4 ngân hàng góp sự phát triển vững mạnh cho nền kinh tế Việt Nam

Số liệu ước tính ban đầu cho thấy, nhiều ngân hàng lớn báo cáo lợi nhuận trong năm 2022 tăng mạnh so với năm trước, bất chấp những lo ngại về hoạt động cho vay cuối năm và lãi suất huy động tăng mạnh… để đánh giá thế nào là một trong những ngân hàng tốt nhất Việt Nam. Ngoài những yếu tố như nguồn vốn hay quy mô hoạt động, chúng ta đều phải xét đến yếu tố chất lượng tín dụng.

Nội dung bài viết:

  1. Các tiêu chí dùng để đánh giá chất lượng tín dụng
  2. Ưu điểm khi sử dụng các dịch vụ ngân hàng Việt Nam
    2.1. Cung cấp đầy đủ dịch vụ
    2.2. Chuyển tiền liên ngân hàng không thu phí
    2.3. Thao tác đơn giản, dễ dàng
    2.4. Đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhiều khách hàng
  3. Top 4 ngân hàng tốt nhất Việt Nam hiện nay
  4. Các khó khăn của ngành ngân hàng hiện nay
    4.1. Diễn biến lãi suất tiền
    4.2. Áp lực chuyển đổi ngân hàng số
    4.3. Gía trị cổ phiếu ngân hàng giảm
  5. Các biện pháp nhà nước
  6. Kết luận

I. CÁC TIÊU CHÍ DÙNG ĐỂ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG

Đây là yếu tố rất quan trọng đối với các ngân hàng. Nếu không kiểm soát tốt, lâu dài có thể sẽ là nguy cơ phát sinh nợ xấu. Các tiêu chí dùng để đánh giá chất lượng tín dụng bao gồm:

  • Khả năng sử dụng vốn
  • Khả năng tất toán dư nợ: Dư nợ ngắn hạn (hoặc trung-dài hạn) / Tổng dư nợ
  • Chỉ số nợ quá hạn:  Nợ quá hạn / Tổng dư nợ
  • Tốc độ chu chuyển vốn tín dụng (vòng quay vốn tín dụng)
  • Qui mô các dịch vụ ngân hàng cung cấp
  • Tốc độ tăng trưởng
  • Mức giá các dịch vụ và sản phẩm.
  • Thu nhập từ các dịch vụ do ngân hàng cung cấp

II. ƯU ĐIỂM KHI DÙNG CÁC DỊCH VỤ NGÂN HÀNG VIỆT NAM

Những ngân hàng ở Việt Nam không chỉ tốt mà khi sử dụng dịch vụ từ các ngân hàng này, bạn sẽ nhận được vô số lợi ích. Những ưu điểm từ dịch vụ của các ngân hàng Việt Nam có thể kể đến như:

  • Cung cấp đầy đủ dịch vụ: Các ngân hàng Việt Nam cung cấp tất cả dịch vụ tiện ích tới khách hàng gồm: Hóa đơn tiền điện, nước, học phí, các thanh toán mua sắm online, khoản vay tiêu dùng…
  • Chuyển tiền liên ngân hàng không thu phí: Khách hàng khi sử dụng dịch vụ chuyển tiền liên ngân hàng qua ngân hàng số sẽ được hoàn phí 100%.
  • Thao tác đơn giản, dễ dàng: Với ngân hàng Việt Nam, mọi thao tác thực hiện của khách hàng đều được thông qua đường truyền Internet. Với ứng dụng vePay và website ngân hàng.
  • Đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhiều khách hàng. Từ khách hàng cá nhân, tổ chức kinh doanh nhỏ lẻ cho đến cả những doanh nghiệp lớn.
  • Một số ngân hàng như Agribank còn có nhiều chương trình hỗ trợ bà con nông dân phát triển kinh tế để thoát nghèo.

 

III. 4 NGÂN HÀNG ĐÁP ỨNG TỐT NHẤT NHU CẦU KHÁCH HÀNG

4 Ngân hàng Nhà nước lớn nhất Việt Nam gồm: Ngân Hàng Vietcombank, Ngân hàng Vietinbank, Ngân hàng BIDV, Ngân hàng Agribank. Đây là các ngân hàng thương mại sở hữu tỉ lệ vốn chủ sở hữu của Nhà nước cao nhất trong tất cả các ngân hàng.

Ngân hàng Vietcombank

Ngân hàng Vietcombank có tên gọi đầy đủ là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Đây là một trong 4 ngân hàng Nhà nước lớn nhất Việt Nam khi sở hữu tổng tài sản hơn 1,5 triệu tỷ đồng và vốn điều lệ lên đến 47,3 nghìn tỷ đồng. Trong đó Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cổ đông lớn nhất của Ngân hàng Vietcombank với tổng số vốn điều lệ nắm giữ là 74,8%.

Ngân hàng Vietcombank chính thức đi vào hoạt động từ năm 1963. Trải qua hơn nửa thế kỷ hoạt động tại thị trường Việt Nam, hiện nay ngân hàng Vietcombank đã mở rộng đến 111 chi nhánh tại 53 tỉnh thành, 4 công ty con tại Việt Nam, 3 công ty con ở nước ngoài và hơn 1316 ngân hàng đại lý tại 102 quốc gia trên toàn thế giới.

Với tốc độ phát triển nhanh chóng, Vietcombank hiện đang là ngân hàng có giá trị vốn hóa cao nhất trong tất cả các tổ chức tín dụng được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam.

Thông tin chung về ngân hàng Vietcombank:

+ Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

+ Tên quốc tế: Joint Stock Commercial Bank For Foreign Trade of Viet Nam

+ Tên giao dịch quốc tế: Vietcombank

+ Loại hình: Thương mại Nhà nước

+ Vốn điều lệ: 47.325.276.230.000 đồng

+ Mã cổ phiếu: VCB

+ Sàn niêm yết: HOSE

+ SWIFT CODE: BFTVVNVX

Hiện nay ngân hàng Vietcombank đã hỗ trợ khách hàng mở tài khoản Vietcombank online ngay tại nhà vô cùng tiện lợi, do đó nếu có nhu cầu đăng ký mở tài khoản Vietcombank thì mọi người có thể thực hiện ngay trên điện thoại mà không cần đến quầy giao dịch.

 

vietcombank-top-4-ngan-hang-nha-nuoc-lon-nhat-viet-nam

Ngân hàng Vietinbank

Thêm một ngân hàng thuộc top 4 ngân hàng Nhà nước lớn nhất Việt Nam hiện nay đó là ngân hàng Vietinbank. Đây là ngân hàng thương mại Nhà nước được thành lập từ năm 1988 và lấy tên là ngân hàng Incombank, đến năm 2008 thì chính thức đổi tên thành Vietinbank và duy trì cho đến ngày nay.

Theo thống kê, hiện nay ngân hàng Vietinbank nằm trong top 2 ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam với tổng số vốn điều lệ lên đến 48.058 tỷ đồng. Trong đó Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là cổ đông lớn nhất của Vietinbank khi nắm giữ 64,46% tổng vốn điều lệ.

Trên đà phát triển ổn định, hiện nay không chỉ hoạt động trong nước. Tính đến thời điểm hiện tại, Vietinbank có tổng 155 chi nhánh, 2 văn phòng đại diện, 5 trung tâm quản lý tiền mặt, 4 chi nhánh ngân hàng tại nước ngoài và nhiều ngân hàng đại lý trên toàn cầu.

Thông tin chung về ngân hàng Vietinbank:

+ Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

+ Tên quốc tế: Vietnam Joint Stock Commercial Bank For Industry And Trade

+ Tên giao dịch quốc tế: Vietinbank

+ Loại hình: Thương mại Nhà nước

+ Vốn điều lệ: 48.057.506.090.000 đồng

+ Vốn chủ sở hữu: 93.247.451.000.000

+ Mã cổ phiếu: CTG

+ Sàn niêm yết: HOSE

+ SWIFT CODE: ICBVVNVX

Thay vì phải đến quầy giao dịch ngân hàng, hiện nay nếu có nhu cầu đăng ký tài khoản Vietinbank thì mọi người có thể thực hiện mở tài khoản Vietinbank online tại nhà, chỉ cần sử dụng điện thoại thông minh có kết nối Internet là được.

Ngân hàng BIDV

Ngân hàng tiếp theo nằm trong top 4 ngân hàng Nhà nước lớn nhất Việt Nam đó là ngân hàng BIDV – Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Đây là một trong những ngân hàng thương mại lâu đời nhất tại Việt Nam được thành lập vào năm 1957 và có trụ sở chính tại Hà Nội.

Hiện nay ngân hàng BIDV là một trong những ngân hàng thương mại có quy mô lớn nhất Việt Nam với tổng số vốn điều lệ lên đến 61.000 tỷ đồng, tổng tài sản riêng đạt 1,72 triệu tỷ đồng. Trong đó Ngân hàng Nhà nước sở hữu 80,99% tổng vốn điều lệ của ngân hàng này.

bidv-top-4-ngan-hang-nha-nuoc-lon-nhat-viet-nam
BIDV – Top 4 ngân hàng Nhà nước lớn nhất Việt Nam

Năm 2021 đánh dấu bước phát triển vượt bậc của ngân hàng BIDV và cũng là năm đầu tiên mà ngân hàng triển khai Chiến lược phát triển kinh doanh giai đoạn 2021 – 2025. Bên cạnh đó ngân hàng cũng hoàn thành xây dựng 4 chiến lược cấu phần, điển hình như chiến lược chuyển đổi số và phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ.

Thông tin chung về ngân hàng BIDV:

+ Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

+ Tên quốc tế: Joint Stock Commercial Bank for Investment and Development of Vietnam

+ Tên giao dịch quốc tế: BIDV

+ Loại hình: Thương mại Nhà nước

+ Vốn điều lệ: 61.000.000.000.000 đồng

+ Mã cổ phiếu: BID

+ Sàn niêm yết: HOSE

+ SWIFT CODE: BIDVVNVX

Tính đến thời điểm hiện tại ngân hàng BIDV đã mở rộng mạng lưới hoạt động trên phạm vi trong nước và cả quốc tế. Theo đó, ngân hàng BIDV có tổng 190 chi nhánh trong cả nước, 815 phòng giao dịch trải đều tại 63 tỉnh thành, 57.825 máy ATM, máy POS và 1 chi nhánh ngân hàng tại nước ngoài.

Ngân hàng Agribank

Khác với những ngân hàng thương mại khác tại Việt Nam, ngân hàng Agribank hiện nay đang là ngân hàng duy nhất sở hữu 100% vốn điều lệ từ Ngân hàng Nhà nước. Và đây cũng là một trong 4 ngân hàng Nhà nước lớn nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại.

Theo thống kê, hiện nay tổng vốn điều lệ của ngân hàng Agribank lên đến 30.591 tỷ đồng, tổng tài sản của ngân hàng là 1,68 triệu tỷ đồng và tổng nguồn vốn lên đến 1,58 triệu tỷ đồng. Tuy nhiên nếu tính theo chuẩn mực vốn Basel II thì tỷ lệ an toàn vốn của Ngân hàng Agribank không đạt yêu cầu theo quy định.

agribank-top-4-ngan-hang-nha-nuoc-lon-nhat-viet-nam
Agribank – Top 4 ngân hàng Nhà nước lớn nhất Việt Nam

Ngân hàng Agribank chính thức đi vào hoạt động từ năm 1988 với mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Trải qua gần 35 năm hoạt động, hiện nay ngân hàng Agribank đã mở rộng đến 2.300 chi nhánh tại tất cả các vùng miền và có mặt tại 9/13 huyện đảo trên cả nước.

Thông tin chung về ngân hàng Agribank:

+ Tên đầy đủ: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

+ Tên quốc tế: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development

+ Tên giao dịch quốc tế: Agribank

+ Loại hình: Thương mại Nhà nước

+ Vốn điều lệ: 30.591.000.000.000

+ Mã cổ phiếu: AGR

+ Sàn niêm yết: HOSE

+ SWIFT CODE: VBAAVNVX

Hiện nay để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, ngân hàng Agribank đã hỗ trợ khách hàng mở tài khoản Agribank online tại nhà. Do đó mọi người có thể dễ dàng mở tài khoản ngay trên điện thoại một cách nhanh chóng, an toàn và tiện lợi.

Đặc điểm chung của 4 ngân hàng lớn nhất Việt Nam

Dưới đây là các đặc điểm chung của 4 ngân hàng Nhà nước lớn nhất Việt Nam mà mọi người có thể tham khảo:

+ Đều là các ngân hàng thuộc loại hình thương mại Nhà nước

+ Có tổng vốn điều lệ lớn, trong đó Ngân hàng Nhà nước nắm giữ trên 60% tổng vốn điều lệ

+ Quy mô tài sản của các ngân hàng này đều trên 1 triệu tỷ đồng

+ Có trụ sở chính tại Hà Nội – Thủ đô Việt Nam

4 ngân hàng tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, góp phần phục hồi nền kinh tế; chủ động điều hành đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ và giải pháp phù hợp nhằm ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối; chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung vốn cho vay đối với lĩnh vực sản xuất kinh doanh; triển khai Đề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025.

IV. CÁC KHÓ KHĂN CỦA 4 NGÂN HÀNG LỚN HIỆN NAY

1. Khả năng sinh lời giảm, các chi phí quản lý tín dụng và bù đắp rủi ro gia tăng

Trước hết, tác động của COVID-19 đã dẫn đến việc các nước đều thực hiện kịch bản lãi suất thấp, điều này làm giảm lợi nhuận của các ngân hàng hoạt động dựa trên những sản phẩm cốt lõi truyền thống. Việc cắt giảm lãi suất ngay trong ngắn hạn dẫn đến thu nhập từ lãi của ngân hàng giảm. Lãi suất trong ngắn hạn giảm cũng đã tác động đến lãi suất trung, dài hạn thông qua cấu trúc kỳ hạn của lãi suất. Đặc biệt với một số nước theo đuổi chính sách lãi suất thấp (hoặc âm) thì càng có tác động bất lợi đến thu nhập lãi ròng của ngân hàng. Các ngân hàng đang khắc phục vấn đề này bằng cách chuyển hướng gia tăng thu nhập từ các dịch vụ khác hoặc từ việc cung cấp các sản phẩm ngân hàng số.

2. Áp lực chuyển đổi sang ngân hàng số, gia tăng cạnh tranh cũng như hợp tác với các công ty Fintech

Đại dịch COVID-19 làm cho lãnh đạo của các ngân hàng đều nhận thức rõ ràng hơn về khoảng cách trong việc cung cấp dịch vụ, nên đã đẩy nhanh quá trình chuyển đổi kỹ thuật số thông qua quan hệ đối tác và hợp tác với các công ty Fintech. Để đẩy nhanh quá trình số hóa, các ngân hàng đều có những đầu tư lớn vào nguồn lực cơ sở hạ tầng và thay đổi công nghệ ngân hàng.

3. Giá trị cổ phiếu của ngân hàng giảm, chi trả cổ tức giảm

COVID-19 đã tạo ra sự bất ổn đáng kể và biến động cao trên thị trường vốn toàn cầu, sự biến động cao trên thị trường chứng khoán làm giảm  thị giá cổ phiếu của các ngân hàng… Lĩnh vực tài chính là một trong những lĩnh vực bị ảnh hưởng nhiều nhất, với việc định giá ngân hàng giảm ở tất cả các quốc gia trên thế giới.

V. CÁCH KHẮC PHỤC CỦA NHÀ NƯỚC

Khuyến khích, vận động các tổ chức tín dụng tiếp tục tiết giảm chi phí để phấn đấu giảm lãi suất cho vay. Hướng tín dụng vào lĩnh vực sản xuất-kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên. Kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro. Tiếp tục các giải pháp đa dạng hóa dịch vụ, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, chuyển đổi số mạnh mẽ để mang lại tiện ích cho người dân và doanh nghiệp.

Tập trung triển khai quyết liệt Đề án cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025, trong đó cần khuyến khích các tổ chức tín dụng tích cực tham gia vào quá trình xử lý các ngân hàng yếu kém, các ngân hàng mua bắt buộc, đảm bảo an toàn, lành mạnh của toàn hệ thống cũng như của từng tổ chức tín dụng.

Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước kiểm soát chặt chẽ việc mua trái phiếu doanh nghiệp của các tổ chức tín dụng để tránh rủi ro hệ thống; tăng cường quản lý, giám sát việc các tổ chức tín dụng huy động vốn từ phát hành trái phiếu doanh nghiệp, việc đầu tư trái phiếu doanh nghiệp và việc cung cấp các dịch vụ liên quan đến việc phát hành và giao dịch trái phiếu doanh nghiệp…

VI. KẾT LUẬN

Để biết được hiện nay đang có những ngân hàng tốt nhất Việt Nam nào đáng để bạn quan tâm và tin tưởng sử dụng. Cũng như là cần phải dựa vào những tiêu chí nào để đánh giá một ngân hàng là tốt, hãy xem ngay bài viết vừa rồi. Bạn sẽ tìm thấy những sự lựa chọn đúng đắn cho bản thân.

 

SINH VIÊN THỰC HIỆN: TRẦN HỒNG ANH

MÃ SINH VIÊN: 20050050

LỚP QH2020E KTQT CLC2

MÃ HP: INE3104 4