Nội dung bài viết
I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY ĐA QUỐC GIA VÀ UNILEVER
Công ty đa quốc gia (MNCs) là các công ty sản xuất hay cung cấp dịch vụ ở ít nhất hai quốc gia. Các công ty đa quốc gia lớn có ngân sách vượt cả ngân sách của nhiều quốc gia. Công ty đa quốc gia có thể có ảnh hưởng lớn đến các mối quan hệ quốc tế và các nền kinh tế của các quốc gia. Các công ty đa quốc gia đóng một vai trò quan trọng trong quá trình toàn cầu hóa; một số người cho rằng một dạng mới của MNC đang hình thành tương ứng với toàn cầu hóa – đó là xí nghiệp liên hợp toàn cầu.
Unilever là một công ty đa quốc gia của Anh chuyên sản xuất các mặt hàng tiêu dùng như mỹ phẩm, hóa chất giặt tẩy, kem đánh răng, dầu gội, thực phẩm…. Công ty có giá trị đứng thứ bảy ở châu Âu. Unilever là một trong những công ty đa quốc gia lâu đời nhất; sản phẩm của nó có sẵn ở khoảng 190 quốc gia. Đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Unilever là hãng Johnson & Johnson từ Hoa Kỳ.
Unilever được thành lập vào ngày 2 tháng 9 năm 1929, bởi sự hợp nhất của nhà sản xuất bơ thực vật Hà Lan Margarine Unie và nhà sản xuất xà phòng Anh Lever Brothers. Trong nửa sau của thế kỷ 20, công ty ngày càng đa dạng hóa từ việc chỉ là nhà sản xuất các sản phẩm làm từ dầu và mỡ công ty đã mở rộng hoạt động trên toàn thế giới.
Unilever hoạt động trên toàn cầu với các công ty con ở khoảng 100 quốc gia. Công ty sở hữu hơn 400 thương hiệu. Tuy nhiên, hoạt động của công ty chủ yếu tập trung vào 14 thương hiệu lớn với tổng doanh thu trên 1 tỷ Euro.
Với phạm vi toàn cầu, các công ty có thể gặp phải những thách thức liên quan đến quản lý tài năng. Tuy nhiên, Unilever đã chứng tỏ là một trong những nhà tuyển dụng hấp dẫn nhất trên thế giới nhờ chiến lược quản lý nhân tài hiệu quả. Unilever đã đạt được thành công đáng kể nhờ vào chiến lược tài năng độc đáo của mình. Bài viết này sẽ tìm hiểu chiến lược quản lý nhân tài của Unilever.
II. CHIẾN LƯỢC QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC CỦA UNILEVER
1. Môi trường làm việc tại Unilever
Chính sách lương thưởng và chính sách đãi ngộ nhân sự được đánh giá cao nhất. Môi trường làm việc tại đây được đa số nhân viên đánh giá là lương cao, đồng nghiệp thân thiện cởi mở và môi trường làm việc rất chuyên nghiệp.
Tại Unilever, ban lãnh đạo cũng như các cấp quản lý đều có cơ hội mở cho những nhân viên muốn tiến xa và thăng tiến nhanh. Với mức lương khá cao, khi nhân viên đi công tác còn được hưởng các trợ cấp (xăng xe, chỗ ở) và các phúc lợi khác (tiền thưởng khi đạt chỉ tiêu, chế độ bảo hiểm xã hội, y tế).
Ngoài ra, Unilever luôn xây dựng kế hoạch nhân sự mới và đào tạo nhân sự nước ngoài. Tại đây, nhân viên có cơ hội tham gia các khóa đào tạo nội bộ ở nước ngoài, cũng như với các đồng nghiệp đến từ các quốc gia khác. Điều này mang đến cơ hội học hỏi và làm việc tốt hơn.
2. Phòng Nhân sự thay đổi thành Phòng Đối tác chiến lược
Tôn chỉ của Unilever: “Con người là tài sản quan trọng nhất, là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp.”
Unilever xác định Phòng Nhân sự là nơi cốt lõi để xây dựng kế hoạch nhân sự hiệu quả nhất. Đào tạo cho nhân viên tại bộ phận Nhân sự trước khi triển khai đào tạo cho các bộ phận khác.
Khác với bộ phận Nhân sự của các công ty khác, Unilever quan niệm bộ phận Nhân sự là trung tâm, là động lực của toàn công ty. Unilever chuyển đổi phòng Nhân sự thành phòng quan hệ đối tác chiến lược.
Thay vì chỉ đưa ra các kế hoạch đào tạo thông thường hay các chương trình hỗ trợ xã hội, họ cũng cần giúp kết nối các doanh nghiệp. Phòng Đối tác chiến lược sẽ góp phần vào chiến lược kinh doanh của công ty, giúp nâng cao năng lực và hiệu suất làm việc.
Lãnh đạo của Unilever chia sẻ: “Cách làm của Unilever là hướng đến việc tập trung xây dựng một đội ngũ nhân sự có kiến thức sâu về mặt chuyên môn nhân sự và thị trường cộng với những kiến thức rộng về mặt kinh doanh, kinh tế – xã hội.”.
Các trưởng bộ phận, trưởng nhóm phải phối hợp với bộ phận đối tác chiến lược để xây dựng kế hoạch nhân sự chất lượng, hiệu quả cho từng bộ phận. Nhân sự ở mỗi bộ phận phải hiểu rõ về công việc, văn hóa công ty và đồng nghiệp. Trưởng phòng và quản lý cấp cao đóng vai trò là chất xúc tác và cố vấn giúp nhân viên thích nghi nhanh chóng với môi trường mới.
3. Kế hoạch đào tạo đội ngũ nhân sự khác biệt
Kế hoạch gắn kết và đào tạo nhân sự tại Unilever là cử đại diện ở mỗi phòng ban hợp tác trong Phòng Đối tác chiến lược. Theo định kỳ, các phòng ban trong công ty, tùy theo các văn phòng khác nhau trên toàn thế giới sẽ tổ chức họp và thảo luận.
Các vấn đề đặt ra liên quan đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từ đó phát triển kinh doanh của từng chi nhánh đến tập đoàn. Trưởng bộ phận sẽ cùng nhau xác định kế hoạch đào tạo nhân viên, nhu cầu và cách thức nâng cao năng lực nhân viên cũng như chiêu mộ nhân tài trong thời gian tới.
Các cuộc họp diễn ra xuyên suốt giúp Unilever có được kim chỉ nang cập nhật phù hợp với kế hoạch nhân sự hàng năm. Điều này giúp Unilever luôn có sự phát triển mạnh mẽ qua từng năm và thu hút nhiều nhân tài hơn cho doanh nghiệp. Nhân viên mới vào công ty luôn được đầu tư phát triển về chuyên môn và kỹ năng. Vai trò, nhiệm vụ và trách nhiệm đối với từng công việc, cá nhân, tập thể và công ty.
Kết quả mà Phòng Đào tạo chiến lược đạt được hạng mục “Hoạch định và tìm kiếm nguồn nhân lực” và “Môi trường làm việc” tại Vietnam HR Awards 2014. Và năm 2016, Unilever đạt TOP 10 môi trường làm việc tốt nhất tại Việt Nam. Unilever Việt Nam trở thành “Doanh nghiệp xuất sắc nhất” tại mùa giải Vietnam HR Awards 2022
4. Unilever tổ chức rất nhiều chương trình nhằm đào tạo và phát triển nhân tài tại doanh nghiệp
Với hoạt động về tuyển dụng nhân tài tại Việt Nam, Unilever đưa ra các chương trình như: Unilever Future Leaders Program, Unilever Future Leaders’ League cho sinh viên mới ra trường. Chương trình Quản trị tập sự (cho Nhà lãnh đạo tương lai) để đào tạo nhân viên thực tập thành nhân viên cho Unilever.
Unilever tạo cơ hội giúp mỗi nhân viên (cũ hay mới) học hỏi, trải nghiệm làm việc thực tế tại công ty. Đồng thời, Phòng Đối tác Chiến lược mở rộng cơ hội làm việc và học tập lên các vị trí cao hơn như trưởng nhóm, trưởng phòng, lãnh đạo.
Văn hóa doanh nghiệp cũng được đề cao: công bằng, tôn trọng, mạnh dạn trao quyền, luôn đón nhận cái mới, con người mới, ý kiến khác biệt. Điều này đã giúp Unilever luôn phát triển văn hóa doanh nghiệp và gắn kết nhân viên với nhau, với các phòng ban khác nhau.
Các chính sách quan tâm đến đời sống của nhân viên cũng được Unilever tôn trọng. Cách thức quan tâm đến nhân viên cũng khác biệt, đảm bảo quan tâm tối đa đến nhu cầu của nhân viên giúp nhân viên tập trung làm việc tốt nhất. Unilever cũng tổ chức các nhóm hoạt động và hỗ trợ như nhóm nhân viên mới sinh con, nhân viên trẻ độc thân, v.v. để gắn kết nhân viên một cách toàn diện.
5. Tích cực quảng bá văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp góp phần quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp chính là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp.
Vì thế, Unilever luôn xây dựng một hình ảnh thương hiệu lớn mạnh, mang giá trị, sứ mệnh riêng của mình, hình thành tập thể đoàn kết vững mạnh. Unilever không ngừng sáng tạo các sản phẩm của mình để đem đến những trải nghiệm hoàn hảo cho khách hàng.
6. Chăm sóc nhân sự toàn diện
Không chỉ chú trọng tới môi trường làm việc, cách thức, chuyên môn làm việc của nhân viên, Unilever còn có chế độ chăm sóc đời sống, sức khỏe của nhân viên. Điều này khiến cho nhân viên cảm thấy mình được trân trọng, cảm nhận được sự quan tâm từ doanh nghiệp. Giúp họ mong muốn được gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
Đây là một trong những chiến lược nhân sự thu hút người tài, tạo động lực để họ có tinh thần làm việc tốt nhất, dồn toàn sức lực cho công ty.
Cốt lõi tất cả các chiến lược của Unilever là việc sử dụng rộng rãi công nghệ phần mềm giúp giao tiếp trong công ty trở nên dễ dàng. Theo dõi mức độ hài lòng của nhân viên và đảm bảo cập nhật tức thời lịch trình của nhân sự thông qua phần mềm giúp ban quản lý doanh nghiệp đưa ra các chiến lược nhân sự hiệu quả, bất kể quy mô của công ty.
III. TỔNG KẾT
Bất cứ một doanh nghiệp/công ty nào cũng đều có những chiến lược nhân sự riêng, gắn với sứ mệnh riêng của thương hiệu. Thông qua những chia sẻ về chiến lược nhân sự của công ty Unilever, chắc chắn mỗi doanh nghiệp cũng có thể đúc kết được những bài học riêng cho mình. Hãy lấy con người làm cốt lõi cho sự phát triển của doanh nghiệp. Muốn thành công phải trân trọng con người!
Xem thêm các bài viết về quản trị nhân lực của Clibme tại đây:
3 chính sách nhân sự quốc tế được các Công ty đa quốc gia (MNCs) sử dụng phổ biến nhất hiện nay
Nguyên tắc quản trị nguồn nhân lực của Tập đoàn 2000 tỷ Apple