5 nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tài chính

Khủng hoảng tài chính (Financial crisis) là gì

Khủng hoảng tài chính (tiếng Anh: Financial crisis) là các tình huống trong đó một số tài sản tài đột nhiên mất một phần lớn giá trị danh nghĩa của chúng.

Trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, nhiều cuộc khủng hoảng tài chính gắn liền với các cuộc khủng hoảng ngân hàng, và nhiều cuộc suy thoái cũng xảy ra với những cuộc khủng hoảng này. Một số tình huống khác cũng thường được gọi là khủng hoảng tài chính bao gồm sự sụp đổ của thị trường chứng khoán và sự bùng nổ của các bong bóng tài chính, khủng hoảng tiền tệ và các vụ vỡ nợ quốc gia.

Nhiều nhà kinh tế đã đưa ra các học thuyết khác nhau về cách thức phát triển của các cuộc khủng hoảng tài chính và cách chúng có thể được ngăn chặn. Tuy nhiên, chưa có học thuyết nào hoàn toàn được đồng thuận trong khi đó các cuộc khủng hoảng tài chính vẫn tiếp tục xảy ra theo thời gian.

Khủng hoảng tài chính toàn cầu
Khái niệm khủng hoảng tài chính

 

Dấu hiệu của Khủng hoảng tài chính

  • Các Ngân hàng thương mại không hoàn trả được các khoản tiền gửi của người gửi tiền.
  • Các khách hàng vay vốn, gồm cả khách hàng được xếp loại A cũng không thể hoàn trả đầy đủ các khoản vay cho ngân hàng.
  • Chính phủ từ bỏ chế độ tỷ giá hối đoái cố định.
  • Tự do hóa tài chính
  • Sự yếu kém trong hệ thống tài chính, nhất là các ngân hàng trong nước
  • Thể chế giám sát kém

 

Các loại khủng hoảng tài chính

Khủng hoảng ngân hàng

Đây là tình trạng diễn ra khi các khách hàng đồng loạt rút tiền ồ ạt khỏi ngân hàng. Vì ngân hàng cho vay phần lớn số tiền gửi vào nên khi khách hàng đồng loạt rút tiền, sẽ rất khó để các ngân hàng có khả năng hoàn trả các khoản nợ. Sự rút tiền ồ ạt có thể dẫn tới sự phá sản của ngân hàng, khiến nhiều khách hàng mất đi khoản tiền gửi của mình, trừ khi họ được bồi thường nhờ bảo hiểm tiền gửi.

Nếu việc rút tiền ồ ạt lan rộng sẽ gây ra khủng hoảng ngân hàng mang tính hệ thống. Cũng có thể hiện tượng trên không lan rộng, nhưng lãi suất tín dụng được tăng lên (để huy động vốn) do lo ngại về sự thiếu hụt trong ngân sách. Lúc này, chính các ngân hàng sẽ trở thành nhân tố gây ra khủng hoảng tài chính.

Khủng hoảng trên thị trường tài chính

Khủng hoảng tài chính trên thị trường tài chính thường xảy ra do hai nguyên nhân chính: do các chính sách của Nhà nước và do sự tồn tại của các bong bóng đầu cơ.

Yếu tố đầu tiên phải nói đến, đó chính là các chính sách của Nhà nước. Khi nhà nước phát hành tiền nhằm trang trải cho các khoản thâm hụt ngân sách, điều này sẽ gây ảnh hưởng tới tỷ giá cố định. Người dân sẽ mất lòng tin vào nội tệ và chuyển sang tích trữ bằng các loại ngoại tệ. Khi đó dự trữ ngoại tệ của Nhà nước sẽ cạn dần, Nhà nước buộc phải từ bỏ tỷ giá cố định và tỷ giá sẽ tăng.

Thêm vào đó, trên thị trường lại luôn tồn tại những “bong bóng” đầu cơ, ẩn chứa nguy cơ đổ vỡ. Khi hầu hết những người tham gia thị trường đều đổ xô đi mua một loại hàng hóa nào đó trên thị trường tài chính (chẳng hạn như cổ phiếu, bất động sản), nhưng không nhằm mục đích đầu tư lâu dài, mà chỉ mua với mục đích đầu cơ, với hi vọng sẽ bán ra với giá cao hơn và thu lợi nhuận, điều này đẩy giá trị của các hàng hóa này lên cao, vượt quá giá trị thực của nó.

Tình trạng này xảy ra sẽ kéo theo những nguy cơ đổ vỡ trên thị trường tài chính, là một trong những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tài chính.

Khủng hoảng tài chính thế giới

Khi một quốc gia có đồng tiền mạnh đột ngột phá giá đồng tiền của mình hoặc khi một nước mất đi khả năng hoàn trả các khoản nợ quốc gia, gây khủng hoảng tiền tệ.

Khủng hoảng tài chính trong các tập đoàn Kinh tế

Các tập đoàn thường vướng vào khủng hoảng tài chính do 2 lý do chủ yếu: do các kế hoạch đầu tư không đúng đắn, không thu hồi được vốn đầu tư, dẫn tới việc không thanh toán được các khoản vay để đầu tư dẫn tới phá sản. Do bị hiệu ứng dây chuyền từ khủng hoảng chung, khi đó các doanh nghiệp không vay được vốn để đầu tư hoặc các dự án đầu tư không thu hồi được vốn do tình trạng khủng hoảng tài dính diễn ra trong nội bộ doanh nghiệp.

 

5 Nguyên nhân khủng hoảng tài chính

1. Lãi suất tăng cao

Các cá nhân và công ty với các dự án mạo hiểm rủi ro cao lại là những người sẵn sàng trả mức lãi suất cao. Nếu lãi suất thị trường nhạy cảm tăng theo nhu cầu tín dụng tăng hoặc do cung tiền giảm, làm cho những người có rủi ro tín dụng tốt sẽ không còn thiết tha vay vốn nữa, trong khi đó, những người có rủi ro tín dụng xấu vẫn mong muốn được vay.

Do lựa chọn đối nghịch tăng lên, khiến cho ngân hàng không còn muốn cho vay nữa. Sự giảm sút mạnh trong tín dụng dẫn đến sự giảm sút mạnh trong đầu tư và hoạt động kinh tế vĩ mô. Một khi tăng lãi suất cho vay lên cao thì có khả năng phải hy sinh mục tiêu phát triển kinh tế. Đa phần doanh nghiệp đều bị tác động tiêu cực, trừ những doanh nghiệp cá biệt có lợi nhuận cao ngất ngưởng, hoặc thuộc ngành thiết yếu có chính sách hỗ trợ riêng.

Vì khi lãi vay cao buộc doanh nghiệp phải thắt chặt chi tiêu, hoạt động sản xuất kinh doanh không dễ, gây rủi ro sa sút hoặc phá sản. Về dài hạn, cả việc tăng lãi suất và tổn hao do chiến tranh cũng gây nên rủi ro nền kinh tế bị suy thoái, góp phần gây nên khủng hoảng tài chính.

2. Bong bóng đầu cơ

Nhiều phân tích về khủng hoảng tài chính nhấn mạnh đến vai trò của các sai lầm trong đầu tư gây ra bởi sự thiếu hiểu biết và sự không hoàn hảo trong lý lẽ của con người. Sự bất ổn đột ngột trên thị trường tài chính (có thể do sự sụp đổ của một tổ chức tài chính hay phi tài chính trụ cột nào đó), dấu hiệu của suy thoái kinh tế hay sự sụp đổ của thị trường cổ phiếu.

Sự xa lạ với các cách tân tài chính và kỹ thuật có thể giúp giải thích lý do các nhà đầu tư lại ước tính quá cao giá trị của các tài sản. Chẳng hạn, một số nhà đầu tư lớp đầu biết được tiềm năng của internet nên đã đầu tư vào các công ty dot-com. Các khoản lợi nhuận bắt đầu được tạo ra do sự tăng giá cổ phiếu dot-com.

Những nhà đầu tư lớp thứ hai nhanh chóng nhảy vào để tìm kiếm lợi nhuận tương tự mặc dù những người này có thông tin rất hạn chế về tiềm năng của các công ty dot-com. Tâm lý bầy đàn như vậy ban đầu đã làm giá cổ phiếu tăng và thực tế họ đã thu được lợi nhuận. Giá cổ phiếu tăng cao vượt ra ngoài những tiềm năng thực sự mà ngành có thể tạo ra và đến một lúc nào đó thì sự đổ vỡ là không thể tránh khỏi.

Khi đó, chỉ cần một số nhỏ nhà đầu tư nhận ra vấn đề và bắt đầu bán ra thì ngay lập tức gây nên làn sóng bán tháo cổ phiếu và hậu quả là sự sụp đổ của thị trường, tạo áp lực khiến khủng hoảng tài chính xảy ra.

3. Sự không tương thích giữa nợ và tài sản

Một yếu tố khác được cho là có đóng góp đến khủng hoảng tài chính là sự không tương thích giữa nợ và tài sản. Chẳng hạn, các ngân hàng thương mại chào mời các tài khoản tiền gửi có thể rút tiền ở bất cứ thời điểm nào nhưng lại cho các doanh nghiệp hay gia đình vay dài hạn.

Sự không tương thích giữa nợ ngắn hạn và tài sản dài hạn của ngân hàng được xem là một trong những lý do có sự tháo chạy ngân hàng xảy ra (khi người gửi tiền hoảng loạn và quyết định rút tiền của mình nhanh hơn là ngân hàng có thể thu hồi nợ vay).

Đứng ở phương diện quốc gia, một vài chính phủ ở các nền kinh tế mới nổi, vì một lý do nào đó, không thể bán trái phiếu có mệnh giá nội tệ, thay vào đó họ bán trái phiếu có mệnh giá ngoại tệ. Điều này có thể tạo ra sự không tương thích giữa mệnh giá ngoại tệ của nợ với tài sản hay thu nhập có thể kiếm được (doanh thu thuế bằng nội tệ). Do đó, các chính phủ này sẽ gặp rủi ro vỡ nợ quốc gia nếu tỷ giá có sự dao động mạnh hoặc khi nguồn dự trữ ngoại tệ yếu.

4. Đòn bẩy tài chính

Đòn bẩy tài chính có nghĩa là việc vay mượn để tài trợ cho đầu tư. Đòn bẩy tài chính thường cũng bị chỉ trích như là nhân tố đóng góp cho khủng hoảng tài chính. Khi một nhà đầu tư dùng tiền của mình để đầu tư thì nếu thua lỗ, trong tình huống xấu nhất, người này chỉ mất tiền của mình mà thôi.Nhưng khi vay nợ để đầu tư thì kết quả có thể làm cho thu nhập tiềm năng tăng lên nhưng cũng có thể thua lỗ nhiều hơn những gì nhà đầu tư có.

Do đó, đòn bẩy tài chính có thể khuếch đại thu nhập nhưng cũng có thể tạo ra rủi ro phá sản. Nếu sự phá sản xảy ra thì có nghĩa là công ty đã thất bại trong việc đáp ứng các lời hứa trả nợ cho các công ty khác, tức có nghĩa là từ rắc rối tài chính của công ty này có thể lan sang thành của công ty khác.

5. Thất bại trong việc điều tiết của chính phủ

Các chính phủ cố gắng loại bỏ hoặc làm giảm nhẹ khủng hoảng tài chính bằng sự điều tiết đối với khu vực tài chính. Một mục tiêu lớn của sự điều tiết là làm tăng tính minh bạch: buộc các định chế tài chính phải công bố rộng rãi các báo cáo tài chính một cách thường xuyên theo các tiêu chuẩn kế toán.

Một mục tiêu khác của sự điều tiết là đảm bảo các định chế tài chính có đủ tài sản để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính theo hợp đồng, chẳng hạn như yêu cầu dự trữ, yêu cầu về vốn, và các giới hạn khác về vay nợ.
Tuy nhiên, nhiều khi sự điều tiết quá mức cũng có thể bị chỉ trích là nguyên nhân của khủng hoảng tài chính. Chẳng hạn như Hiệp ước Basel II thường bị chỉ trích bởi yêu cầu các ngân hàng tăng vốn tự có khi rủi ro tăng lên, mà điều này có thể buộc ngân hàng giảm vay mượn xuống khi không thể tăng vốn tự có.

Điều này, ở một phương diện nào đó, có thể làm gia tăng các tiềm năng gây ra sự trói buộc tín dụng như đã trình bày mà hệ quả của nó có thể là khủng hoảng tài chính.

 

Một vài cuộc khủng hoảng tài chính tài khốc nhất lịch sử nhân loại.

1. Cuộc khủng hoảng TÍN DỤNG năm 1772

Cuộc khủng hoảng tín dụng năm 1772
Cuộc khủng hoảng tín dụng năm 1772

Cuộc khủng hoảng tín dụng được khởi nguồn từ London nước Anh sau đó nhanh chóng lan khắp phần còn lại của châu Âu. Giữa những năm 1760, nhờ khối lượng tài sản từ các nước thuộc địa và hoạt động thương mại đã giúp Đế quốc Anh trở nên vô cùng giàu có. Sự giàu có này tạo ra một làn sóng lạc quan quá mức, dẫn đến nhiều ngân hàng Anh nhanh chóng đẩy mạnh mở rộng tín dụng.

Nhưng sự gia tăng quá độ này đã đột ngột kết thúc vào ngày 8 tháng 6 năm 1772, khi Alexander Fordyce, một trong những đối tác của các ngân hàng Anh Neal, James, Fordyce, and Down, đã bỏ trốn sang Pháp nhằm thoát nợ. Tin tức của vụ việc nhanh chóng lan truyền và gây ra sự khủng hoảng tột độ tại ngân hàng ở Anh, khi các chủ nợ bắt đầu xếp hàng dài yêu cầu rút tiền mặt ngay lập tức.

Không chỉ dừng lại ở nước Anh, cuộc khủng hoảng sau đó nhanh chóng lan sang Scotland, Hà Lan, các khu vực khác của châu Âu rồi tới các thuộc địa của Anh – Mỹ. Nhiều nhà sử học đã tuyên bố rằng hậu quả kinh tế của cuộc khủng hoảng này là một trong những yếu tố then chốt làm bùng nổ cuộc biểu tình Tiệc trà Boston và Cách mạng Mỹ.

2. Cuộc đại khủng hoảng năm 1929 – 1939

Cuộc đại khủng hoảng năm 1929 - 1939
Cuộc đại khủng hoảng năm 1929 – 1939

Vào những năm đầu của thế kỷ 20 thế giới đã phải gánh chịu một trận đại khủng hoảng vô cùng lớn. Mọi người tin rằng cuộc Đại khủng hoảng được châm ngòi bởi vụ sụp đổ ở Phố Wall năm 1929, và sau đó càng ngày càng trở nên trầm trọng hơn do các quyết sách tồi tệ của chính phủ Mỹ.

Cuộc khủng hoảng tồi tệ này kéo này dài gần 10 năm dẫn đến thất thoát một lượng thu nhập khổng lồ, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng nhanh chóng tới mức kỷ lục, đầu ra sản xuất thụt giảm đáng kể, đặc biệt là ở các Quốc gia công nghiệp hóa. Tại Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp đạt gần 25% vào lúc đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng năm 1933.

3. Cuộc khủng hoảng TÀI CHÍNH CHÂU Á năm 1997

Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á  bắt nguồn từ Thái Lan vào năm 1997, đã nhanh chóng lan sang phần còn lại của Đông Á và các đối tác thương mại. Cũng giống như việc trở nên vô cùng giàu có của nước Anh năm 1750, dòng vốn đầu cơ từ các nước phát triển liên tục chảy vào các nền kinh tế Đông Á như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore, Hồng Kông và Hàn Quốc đã tạo ra một kỷ nguyên lạc quan quá độ dẫn đến tình trạng quá mức tín dụng và tích lũy nợ lớn tại các nền kinh tế.

Vào tháng 7 năm 1997, chính phủ Thái Lan đã phải từ bỏ tỷ giá hối đoái cố định so với đồng USD đã có từ trước đó rất lâu bởi sự thiếu hụt về nguồn lực ngoại tệ. Điều này đã khơi nguồn cho làn sóng hoảng loạn trên khắp thị trường tài chính châu Á và nhanh chóng dẫn đến sự đảo ngược dòng đầu tư hàng tỷ USD từ nước ngoài.

Khi sự hoảng loạn bùng phát trên thị trường và các nhà đầu tư cảnh giác trước những vụ phá sản có thể xảy ra của các chính phủ Đông Á, nỗi lo về một cuộc khủng hoảng tài chính trên toàn thế giới bắt đầu lan rộng. Phải mất nhiều năm để nền kinh tế thế giới vượt qua được cơn khủng hoảng tài chính này và đem mọi thứ trở lại bình thường. Quỹ tiền tệ Quốc tế đã phải can thiệp để tạo ra các gói cứu trợ cho các nền kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề nhất nhằm giúp các Quốc gia này thoát khỏi tình trạng vỡ nợ.

4. Cuộc KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH năm 2007-2008

Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007-2008
Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007-2008

Đây là cuộc khủng hoảng tài chính nghiêm trọng nhất kể từ sau Đại khủng hoảng, nó đã tàn phá thị trường tài chính trên toàn thế giới. Hình thành khi bị kích động bởi sự sụp đổ của bong bóng nhà đất ở Mỹ.

Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã dẫn đến Lehman Brothers một trong những ngân hàng đầu tư lớn nhất thế giới phải tuyên bố phá sản, nhiều tổ chức tài chính và doanh nghiệp quan trọng bị đưa đến bờ vực sụp đổ, Chính phủ phải giải cứu tạo nên những tiền lệ chưa từng có.Mất gần một thập kỷ để mọi thứ trở lại bình thường, nhưng trước đó cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đã kịp xóa sạch hàng triệu việc làm và hàng tỷ USD thu nhập trong vỏn vẹn hơn một năm.

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM:

Khủng hoảng kinh tế – tài chính: các vấn đề từ lý luận đến thực tiễn

Bật mí 6 lý do về tầm quan trọng của tài chính trong kinh doanh

 

Người thực hiện: Lê Thị Mai Hương – MSV: 19051482