5 mô hình kinh doanh dễ dàng và phổ biến cho người mới bắt đầu

Dù bạn đang muốn bắt đầu một công việc kinh doanh dễ dàng hay mở rộng thị trường mục tiêu thì việc tạo ra một mô hình kinh doanh là điều thiết yếu. Công việc này có tầm quan trọng chiến lược vì nó sẽ giúp tất cả các hoạt động bán hàng, marketing đi đúng hướng và mang về doanh thu cho doanh nghiệp.

Vậy thì mô hình kinh doanh là gì? 5 mô hình kinh doanh phổ biến cho người muốn khởi nghiệp hiện nay là gì? Hãy cùng tìm hiểu nhé

1. Mô hình kinh doanh là gì?

Mô hình kinh doanh dễ dàng là một yếu tố giúp thương hiệu có thể định vị được bản thân và bắt đầu tiến vào thị trường dựa trên những điều kiện phù hợp. Đây là cơ sở để đảm bảo được khả năng lên kế hoạch phù hợp cũng như bước dài, bền vững hơn trên thị trường.

Việc thiết lập mô hình phù hợp cũng là yếu tố quan trọng để giúp thương hiệu của bạn giảm chi phí, tăng lợi nhuận và phát triển toàn diện. Bởi trên thực tế, sản phẩm, dịch vụ là yếu tố có thể dễ dàng sao chép nhưng mô hình kinh doanh thì là đặc trưng của mỗi thương hiệu.

Cốt lõi của một mô hình kinh doanh dễ và tốt là phải giải quyết được 4 yêu cầu sau:

  1. Các sản phẩm/dịch vụ mà công ty sẽ phân phối ra thị trường
  2. Làm thế nào để sản phẩm/dịch vụ phục vụ đúng như cầu thị trường
  3. Dự trù chính xác các khoản chi phí phải đổi mặt
  4. Làm thế nào để biến sản phẩm/dịch vụ mang lại nguồn thu nhập cao

5 bước xây dựng mô hình kinh doanh dễ dàng cho doanh nghiệp

Có nhiều loại mô hình kinh doanh khác nhau. Mỗi loại thay đổi đáng kể dựa trên loại mô hình tổ chức và dịch vụ. Ví dụ, một công ty sản xuất sẽ có một mô hình rất khác so với công ty quảng cáo.

Hay đối với các mô hình startup thì mô hình kinh doanh dễ thường nằm trong khuôn khổ nhưng sẽ được xem xét và điều chỉnh hằng năm dựa trên những thay đổi về thị trường, khách hàng và nguồn nhan lực. Ngoài ra, các doanh nghiệp còn sử dụng kết hợp các mô hình kinh doanh để tiếp cận khách hàng và phát triển theo thời gian.

2. Tại sao chọn một mô hình kinh doanh dễ lại quan trọng?

Bạn muốn bắt đầu công việc kinh doanh dễ dàng, mở rộng thị trường hay thay đổi chiến lược tiếp cận thị trường thì việc xây dựng một mô hình kinh doanh là điều cần thiết.

Đặc biệt đối với các “Startup” thì việc xác định và tạo dựng một mô hình kinh doanh quan trọng hơn bao hết. Bởi vì cốt lõi của mô hình kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp đó xác định được:

  1. Tiềm năng của sản phẩm/dịch vụ
  2. Đối tượng khách hàng nhắm đến
  3. Cách mà doanh nghiệp sẽ phân phối sản phẩm
  4. Doanh nghiệp sẽ mang tới cho khách hàng điều gì
  5. Chi phí khách hàng cần chi trả là bao nhiêu

Có thể nói, việc lựa chọn mô hình kinh doanh là một trong những điều kiện quan trọng , một mô hình kinh doanh dễ và hiệu quả nên được thiết lập rõ ràng ngay từ đầu để giúp thương hiệu của bạn có định hướng rõ ràng và phát triển một cách hiệu quả nhất.

3. Các thành phần chính của mô hình kinh doanh

Dựa vào mô hình Canvas, một mô hình kinh doanh dễ bề của doanh nghiệp cần bao gồm 9 thành phần chính như sau:

  • Customer Segments (Phân khúc khách hàng)
  • Value Propositions (Giá trị doanh nghiệp)
  • Customer Relationships (Mối quan hệ với khách hàng)
  • Channels (Kênh giao tiếp)
  • Key Activities (Hoạt động chính)
  • Key Resources (Nguồn lực chính)
  • Key Partners (Đối tác chính)
  • Cost Structure (Cơ cấu chi phí)
  • Revenue Streams (Nguồn doanh thu)

Mô hình kinh doanh Canvas

3.1 Yếu tố bên trong doanh nghiệp

  • Những hoạt động kinh doanh chính (Key Activities)

Đây là những hoạt động kinh doanh chính của doanh nghiệp để thể hiện được giá trị của mình

  • Nguồn lực chính (Key Resources)

Nguồn lực chính là những nguồn lực cần thiết mà doanh nghiệp sở hữu để cung cấp giá trị đến với khách hàng. Đây cũng có thể được coi là những tài sản của doanh nghiệp để hỗ trợ hoạt động kinh doanh. Ví dụ của các nguồn lực chính có thể là: con người, tài chính, vật chất và trí tuệ.

  • Đối tác quan trọng (Key Partners)

Đối tác chính là danh sách các công ty / nhà cung cấp khác mà doanh nghiệp có thể cần để triển khai được các hoạt động chính và mang lại giá trị cho khách hàng

3.2 Yếu tố giá trị của doanh nghiệp

Giá trị doanh nghiệp (Value propositions): Những sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp có thể đem lại những giá trị gì đến cho khách hàng.

Theo như Osterwalder (2004) cho biết, giá trị của doanh nghiệp là điều làm nên sự khác biệt giữa một doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh. Giá trị của doanh nghiệp có thể được biểu hiện qua nhiều khía cạnh như: sự mới mẻ, sáng tạo, nhận diện thương hiệu tốt, mức giá phải chăng, sự tiện lợi, sản phẩm / dịch vụ chất lượng,…

Tuy nhiên, nhìn chung, giá trị của doanh nghiệp sẽ có 2 dạng chính:

  • Dạng định lượng: giá sản phẩm, hiệu quả của sản phẩm và dịch vụ đem lại
  • Dạng định tính: trải nghiệm khách hàng, chất lượng sản phẩm

3.3 Yếu tố khách hàng

Về khía cạnh khách hàng, mô hình kinh doanh dễ dàng thường bao gồm những yếu tố chính sau:

  • Phân khúc khách hàng (Customer Segment)

Để mô hình kinh doanh dễ dàng và hoạt động hiệu quả, doanh nghiệp cần xác định rõ phân khúc khách hàng mục tiêu. Phân khúc khách hàng có thể được phân loại giữa trên những đặc điểm hoặc nhu cầu khác nhau của họ để từ đó doanh nghiệp có thể triển khai những hoạt động kinh doanh dễ dàng và phù hợp với từng loại khách hàng.

  • Mối quan hệ với khách hàng (Customer relationships) 

Để có thể phát triển bền vững, doanh nghiệp cần xác định được mình cần xây dựng mối quan hệ như thế nào với khách hàng. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần trả lời 3 câu hỏi:

  • Làm thế nào để thu hút khách hàng mới?
  • Làm thế nào để tăng khả năng khách hàng quay trở lại mua hàng trong tương lai?
  • Làm thế nào để giữ chân khách hàng ở lại lâu với doanh nghiệp?

3.4 Yếu tố tài chính

Đối với khía cạnh tài chính, mô hình kinh doanh sẽ bao gồm những yếu tố liên quan tới Cơ cấu chi phí (Cost Structure)

Cơ cấu chi phí mô tả rõ chi phí điều hành doanh nghiệp theo từng mô hình kinh doanh cụ thể. Các doanh nghiệp có thể tập trung giảm chi phí qua việc giảm vốn đầu tư hoặc tập trung vào nâng cao giá trị sản phẩm.

3.5 Yếu tố nguồn doanh thu (Revenue streams)

Nguồn doanh thu là cách mà doanh nghiệp thu được lợi nhuận từ các phân khúc khách hàng khác nhau.

Một số nguồn doanh thu chính có thể được kể đến như:

  • Bán tài sản: Doanh nghiệp bán quyền sở hữu tài sản hữu hình (physical good) cho khách hàng. Ví dụ: các doanh nghiệp bán lẻ.
  • Thu phí sử dụng: Doanh nghiệp thu phí sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ. Ví dụ: các công ty về công nghệ phần mềm.
  • Thu phí đăng ký: Doanh nghiệp tính phí sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ thường xuyên. Ví dụ: các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truyền phát trực tuyến như Netflix, Disney+,…
  • Cho vay/ Cho thế chấp/ Cho thuê: Khách hàng trả phí để có quyền sở hữu sản phẩm trong một khoảng thời gian nhất định.
  • Cấp phép: Doanh nghiệp tính phí sử dụng tài sản trí tuệ. Ví dụ: phí bản quyền xuất bản sách hoặc phim, âm nhạc,…
  • Quảng cáo: Doanh nghiệp tính phí các bên quảng cáo sản phẩm trên kênh trung gian của mình.

4. Những mô hình kinh doanh dễ dàng và phổ biến hiện nay

4.1 Mô hình kinh doanh online

Có thể nói, mô hình kinh doanh online đã và đang là mô hình vô cùng phổ biến. Đây được xem là hình thức kinh doanh dễ thông qua mạng xã hội, website và kênh trực tuyến,…Với kinh doanh online, bạn hoàn toàn có thể quảng bá sản phẩm, dịch vụ của mình trên các kênh online.

Mô hình kinh doanh dễ dàng online

Trên thực tế, kinh doanh online giúp nhà bán hàng tối ưu được rất nhiều chi phí cũng như không bị giới hạn về không gian, thời gian. Cùng với sự phát triển của công nghệ 4.0, kinh doanh online chắc chắn là mô hình kinh doanh dễ mang lại nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển nhất.

Tuy nhiên, mô hình này cũng có một số hạn chế là khách hàng thường xuyên đắn đo và cân nhắc việc mua hàng bởi họ không thể trực tiếp nhìn thấy sản phẩm và nghi ngại về chất lượng thực tế.

Cùng với đó, sự chậm trễ, hỏng hóc hoặc thất lạc hàng hóa trong quá trình giao hàng cũng được xem là hạn chế của mô hình kinh doanh dễ dàng này, khiến khách hàng chần chừ trong việc mua hàng.

4.2 Mô hình tiếp thị liên kết

Mô hình kinh doanh này còn được biết đến dưới khái niệm Affiliate, đây là mô hình mà hoạt động kinh doanh dễ dàng được thực hiện khi khách hàng thực hiện hoạt động mua hàng khi click vào một liên kết.

Affiliate marketing

Ví dụ, bạn là một người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội, kênh truyền thông, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các website, mạng xã hội và gắn các đường link mua sản phẩm vào trong các bài viết của mình. Khi khách hàng mua sản phẩm, dịch vụ đó bạn sẽ được nhận hoa hồng.

4.3 Mô hình kinh doanh thương mại điện tử

Đây là một cách kinh doanh dễ dàng có thể tận dụng được những lợi thế của mạng Internet, mọi cá nhân, doanh nghiệp đều có thể bán hàng và thu lợi từ mô hình này. Trên thực tế, mô hình kinh doanh thương mại điện tử sẽ bao gồm:

  • Mô hình B2B (Business To Business): Mô hình kinh doanh thương mại điện tử này được hiểu là mô hình cung cấp các sản phẩm, dịch vụ từ doanh nghiệp này đến doanh nghiệp khác qua các nền tảng Internet. Mô hình B2B thường gặp có thể kể đến như: Alibaba, Amazon,…
  • Mô hình B2C (Business To Consumer): Đây là mô hình kinh doanh dễ dàng mà ở đó, doanh nghiệp bán hàng cho các cá nhân, người tiêu dùng cuối cùng trên nền tảng trực tuyến.
  • Mô hình C2C (Consumer To Consumer): Mô hình kinh doanh này thể hiện các hoạt động mua bán, trao đổi qua Internet giữa các cá nhân, người tiêu dùng với nhau. Một số nền tảng, website hoạt động theo mô hình C2C có thể kể đến như: Ebay, Chợ Tốt, Shopee, Sendo,…

Kinh doanh thương mại điện tử

4.4 Mô hình lợi nhuận từ sản phẩm đi kèm

Một trong những ví dụ điển hình của mô hình này có thể kể đến chính là Apple với chiến lược tạo ra các nền tảng như App Store và iTunes để bán ứng dụng, bài hát, phim mới giá hợp lý để bán cùng các sản phẩm chủ chốt có giá khá cao như iPhone, iPad, Mac,…

Tuy nhiên, để dùng được iTunes hay App Store thì họ buộc phải mua được các sản phẩm chủ chốt. Điều này vô tình khiến khách hàng cảm thấy bị mắc kẹt trong hệ sinh thái này của Apple.

4.5 Mô hình kinh doanh nhượng quyền

Đối với mô hình này, bên nhượng quyền sẽ cung cấp cho phía được nhượng quyền giấy phép kinh doanh, thương hiệu, tài liệu đào tạo,… Phía được nhượng quyền sẽ được phép bán sản phẩm, dịch vụ của bên nhượng quyền. Tùy vào chính sách mà bên nhận nhượng quyền sẽ trả phí nhượng quyền hoặc phần trăm doanh thu tùy thỏa thuận.

5. Những lưu ý khi lựa chọn mô hình kinh doanh dễ dàng

  • Tiềm năng

Việc hiểu rõ về tiềm năng và quy mô thị trường là yếu tố giúp bạn nắm được lượng khách hàng cũng như phân khúc thị trường. Từ đó, đưa ra quyết định đánh vào thị trường ngách hay thị trường chính, đồng thời xác định rõ đặc điểm của khách hàng mục tiêu, định hình các yếu tố quan trọng trong mô hình kinh doanh của bạn.

  • Đối thủ cạnh

Hiểu rõ đối thủ cạnh tranh của bạn là ai, đang làm gì là điều quan trọng để tạo nên sự khác biệt cho sản phẩm, dịch vụ của bạn trên thị trường. Đây là cơ sở để xác định lợi thế cạnh tranh và thu hút khách hàng lựa chọn bạn thay vì đối thủ khác.

  • Kênh phân phối

Việc lựa chọn kênh phân phối phù hợp sẽ quyết định đến doanh thu, lợi nhuận cho cửa hàng của bạn. Bởi trên thực tế, đây là yếu tố để bạn có thể đưa sản phẩm của mình đến với khách hàng tiềm năng cũng như tăng doanh thu, giúp cho việc kinh doanh dễ dàng hơn, hiệu quả và có lợi nhuận nhất cho mình.

  • Chi phí, doanh thu, lợi nhuận

Lựa chọn mô hình kinh doanh dễ dàng và phù hợp cần phụ thuộc khá nhiều vào tiềm lực tài chính cũng như khả năng mang về doanh thu, lợi nhuận của thương hiệu. Khi này, bạn sẽ cần liệt kê toàn bộ chi phí phải bỏ ra cũng như tính toán doanh thu có thể thu về và tiềm năng sinh lời.

Đây được xem là một trong những cơ sở để thương hiệu của bạn có thể đưa ra kế hoạch kinh doanh rõ ràng, phù hợp và hiệu quả hơn.

Trên đây là những yếu tố quan trọng về mô hình kinh doanh dễ dàng mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn, chúng tôi hy vọng rằng, những chia sẻ trên có thể giúp bạn đánh giá tính phù hợp, từ đó lựa chọn mô hình phù hợp nhất.

Xem thêm: 9 bước lập kế hoạch kinh doanh dễ dàng và hoàn hảo

Kinh doanh dễ dàng trên Instagram chỉ với 7 bí quyết sau đây!

Quyền Năng Dữ Dội: Bí Mật 5 Chiến Lược Kinh Doanh Dễ Dàng Thành Công Của Amazon

 

Họ và tên: Nguyễn Hoàng Thục Anh

Mã sinh viên: 20050752

Lớp: QH-2020-E CLC KTQT 4

Mã học phần: INE3104 1