6 điều cần biết về tài chính công

Tài chính công luôn là một lĩnh vực lớn của tài chính nói chung và luôn có sự ảnh hưởng rất lớn tới nền sự tồn tại phát triển của nền kinh tế của mỗi quốc gia. Vậy hãy cùng đi tìm hiểu những điều cần biết về tài chính công.

1. Tài chính công là gì

Tài chính công (tiếng Anh: Public finance) là tất cả các hoạt động tài chính được nhà nước tiến hành sử dụng bằng tiền. Tài chính công thường phản ánh các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ công với mục đích phục vụ cho việc thực hiện các quyết định đầu tư dài hạn cũng như đáp ứng toàn thể xã hội về các nhu cầu và lợi ích chung.

2. Các thành phần của tài chính công

  • Thuế: Là nguồn thu chính của chính phủ. Có rất nhiều các loại thuế được để ra và quy định bởi mỗi quốc gia. Một số loại thuế bao gồm thuế thu nhập, thuế bán hàng, thuế tài sản,…
  • Ngân sách: Là kế hoạch được nhà nước đề ra về những khoản chi tiêu được dùng trong một năm tài chính.
  • Các khoản chi tiêu: Bao gồm tất cả những tài sản, vật chất được chính phủ chi tiền nhằm mục đích triển khai, xây dựng, hỗ trợ,…
  • Thâm hụt/ Thặng dư: Được xác định dựa trên số tiền chính phủ chi ra so với số tiền chính phủ thu được. Nếu số chi tiêu nhiều hơn số thu lại thì chính phủ sẽ bị thâm hụt. Còn trong trường hợp ngược lại, nếu số chi tiêu ít hơn số thu lại thì chính phủ sẽ có thặng dư.
  • Nợ công: Là khoản vay của chính phủ từ các quốc gia, tổ chức trên thế giới nhằm để bù cho khoản thâm hụt về tài chính

các thành phần của tài chính công

3. Đặc điểm của tài chính công

 

  • Phạm vi rộng của tài chính công được tạo lập và đại diện bởi Nhà nước và thuộc sở hữu của toàn dân, cũng như được sử dụng vì lợi ích chung của toàn thể xã hội, của cộng đồng, vì các mục mục tiêu kinh tế vĩ mô chứ không được dùng cho các mục đích lợi nhuận. Hầu hết các lĩnh vực như kinh tế, y tế, văn hóa, giáo dục, quốc phòng, an ninh,… đều thuộc phạm vi hoạt động của tài chính công.
  • Các chủ thể, thành phần của tài chính công đều được quản lý bởi Nhà nước và được giao nhiệm vụ cho các ban ngành, tổ chức của Nhà nước thực hiện các hoạt động thu, chi tài chính. Các ban ngành, tổ chức này khi nhận được nhiệm vụ phải thực hiện đúng theo pháp luật và phải phù hợp những yêu cầu được đề ra cũng như báo cáo lại nếu có sai sót nhằm khắc phục nhanh nhất có thể.
  • Các nguồn thu của tài chính công có thể tới từ nhiều nơi khác nhau với nhiều hình thức và phương pháp đa dạng. Các lĩnh vực có thể cung cấp thu nhập cho tài chính công là sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu,… Ý nghĩa thực tiễn của thu nhập này là việc sử dụng những hình thức cũng như là các phương pháp hỗ trợ động viên của hợp lý luồn đòi hỏi phải có cả sự xem xét tới tính chất và đặc điểm của mọi hoạt động kinh tế và xã hội.

4. Chức năng của tài chính công

 

Tài chính công có 3 chức năng cơ bản sau:

Chức năng phân bổ

Chức năng phân bổ của tài chính công liên quan tới việc phân bổ các hàng hóa công cộng. Chính phủ sẽ thực hiện một số chức năng như duy trì luật pháp, trật tự và phòng chống lại cuộc tấn công của nước ngoài, cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục. Việc thực hiện chức năng phân bổ yêu cầu có một quy mô lớn và phải phân bổ một cách hiệu quả.

Chức năng phân phối

Chức năng phân phối của tài chính công đó là giảm thiểu về những bất bình đẳng trong xã hội càng nhiều càng tốt thông qua việc phân phối lại thu nhập và của cải để giảm thiểu sự chênh lệch về thu nhập và sự giàu cũng như giảm thiệt hại cho xã hội và tránh khiến cho tỷ lệ tội phạm của đất nước tăng lên.

Chức năng ổn định

Nền kinh tế sẽ phải trải qua thời kỳ bùng nổ và suy thoái, đây được gọi là một chu kỳ kinh doanh bình thường. Tuy nhiên những giai đoạn này lại tạo ra sự bất ổn trong nền kinh tế. Vì thế chức năng bình ổn cả tài chính công đó là loại bỏ hoặc ít nhất là làm giảm đi những biến động kinh doanh này.

5. Vai trò của tài chính công

Tài chính công là công cụ đắc lực giúp Nhà nước đảm bảo các nguồn lực tài chính nhằm hỗ trợ cho sự tồn tại và hoạt động thông qua việc được huy động từ mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế, địa vị xã hội để tạo nên nguồn tài chính quốc gia.

Tài chính công còn đóng vai trò điều tiết cho nền kinh tế – xã hội tầm vĩ mô. Nhà nước thường sử dụng tài chính công với mục đích khắc phục những điểm hạn chế xuất hiện trên nền kinh tế thị trường, đảm bảo và thúc đẩy nền kinh tế – xã hội phát triển với một tốc độ phù hợp, ổn định và công bằng.

Tài chính công đứng ở ví trí hàng đầu và luôn có mối quan hệ chặt chẽ với các bộ phận tài chính khác trong hệ thống tài chính. Tài chính công tài trợ và hỗ trợ các bộ phận tài chính khác bằng hình thức khác nhau để giúp các bộ phận tài chính đó có thể thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình.

6. Nội dung của tài chính công

Ngân sách nhà nước được chia thành cấp ngân sách trung ương và cấp ngân sách địa phương. Ngân sách nhà nước được sử dụng trong các lĩnh vực, mục tiêu khác nhau, nhằm phát triển kinh tế, phát triển văn hóa, giáo dục, y tế, dùng trong an ninh, xã hội, quốc phòng.

Tín dụng nhà nước bao gồm hoạt động đi vay và cho vay của Nhà nước. Tín dụng nhà nước được sử dụng để hỗ trợ ngân sách nhà nước trong các trường hợp cần thiết. Nhà nước động viên các nguồn tài chính tạm thời của các pháp nhân, thể nhân trong xã hội nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn nhà nước trong việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội.

  • Nhà nước thực hiện hoạt động đi vay thông qua con đường phát hành Trái phiếu Chính phủ: phát hành Tín phiếu Kho bạc nhà nước; Trái phiếu Kho bạc nhà nước; trái phiếu công trình; trái phiếu đô thị; công trái quốc gia.

Nguồn tài chính được huy động để thành lập các quỹ này đó chính là từ một phần trích từ Ngân sách nhà nước và một phần huy động từ các nguồn tài chính trong xã hội (từ các tổ chức kinh tế, xã hội và các tầng lớp dân cư). Các quỹ tài chính nhà nước ngoài Ngân sách nhà nước điển hình như Quỹ Dữ trữ nhà nước; Quỹ Dự trữ tài chính; Quỹ Dự trữ ngoại hối do; Quỹ bảo vệ môi trường; Quỹ bảo hiểm xã hội;… Các quỹ này không chịu sự điều chỉnh của Luật Ngân sách nhà nước mà được quản lý theo những quy định riêng.

7. Kết

Tài chính công luôn là một trong những yếu tố quan trọng bậc nhất trong quá trình xây dựng và phát triển của mỗi quốc gia trên thế giới. Vì vậy, việc nắm được kiến thức về tài chính công là điều quan trọng mà bất cứ người dân nào cũng cần phải nắm rõ. Hy vọng bài viết này đã giúp các bạn đọc có một cái nhìn tổng quan hơn về tài chính công cũng như tầm quan trọng mà bộ phận tài chính này mang lại.

Theo dõi Clibme.com để cập nhật các thông tin mới về Kinh tế – Tài chính bạn nhé!

Xem thêm:

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN – 5 BƯỚC LÀM CHỦ TƯƠNG LAI CỦA BẠN

6 BÍ KÍP HOÀN HẢO ĐỂ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN

Danh sách công ty tài chính tại Việt Nam – Top 5 công ty tài chính uy tín tại Việt Nam

6 sai lầm khi quản lý tài chính cá nhân

Người thực hiện: Bùi Minh Hoàng

Mã sinh viên: 19051084

Lớp: INE3104 4