Điểm mặt 4 start-up kỳ lân tại Việt Nam – Đâu là mục tiêu 10 năm sau của Việt Nam

4 Start-up kỳ lân tại Việt Nam

Gần đây đang xuất hiện nhiều những thuật ngữ như start-up kỳ lân, start-up kỳ lân công nghệ. Bạn hãy cùng Clibme tìm hiểu về những thuật ngữ công nghệ và điểm mặt Top 4 start-up công nghệ lớn tại Việt Nam nhé!

I. Start-up kỳ lân là gì?

1. Khái niệm start-up kỳ lân

Start-up kỳ lân (unicorn start-up) là thuật ngữ chỉ những start-up được định giá trên 1 tỷ đô la.

Kỳ lân là loài vật trong trí tưởng tượng của chúng ta, gắn liền với sự hiếm có. Tương tự, các start-up kỳ lân đạt được mức định giá 1 tỷ đô trong 10 năm cũng chỉ chiếm 0,07% trên tổng số các công ty khởi nghiệp.

2. Đặc trưng start-up kỳ lân

  • Thay đổi toàn bộ ngành: tạo ra dịch vụ mới để phục vụ nhu cầu mới hay còn bỏ ngỏ, và thay đổi toàn bộ cách mọi thứ đang hoạt động. Ví dụ: Uber với dịch vụ xe ôm/taxi công nghệ.
  • Lấy công nghệ làm trung tâm: đa phần start-up kỳ lân vươn lên nhờ tận dụng được tiến bộ của công nghệ và 87% sản phẩm của các công ty này thuộc lĩnh vực phần mềm.
  • Tập trung giải quyết nhu cầu: 62% start-up kỳ lân là các doanh nghiệp B2C (phục vụ khách hàng cá nhân) và họ ưu tiên tìm ra cách giải quyết đơn giản và hiệu quả nhất cho những nhu cầu của người dùng.
  • Xuất phát từ công ty tư nhân: đa phần thuộc sở hữu cá nhân và tăng giá trị bằng cách để công ty lớn thâu tóm hay đầu tư vào.
  • Duy trì vị thế dẫn đầu: không chỉ là người khai phá dịch vụ/nhu cầu mới, họ còn thường xuyên cải tiến và định vị lại thị trường để luôn ở vị trí tiên phong.
Start-up kỳ lân là gì?- Start-up kỳ lân tại Việt Nam
Start-up kỳ lân là gì?

3. Start-up kỳ lân trên thế giới

Hiện trên thế giới có hơn 800 start-up như vậy. Trong đó, có nhiều công ty vượt xa “mức sàn” 1 tỷ USD, tập trung chủ yếu trong các lĩnh vực như công nghệ, công nghệ tài chính, dịch vụ internet…

Dưới đây là 35 start-up “kỳ lân” được định giá trên 10 tỷ USD, chia theo lĩnh vực và nơi đặt trụ sở, tính tới ngày 6/12/2021.

Start-up Việt Nam
Start-up kỳ lân lớn nhất thế giới Nguồn: Visual Capitalist

Theo báo cáo mới công bố của Hurun, Mỹ có 487 start-up định giá từ một tỷ USD (kỳ lân), chiếm 46% trong tổng số toàn cầu.

Chỉ số kỳ lân toàn cầu (The Global Unicorn Index) 2021 do Viện nghiên cứu Hurun trụ sở tại Thượng Hải (Trung Quốc) vừa công bố cho biết, tính đến cuối tháng 11, thế giới có 1.058 “kỳ lân”, tức các công ty khởi nghiệp được định giá từ một tỷ USD trở lên. Tổng cộng, 42 quốc gia có ít nhất một kỳ lân.

Airbnb - Start-up kỳ lân lớn tại Mỹ
Airbnb – Start-up kỳ lân lớn tại Mỹ

Trong đó, Mỹ dẫn đầu thế giới khi chiếm 487 “kỳ lân”, chiếm 46%. Riêng trong năm nay, nước này có thêm 254 “kỳ lân”. Đứng thứ hai là Trung Quốc với 301 công ty, chiếm 28%. Năm 2021, nước này có thêm được 74 “kỳ lân” mới. Ấn Độ, nước có thêm 33 công ty vào danh sách năm nay, đưa tổng số lên 54, xếp thứ ba.

“Mỹ và Trung Quốc tiếp tục thống trị, với ba phần tư số ‘kỳ lân’ được biết đến trên thế giới, mặc dù chỉ chiếm một phần tư dân số thế giới”, Rupert Hoogewerf, Chủ tịch kiêm Trưởng nhóm nghiên cứu của báo cáo, cho biết. Tuy nhiên, phần còn lại của thế giới cũng đang phát triển mạnh mẽ, với thị phần “kỳ lân” nâng từ 17% hai năm trước lên 26% trong năm nay.

II. 4 Start-up kỳ lân tại Việt Nam

Việt Nam đã có thêm hai kỳ lân công nghệ mới là Momo và Sky Mavis khởi nghiệp vào năm ngoái, nâng số kỳ lân trong nước hiện lên bốn. Các start-up Việt Nam huy động được hơn 1,4 tỉ đô la Mỹ vào năm 2021, đứng thứ ba Đông Nam Á. Hãy cùng tìm hiểu xem trọn bộ 4 ông lớn kỳ lân công nghệ là những ai nào.

1. VNG

Được thành lập vào năm 2004, từ một công ty chỉ với 5 thành viên ban đầu, VNG đã vươn lên trở thành cổng thông tin lớn nhất Việt Nam (Zing.vn), cung cấp các sản phẩm giải trí online (nhạc, game, video, tin tức), mạng xã hội và thương mại điện tử cho gần 20 triệu người sử dụng Internet tại Việt Nam. VNG là công ty đi đầu trong lĩnh vực Internet ở Việt Nam. Trẻ trung, nhiệt huyết, năng động, không ngừng tìm tòi và khám phá công nghệ mới, chúng tôi đang chiếm lĩnh thị trường với hơn 20 sản phẩm giải trí, liên kết cộng đồng, và phần mềm được ưa chuộng nhất.

VNG - Start-up kỳ lân đầu tiên tại Việt Nam
VNG – Start-up kỳ lân đầu tiên tại Việt Nam

Doanh nghiệp này đang phát hành những tựa game ăn khách nhất thế giới tại Việt Nam, tổ chức nhiều giải đấu thể thao điện tử khắp Đông Nam Á, tự phát triển nhiều tựa game “made in Việt Nam” và gặt hái nhiều giải thưởng danh giá của cộng đồng game quốc tế.

Không chỉ làm chủ thị trường trong nước, VNG đã liên tục khảo sát, tìm kiếm cơ hội tại các thị trường quốc tế khi mở chi nhánh tại Thái Lan, Myanmar, Philippines…., hợp tác với các đối tác quốc tế hàng đầu, cả về nguồn lực lẫn kinh nghiệm và công nghệ.

2. Sky Mavis

Có lẽ là đêm mất ngủ đối với đội ngũ sáng lập Sky Mavis – công ty game với đa số là người Việt vừa huy động 152 triệu USD trong vòng gọi vốn Series B, đạt mức định giá 3 tỷ USD.

Sky Mavis đặt trụ sở tại Singapore, nhưng có thể xem đây là công ty của Việt Nam.

Giám đốc điều hành (CEO) Sky Mavis, ông Nguyễn Thành Trung, chưa đầy 30 tuổi, từng là một trong những Founder và Giám đốc công nghệ (CTO) của Lozi. Đồng sáng lập còn có Aleksander Leonard Larsen, hiện đang đảm nhiệm vai trò Giám đốc vận hành (COO).

Sky Mavis
Start-up kỳ lân Việt Nam

Cho đến thời điểm hiện tại, Sky Mavis nằm trong số những công ty Việt Nam huy động vốn thành công nhất năm 2021. Trước đó, Momo (ví điện tử) thu về 99 triệu USD vòng Series D; VNLIFE (hệ sinh thái số) gọi được 250 triệu USD vòng Series B; Tiki (thương mại điện tử) cho biết đã gọi về 100 triệu USD vòng Series E, hướng đến mục tiêu 200 triệu USD; Equest (giáo dục) nhận vốn đầu tư 100 triệu USD từ KKR; KiotViet (chuyển đổi số) gọi về 45 triệu USD vòng Series B, dẫn đầu bởi KKR…

Nhưng chỉ có Sky Mavis trở thành kỳ lân, mà lại còn là kỳ lân nhanh nhất mà Việt Nam có cơ hội sản sinh ra. Sky Mavis chính xác mất 3 năm 8 tháng để làm được điều này, hai kỳ lân trước đó gồm VNG mất 10 năm và VNLIFE (VNPAY) mất 13 năm.

Trong cuộc trao đổi với người viết vào giữa tháng 7, thời điểm mà Axie Infinity đón nhận cơn sốt về doanh thu tạo ra trên protocol, ông Nguyễn Thành Trung cho biết đội ngũ nhân sự của Sky Mavis chỉ xấp xỉ 40 người.

3. VN Life

VNLife, chủ quản của VNPay Unicorn, là fintech startup được định giá trên 1 tỷ USD thứ hai ở Việt Nam sau khi nhận vốn từ SoftBank và GIC hồi năm ngoái.

Nếu người Việt Nam chỉ quen thuộc với cái tên VNPay thì lại có rất rất ít người biết đến VNLife, công ty chủ quản của VNPay. Nổi tiếng với mạng lưới thanh toán bằng mã QR tại tất cả các tỉnh thành tại Việt Nam. Đặc biệt, mạng lưới của họ đang liên kết trực tiếp với 22 ngân hàng tại Việt Nam bao gồm cả những ngân hàng lớn như Agribank, VietinBank, Vietcombank và Bidv.

VNLife là một công ty fintech thanh toán di động - Start-up
VNLife là một công ty fintech thanh toán di động

Thông qua các ứng dụng ngân hàng, VNPay mang đến giải pháp thanh toán cho 15 triệu người tiêu dùng từ những dịch vụ cơ bản như thanh toán hóa đơn, mua sắm online, chuyển tiền và cả đặt vé xe buýt, thanh toán điện nước…

Với mục tiêu xây dựng siêu ứng dụng độc đáo nhất, tiếp cận dễ dàng nhất, không chọn cách làm như các đối thủ là xây dựng “ứng dụng đa chức năng”, VNPay chọn xây dựng hàng loạt siêu ứng dụng, mỗi ứng dụng cho một ngân hàng đối tác. “Nền tảng ứng dụng thanh toán của chúng tôi không tồn tại ở bất kì đâu trên thế giới”, ông Niraan De Silva, Giám đốc điều hành VNLife, chia sẻ. Yono, một siêu ứng dụng phổ biến của Ngân hàng Nhà Nước Ấn Độ, có 10 triệu lượt đăng nhập hàng ngày nhưng đây chỉ là dự án nội bộ.

VNLife là một công ty fintech thanh toán di động

4. M_Service

Ngày 4/9, Công ty Cổ phần Dịch vụ di Động trực tuyến (M_Service) thông báo, ví điện tử MoMo đã chính thức chạm mốc 20 triệu người dùng sau 10 năm ra mắt thị trường Việt Nam.

Với con số này, MoMo là ví điện tử có nhiều người dùng nhất Việt Nam. Họ cũng tuyên bố đang trên đường trở thành Siêu ứng dụng lớn nhất Việt Nam.

Công ty M_Service ra đời vào năm 2007, chính thức ra mắt thương hiệu ví điện tử MoMo vào năm 2010. Công ty đã tiên phong mở đường cho lĩnh vực fintech và kinh tế số Việt Nam với sự hợp tác của 25 ngân hàng thương mại trong và ngoài nước đang hoạt động tại Việt Nam.

MoMo - Start-up kuf lân Việt Nam
MoMo

Cơ cấu đổ đông được tiết lộ gần nhất là vào thời điểm tháng 11/2018, tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại M_Service đã tăng lên 63,8% từ mức 47,27%. Các nhà đầu tư nước ngoài rót vốn vào M_Service là các quỹ đầu tư. Tại thời điểm đó, vốn điều lệ của M_Service là 112,2 tỷ đồng, trong đó, E-Mobile VN Investments SIBV nắm 25,51% vốn và là nhà đầu tư nước ngoài sở hữu nhiều cổ phần nhất tại Fintech này, Standard Chartered Private Equity sở hữu 17,9%.

II. Mục tiêu 10 năm sau của Việt Nam

Theo đánh giá của start-up Blink năm 2020, hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam được đánh giá ở vị trí 59 trên thế giới. Tính riêng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam đang nằm trong tốp 20- 25 hệ sinh thái hàng đầu.

Tại Việt Nam, doanh nghiệp khởi nghiệp đang đứng trước cả cơ hội và thách thức, nhưng vẫn là lĩnh vực thu hút sự quan tâm từ các quỹ đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là các start-up thuộc lĩnh vực fintech, ngân hàng số (digital bank). Theo thống kê của Nextrans Việt Nam, tổng giá trị đầu tư vào các start-up Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2021 đạt hơn 100 triệu USD, tăng khoảng 34% so với cùng kỳ năm 2020, chưa tính những khoản đầu tư không được công bố.

Mục tiêu 10 start-up kỳ lân tại Việt Nam vào năm 2030: Cơ hội nào cho lĩnh vực ngân hàng số?

Những nỗ lực khuyến khích, hỗ trợ của chính phủ cùng sự phát triển mạnh mẽ của các start-up công nghệ trong thời đại số cho phép chúng ta hy vọng về một Việt Nam với nhiều hơn những start-up tỷ đô, đạt được mục tiêu gần là chạm mốc 10 kỳ lân vào năm 2030 và tương lai xa là ghi mình vào bảng xếp hạng start-up kỳ lân trên Châu Á cũng như toàn thế giới.

Bạn có thể đọc thêm những bài viết về khởi nghiệp ở link sau:

Sinh viên: Nguyễn Hải Yến

MSV: 19051629

Mã lớp: 2022 – INE3104-1