảm chi phí logistics:

Mô hình dropshipping giúp người bán tối ưu hóa các khoản chi phí phải chi trả cho vấn đề kho bãi, vận chuyển và dự trữ, giúp giảm chi phí logisitics.

  • Phù hợp với người mới bắt đầu kinh doanh

Có thể khẳng định dropshipping là một trong những mô hình ít rủi ro nhất bởi bạn không sở hữu sản phẩm, không phải làm bất kì khâu nào từ đầu đến khi sản phẩm đến tay khách hàng ngoại trừ marketing và bán hàng. Bên cạnh đó, nó không cần vốn hoặc rất ít vốn, bạn có thể tha hồ test nhu cầu khách hàng, nếu sản phẩm nào không bán được thì hủy. Một mô hình kinh doanh rất phù hợp với những người mới bắt đầu kinh doanh hoặc muốn thử kinh doanh.

  • Doanh nghiệp có thể hoạt động ở bất kỳ đâu:

Doanh nghiệp sẽ hoạt động độc lập, không cần phải băn khoăn xem dịch vụ này nên lựa chọn địa điểm nào để hoạt động, địa điểm kia có thể mở văn phòng hoặc nhà xưởng hay không.

  • Phí setup doanh nghiệp không đáng kể:

Doanh nghiệp hầu như sẽ loại bỏ đáng kể các loại chi phí cố định. So với mô hình kinh doanh truyền thống sẽ phát sinh ra rất nhiều chi phí: phí đầu tư nguyên vật liệu, phí thuê nhà kho bến bãi, chi phí sản xuất, chi phí điện nước,… Dropshipping sẽ loại bỏ tất cả những chi phí sản xuất nói trên.

Nhược điểm:

  • Rủi ro về lợi nhuận:

Khi các nhà sản xuất đã gánh hết toàn bộ trách nhiệm liên quan tới việc sản xuất và giao hàng hóa tới khách hàng, họ sẽ yêu cầu người thực hiện dropship một số cam kết nhận định. Mỗi nhà cung cấp sẽ có chính sách dropship riêng và lượng hoa hồng nhận được khác nhau.

  • Liên đới trách nhiệm:

Với khách hàng, họ là người trực tiếp tiếp xúc với người bán. Khi có vấn đề, khách hàng sẽ quy hết trách nhiệm các lỗi liên quan tới hàng hóa hay vận chuyển về người bán.

  • Khó kiểm soát vấn đề thương hiệu:

Khách hàng thì có thể không hài lòng với doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm, hoặc đơn giản là bởi shipper giao hàng quá chậm. Các vấn đề phát sinh bên ngoài này sẽ ảnh hưởng nặng nề tới việc xây dựng thương hiệu, do đó người bán cần tìm nhà cung cấp uy tín, góp phần giảm thiểu các rủi ro trong quá trình dropship.

  • Đối thủ cạnh tranh lớn:

Vì sự gia nhập thị trường quá dễ dàng, người bán có thể sẽ phải đối mặt với lượng lớn các đối thủ cạnh tranh trong ngành. Do vậy, đòi hỏi họ phải thực hiện nghiên cứu thị trường đưa ra các chiến lược tiếp thị để nâng cao lợi thế của mình.

  • Nhiều vấn đề phát sinh:

Đối tác sản xuất khác nhau sẽ yêu cầu mức phí dịch vụ khác nhau, chi phí vận chuyển hàng hóa cũng sẽ phức tạp và đắt đỏ hơn so với bình thường, việc không kiểm soát kho bãi có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro lớn đối với doanh nghiệp.

1.5. Tiềm năng Droshipping tại Việt Nam ?

  • Sự phát triển mạnh mẽ của thị trường thương mại điện tử:

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam từ năm 2015 đến 2019

Thị trường Thương mại điện tử Việt Nam đang trải qua giai đoạn phát triển tột bậc về mọi mặt trong vài năm trở lại đây với các chỉ số cơ bản như:

  1. số người tham gia mua sắm điện tử tăng 14,5 triệu người (tăng 48%)
  2. giá trị mua sắm trực tuyến trên 1 người tăng 65$ (tăng 40,6%)
  3. tỷ lệ người dân sử dụng tăng 12%
  4. tỷ trọng doanh thu Thương mại điện tử so với tổng bán lẻ tăng 2,1%.

Đây được đánh giá là điều kiện và cơ hội thuận lợi để phát triển các mô hình kinh doanh Thương mại điện tử xuyên biên giới đã xuất hiện ở nước ngoài nhưng chưa phát triển mạnh ở Việt Nam, như Print-on-demand, Fulfillment hay đặc biệt là Dropshipping.

  • Chuyển giao từ hình thức mua sắm truyền thống sang online :

Sự bùng nổ của đại dịch COVID – 19 ảnh hưởng lớn phương thức mua hàng của người dân, cùng với sự tiện lợi và nhanh chóng của việc mua sắm điện tử đã mở đường cho sự phát triển của Thương mại điện tử. Báo cáo của Google vào cuối tháng 9/2020 cho thấy, lượng người di chuyển đến khu mua sắm, vui chơi giải trí giảm 19% hậu Covid-19. Đặc biệt tháng 2,3/2020, lượng người di chuyển tới nhà hàng, quán cà phê rạp chiếu phim… giảm 52%.

Khi đại dịch vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới, tất cả đều phải thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày. 82% cho biết mua sắm online trong giai đoạn cách ly xã hội, trong đó 98% cho biết họ tiếp tục mua online kể cả sau cách ly. Một khảo sát mới nhất của Nielsen đưa ra tại Diễn đàn Tiếp thị trực tuyến 2020 cho thấy, số người tiêu dùng mua sắm online tăng lên 25%, trong khi ở các kênh truyền thống như siêu thị, chợ và tạp hóa chỉ tăng lần lượt 7%, 3% và 6%.

II. Dropshipping trên Shopee và những điều cần biết

2.1. Giới thiệu chung về Shopee

Hình ảnh đại diện của Shopee

Shopee Việt Nam là một trong những công ty Thương Mại Điện Tử đầu tiên tại Việt Nam cung cấp dịch vụ mua bán trực tuyến qua ứng dụng điện thoại di động. Shopee thành lập từ năm 2015 nhưng đến 8/2016 Shopee mới chính thức có mặt tại thị trường Việt Nam.

Với ứng dụng Shopee là ứng dụng mua sắm trên nền tảng đi động C2C (từ khách hàng đến khách hàng) đầu tiên dành riêng cho người dùng khu vực Đông Nam Á, là nền tảng thương mại được xây dựng nhằm cung cấp cho người sử dùng những trải nghiệm dễ dàng, an toàn và nhanh chóng khi mua sắm trực tuyến thông qua hệ thống hỗ trợ thanh toán và vận hành vững mạnh.

Tại thị trường Việt Nam, tính riêng trong quý 4 năm 2020 theo iprice insight, Shopee đứng đầu với lượt truy cập mỗi tháng vào khảng 68,6 triệu lượt gấp hơn 2 lần so với trang Thế giới di động ở vị trí số 2 với 31,4 triệu lượt. Còn so với các trang thương mại điện tử khác như Tiki và Lazada ở vị trí lần lượt là số 3,4 thì nó gấp hơn 3 lần.

Thị trường thương mại điện tử Việt Nam quý 4 năm 2020
Thị trường thương mại điện tử Việt Nam quý 4 năm 2020

Shopee cung cấp các dịch vụ như :

  • Dịch vụ trò chuyện với khách hàng

Dịch vụ Shopee Chat của Shopee

  • Đóng gói và giao hàng

Đóng gói hàng của Shopee

  • Sắp xếp các cửa hàng và đơn đặt hàng

Sắp xếp hàng trong kho của Shopee

Bên cạnh đó, Shopee còn cung cấp một số dịch vụ miễn phí cho người dùng như:

  • Miễn phí vận chuyển

Điều khoản và điều kiện giao hàng miễn phí có thể khác nhau tùy theo thị trường Shopee. Ở Việt Nam thì sẽ có những voucher giảm giá hoặc miễn phí vận chuyển trong các ngày lễ mua sắm tại Shopee như ngày 6 tháng 6, ngày 12 tháng 12, … hay sinh nhật Shopee.

  • Chuyển phát nhanh trong 24 giờ

Tính khả dụng của dịch vụ chuyển phát nhanh này có thể thay đổi tùy thuộc vào vị trí của khách hàng. Để đơn đặt hàng của bạn đủ điều kiện, thanh toán cho mặt hàng nên được xác minh trước nửa đêm. Nếu không, các mặt hàng sẽ được giao vào ngày hôm sau. Dịch vụ này sẽ thường được miễn phí trong các dịp Shopee đang thúc đẩy các chương trình mua sắm như ngày hội mua sắm, siêu sale, ….

  • Dịch vụ trò chuyện 24 giờ

Shopee sẽ phụ trách các chức năng điều tra khách hàng của bạn. Đại lý của họ sẽ có sẵn 24 giờ, 7 ngày một tuần. Shopee sẽ hỗ trợ người dùng bất kể lúc nào khi bạn muốn mua sắm chỉ cần bạn có một thiết bị kết nối internet đã tải ứng dụng Shopee.

 

2.2. Dropshipping trên Shopee là gì ?

Dropshipping trên Shopee nghĩa là bạn quảng bá sản phẩm của nhà cung cấp qua sàn thương mại điện tử Shopee hoặc bạn cũng có thể liên hệ với nhà cung cấp thông qua sàn thương mại điện tử Shopee. Dropshipping Shopee cũng có nghĩa là bạn bán hàng trên Shopee mà không cần sở hữu sản phẩm.

Mô hình Dropshipping trên Shopee

2.3. Tại sao lại dropship trên Shopee mà không phải trên sàn khác ?

  • Sản phẩm : sản phẩm đa dạng, mẫu mã đẹp, giá cạnh tranh
  • Lượt truy cập: Lượng truy cập cực lớn đến từ học sinh, sinh viên, dân văn phòng, mẹ bỉm sữa, các bà nội trợ săn hàng giá rẻ và đang là trang web thương mại điện tử có lượt truy cập lớn nhất Việt Nam hiện nay.
  • Miễn phí vận chuyển (cho đơn hàng từ 250k đối với shop thường và 150k đối với shop yêu thích)
  • Giao hàng nhanh: Mới đây Shopee và Grab đã hợp tác để triển khai dịch vụ giao hàng trong vòng 1h
  • Chính sách dễ dàng: Nếu bạn muốn tạo shop và đăng sản phẩm lên Shopee để bán hàng thì không phải là quá khó. Shopee duyệt sản phẩm có phần dễ dàng hơn các sàn Thương mại điện tử khác. Ví dụ như bạn muốn bán hàng cùng Tiki thì phải có đại diện pháp lý, ít nhất là Hộ kinh doanh cá thể
  • Phí thanh toán mà người bán phải chi trả cho Shopee không quá cao. Đặc biệt là 0% nếu khách thanh toán qua AirPay hoặc ví Shopee do đó rất thuận lợi để làm Dropshipper.

Mức phí thanh toán của mỗi đơn hàng Dropshipping trên Shopee

Hình 2.3: Mức phí người bán trên Shopee phải chịu sau mỗi đơn hàng

Nguồn : https://mosmmo.com/dropship-shopee/

2.4. 7 bước để trở thành dropshipper trên shopee

Bước 1: Chọn ngách sản phẩm để làm dropshipping trên shopee

Bước 2: Làm quen nền tảng Netsale để làm dropshipping trên shopee

Bước 3: Tìm nguồn hàng và nhà cung cấp làm dropshipping trên shopee phù hợp

Bước 4: Tạo và tối ưu gian hàng dropshipping trên shopee

Bước 5: Triển khai dropshipping trên shopee trên các mạng xã hội như facebook, Instagram, youtube, …

Bước 6: Chốt đơn hàng và theo dõi đơn hàng

Bước 7: Xử lý đơn hàng nếu bị lỗi hoặc các vấn đề phát sinh.

 

Phần kết luận

Với nhiều lợi ích mà một mô hình kinh doanh có thể mang lại với 2 đặc điểm nổi bật là ít rủi ro và không cần bỏ nhiều vốn như Dropshipping thì còn ngần ngại gì mà không tham gia vào lĩnh vực kinh doanh đầy tiềm năng này. Đặc biệt, với những người mới bắt đầu kinh doanh đang không có nhiều vốn hoặc sợ rủi ro. Thêm vào đó, thị trường thương mại điện tử Việt Nam đang phát triển mạnh cùng với đó là mô hình dropshipping đang rất tiềm năng tại Việt Nam thì tại sao không kết hợp cả 2 để kinh doanh hiệu quả nhất chỉ với 7 bước dễ dàng.

Và đừng quên đọc thêm các thông tin giá trị khác tại website: clibme.com

Có thể bạn quan tâm

Điểm danh TOP 5 “ông lớn” ví điện tử tại Việt Nam

TikTok Marketing – Bật mí top 4 cách marketing cho doanh nghiệp trên “Vùng đất hứa” của tiếp thị trực tuyến“

Biến động giá trị kinh hoàng của Bitcoin 2021 : Bong bóng kinh tế hay Sự đầu tư khôn ngoan?

 

Người thực hiện

Phạm Ngọc Tân-18050569