3 YẾU TỐ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP VIỆT NAM

Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam là yếu tố vô cùng quan trọng để có thể phát triển bền vững đất nước. Con người ra đời cùng văn hóa, trưởng thành nhờ văn hóa, hướng tới tương lai cũng nhờ văn hóa. Do đó, văn hóa có chức năng góp phần bồi dưỡng nhân cách và tâm hồn cao đẹp của con người Việt Nam: lòng yêu nước, yêu chế độ xã hội chủ nghĩa, tinh thần hữu nghị và hợp tác quốc tế, ý thức xây dựng thuần phong mỹ tục, xây dựng gia đình có văn hóa. Bài viết này sẽ giúp các bạn tìm hiểu văn hoá doanh nghiệp là gì và mục tiêu phát triển bền vững của doanh nghiệp tại Việt Nam.

Văn hoá doanh nghiệp là gì?

Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, từ đó trở thành quy tắc, tập quán quen thuộc ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp đồng thời chi phối tình cảm, cách suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích.

Văn hoá doanh nghiệp tạo nên sự khác biệt của một doanh nghiệp so với tất cả các doanh nghiệp khác.

C:\Users\hoanghai\Desktop\7\vi-du-ve-van-hoa-doanh-nghiep-1.JPG

Hình minh hoạ- Nguồn: Dantri.com.vn

Các yếu tố tạo nên văn hoá doanh nghiệp

Văn hoá doanh nghiệp không mơ hồ, mà được hiển thị qua nhiều yếu tố, bao gồm cả vô hình và hữu hình. Chẳng hạn như:

  • Cách ứng xử, giao tiếp, thói quen của mọi người trong công ty
  • Cách nhận thức và ứng xử của nhân viên công ty với thế giới bên ngoài
  • Quy định nội bộ công ty
  • Đồng phục, hoạt động, v.v.v

Nhân sự là yếu tố quan trọng làm nên văn hoá doanh nghiệp. Và mỗi nơi làm việc lại có một văn hoá khác nhau.

Tại sao phải xây dựng văn hoá doanh nghiệp?

Dễ dàng hòa nhập khi văn hóa doanh nghiệp cởi mở

Một doanh nghiệp khi muốn xây dựng văn hóa công ty vững mạnh sẽ luôn đặt các giá trị cốt lõi ở trung tâm trong tất cả các khía cạnh của cơ cấu tổ chức và hoạt động hàng ngày của công ty. Thế nhưng nếu các giá trị đó không phù hợp với tư tưởng làm việc của cá nhân bạn, thì đó sẽ là một vấn đề lớn.

Lý do là vì nhân viên sẽ luôn yêu thích công việc của mình hơn khi nhu cầu và giá trị của họ phù hợp với những gì công ty đang hướng tới. Điều này cũng góp phần cải thiện khả năng tương tác của bạn với cấp trên và các đồng nghiệp trong quá trình giao tiếp và làm việc.

Vì vậy, sự không tương thích với văn hóa công ty sẽ cản trở sự hòa nhập của bạn với môi trường văn phòng và dần dần khiến bạn không còn niềm vui trong công việc.

Nâng cao năng suất và chất lượng cuộc sống văn phòng

Luôn có một mối liên hệ chặt chẽ giữa chất lượng cuộc sống nơi công sở của nhân viên với năng suất làm việc của họ. Chất lượng cuộc sống ở đây được hiểu là sức khỏe tinh thần và thể chất, cũng như sự hài lòng của họ với doanh nghiệp. Một văn hóa công ty lành mạnh có thể giúp bạn đạt được hiệu quả cao với cả hai yếu tố trên.

Trên thực tế, văn hóa doanh nghiệp đóng một vai trò không hề nhỏ trong việc phát triển đời sống của nhân viên một cách toàn diện. Chính vì vậy, những hành động hỗ trợ từ phía công ty, như giờ làm việc linh hoạt, hay một môi trường làm việc cởi mở cho phép nhân viên có tiếng nói, là vô cùng quan trọng.

Tất cả những điều trên giúp bạn luôn đảm bảo được động lực và tinh thần tốt trong công việc. Thêm vào đó, việc được hỗ trợ đầy đủ các nguồn lực và công cụ sẽ giúp tăng năng suất và mức hiệu suất nói chung.

Hiệu suất tăng, thường xuyên đạt được mục tiêu đề ra sẽ khiến bạn cảm thấy hạnh phúc hơn rất nhiều với công việc mình đang làm.

Văn hoá doanh nghiệp ảnh hưởng đến dịch vụ khách hàng

Văn hoá doanh nghiệp tích cực và lành mạnh sẽ nâng cao hạnh phúc cho nhân viên. Từ đó họ sẽ đóng góp và làm việc năng suất, sáng tạo hơn.

Điều này phản chiếu trực tiếp lên cách mà họ ứng xử với khách hàng. Nếu nhân viên luôn cảm thấy hạnh phúc và hài lòng khi làm việc, họ cũng sẽ lan toả luồng cảm xúc đó tới khách hàng. Họ có thể giới thiệu sản phẩm hay tư vấn cho khách hàng nhiệt tình và tràn đầy năng lượng như cách họ được đối xử trong văn hoá công ty.

Theo Gallup, các doanh nghiệp sở hữu nhân viên hạnh phúc có thu nhập trên mỗi cổ phiếu cao hơn 147% so với các đối thủ cạnh tranh. Do đó, bên cạnh các chiến lược kinh doanh, marketing, tầm nhìn hay sứ mệnh, văn hoá chính là chìa khoá dẫn đến thành công của mỗi  doanh nghiệp.

Thuc hien chien luoc kinh doanh tu van hoa doanh nghiep (1)

Hình minh hoạ- Nguồn: Faceworks

Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam thời kỳ hội nhập

Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã quan tâm đến việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, thậm chí có những doanh nghiệp không hề tiếc tiền mời các công ty nước ngoài đến hoạch định văn hóa doanh nghiệp cho công ty mình. Học tập văn hóa doanh nghiệp tiên tiến nước ngoài đã trở thành tư duy mới của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Đặc biệt, sự kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), đất nước đã hội nhập ngày càng sâu, rộng hơn vào nền kinh tế toàn cầu, đó là một lời mời không thể khước từ “luật chơi” nghiệt ngã của thương trường trong nước và quốc tế: cạnh tranh và đào thải. Điều đó đòi hỏi giới doanh nhân Việt Nam phải nhanh chóng hoàn thiện nhân cách, trí tuệ, sự đoàn kết, đồng lòng, xây dựng cộng đồng doanh nghiệp mạnh mẽ, với hành trang “văn hóa doanh nghiệp Việt Nam” vững vàng, chủ động, sẵn sàng trước những thách thức mới.

Các doanh nghiệp hôm nay phải là những người có tầm nhìn rộng và xa, có đầu óc suy nghĩ sâu xa, sắc sảo, có giác quan đặc biệt cảm nhận nhạy bén trước một thực tế sôi động và biến động khôn lường. Những con người ấy phải được tôn trọng, được tôn vinh, phải được đồng cảm chia xẻ vui, buồn, phải được bênh vực và bảo vệ. Phải định vị lại những giá trị cho họ, phải tính cách nào đó mà tôn vinh họ, vừa giúp họ xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam, cần phải hội tụ đủ 4 yếu tố: Tâm – Tài – Trí – Dũng. Nghĩa là “Có tâm thì có đức; Có tài thì có tầm; Có trí thì có lực; Có dũng thì có tiết”.

Xu hướng văn hoá doanh nghiệp Việt Nam ngày nay

Có 4 xu hướng chủ yếu phát triển của văn hóa doanh nghiệp Việt Nam:

– Một là, tôn trọng con người với tư cách là chủ thể hành vi, coi trọng tính tích cực và tính năng động của con người trong kinh doanh, công việc nâng cao tố chất của con người là điều kiện quan trọng đầu tiên của phát triển doanh nghiệp.

– Hai là, coi trọng chiến lược phát triển và mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp để bồi dưỡng ý thức văn hóa doanh nghiệp cho toàn thể công nhân viên chức.

– Ba là, coi trọng việc quản lý môi trường vật chất và tinh thần của doanh nghiệp, tạo ra không gian văn hóa tốt đẹp, bồi dưỡng ý thức tập thể và tinh thần đoàn kết nhằm cống hiến sức lực, trí tuệ cho doanh nghiệp.

– Bốn là, coi trọng vai trò tham gia quản lý của công nhân viên chức, khích lệ tinh thần trách nhiệm của tất cả các thành viên doanh nghiệp.

Trong giai đoạn hội nhập kinh tế hiện nay, văn hóa doanh nghiệp Việt Nam có 4 đặc điểm nổi bật sau đây:

Tính tập thể: Quan niệm tiêu chuẩn đạo đức của doanh nghiệp là do toàn thể thành viên doanh nghiệp tích lũy lâu dài cùng nhau hoàn thành, có tính tập thể.

Tính quy phạm: Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam có chức năng điều chỉnh kết hợp: trong trường hợp lợi ích cá nhân và doanh nghiệp xảy ra xung đột thì công nhân viên chức phải phục tùng các quy định, quy phạm của văn hóa mà doanh nghiệp đã đề ra, đồng thời doanh nghiệp cũng phải biết lắng nghe, cố gắng giải quyết hài hòa để xóa bỏ xung đột.

Tính độc đáo: Doanh nghiệp ở những quốc gia khác nhau, doanh nghiệp khác nhau ở cùng một quốc gia đều cố gắng xây dựng văn hóa doanh nghiệp độc đáo trên cơ sở của vùng đất mà doanh nghiệp đang tồn tại. Văn hóa doanh nghiệp Việt Nam phải bảo đảm tính thống nhất trong nội bộ từng doanh nghiệp, nhưng giữa các doanh nghiệp khác nhau cần phải tạo nên tính độc đáo của mình.

Tính thực tiễn: Chỉ có thông qua thực tiễn, các quy định của văn hóa doanh nghiệp mới được kiểm chứng để hoàn thiện hơn nữa. Chỉ khi nào văn hóa doanh nghiệp phát huy được vai trò của nó trong thực tiễn thì lúc đó mới thực sự có ý nghĩa.

Một số giải pháp nhằm nâng cao văn hóa doanh nghiệp hướng tới sự phát triển chung của doanh nghiệp Việt Nam

Thông qua việc đo lường, các lãnh đạo và quản lý văn hóa doanh nghiệp Việt Nam nên đánh giá mức độ trưởng thành trong quản trị văn hóa doanh nghiệp, tìm ra các cách thức hành động phù hợp nhất để cải thiện và phát triển văn hóa doanh nghiệp thông qua các yếu tố cụ thể. Tuy nhiên, những tổ chức xây dựng được văn hóa mạnh sẽ đáp ứng được những thách thức từ thế giới số luôn chuyển động nhanh và lấy khách hàng làm trọng tâm. Khi lãnh đạo và tập thể nhân viên hiểu đúng về văn hóa doanh nghiệp và triển khai đúng cách, doanh nghiệp sẽ tìm được lợi thế cạnh tranh của riêng mình.

Ngày nay, một số xu hướng chủ yếu phát triển của văn hóa doanh nghiệp Việt Nam, như: tôn trọng con người với tư cách là chủ thể hành vi, coi trọng tính tích cực và tính năng động của con người trong kinh doanh, công việc, nâng cao tố chất của con người,… là điều kiện quan trọng đầu tiên của phát triển doanh nghiệp. Bên cạnh đó, coi trọng chiến lược phát triển và mục tiêu cơ bản của doanh nghiệp để bồi dưỡng ý thức văn hóa doanh nghiệp cho toàn thể công nhân viên chức; coi trọng việc quản lý môi trường vật chất và tinh thần của doanh nghiệp, tạo ra không gian văn hóa tốt đẹp, bồi dưỡng ý thức tập thể và tinh thần đoàn kết, nhằm cống hiến sức lực, trí tuệ cho doanh nghiệp; coi trọng vai trò tham gia quản lý của công nhân viên chức, khích lệ tinh thần trách nhiệm của tất cả các thành viên doanh nghiệp.

Văn hóa chính là mục tiêu, động lực của sự phát triển. Đặc biệt trong giai đoạn toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế mạnh mẽ như hiện nay, vai trò của văn hóa càng trở nên quan trọng, cấp thiết hơn bao giờ hết. Sau khi gia nhập tổ chức thương mại thế giới, Việt Nam đang đứng trước những thời cơ và thách thức to lớn. Một trong những thách thức đó là phát triển văn hóa như thế nào để văn hóa thực sự là động lực thúc đẩy phát triển nền kinh tế đất nước. Để xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập thì trách nhiệm của từng cá nhân và các nhà quản lý cần phải chủ động tìm hiểu các quy định của luật pháp quốc tế trong lĩnh vực sản xuất – kinh doanh, đồng thời họ nên triển khai thực hiện các việc như tạo dựng môi trường thuận lợi cho hoạt động kinh doanh hướng tới thị trường quốc tế để học hỏi và hội nhập văn hóa.

Văn hoá doanh nghiệp Việt Nam

Tiếp đó, các hiệp hội ngành nghề hỗ trợ các doanh nghiệp tăng cường nhận thức về văn hóa và văn hóa kinh doanh bằng các hoạt động cụ thể, như: tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức các hội thảo, các chương trình đào tạo, tham quan học hỏi kinh nghiệm xây dựng văn hóa doanh nghiệp ở một số nước phát triển như Anh, Mỹ, Úc, hoặc cấp các dự án cấp Bộ về vấn đề văn hóa kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp, phổ biến các kiến thức pháp luật và kiến thức chuyên ngành cho tất cả mọi thành viên trong doanh nghiệp.

Tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của doanh nghiệp cũng cần được khuyến khích, nâng cao sức cạnh tranh các sản phẩm, bảo đảm phát triển bao trùm và bền vững.

Mỗi doanh nghiệp cũng cần xây dựng chiến lược đầu tư lâu dài cho nhân sự để phát huy tài năng và sức sáng tạo lao động của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp để họ không ngừng nỗ lực và lao động sáng tạo.

Ngoài ra, các doanh nghiệp nên tăng cường tổ chức các chuyến đi khảo sát ở nhiều nước châu Âu và châu Á để nghiên cứu và lĩnh hội thêm kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp của các nước này. Đồng thời, các cuộc thi giao lưu văn hóa và tìm hiểu pháp luật giữa các thành viên của các doanh nghiệp cũng nên được chú trọng nhiều hơn. Điều này sẽ góp phần nâng cao văn hóa tổ chức nói chung và văn hóa cá nhân trong mỗi bộ phận của mỗi doanh nghiệp.

Kết luận

Tóm lại, văn hóa doanh nghiệp được coi như nguồn sống của mỗi doanh nghiệp và nó cần được quan tâm và vun đắp mỗi ngày, bởi từng thành viên trong mỗi doanh nghiệp. Nó luôn tạo ra niềm tin cho mỗi người làm việc trong môi trường đó. Ngoài ra, nó còn là sợi dây gắn kết giữa những con người trong cùng doanh nghiệp, tạo ra tiếng nói chung giữa các thành viên và nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Thêm vào đó, việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp thích hợp với đặc điểm của doanh nghiệp, thì việc quản lý chính là dùng nền văn hóa nhất định để tạo dựng con người. Do vậy, khi văn hóa doanh nghiệp thực sự hòa vào giá trị của từng cá nhân thì họ mới có thể coi sự phát triển của doanh nghiệp cũng chính là sự phát triển của cá nhân mình. Văn hóa doanh nghiệp được xem là một tài sản quý giá, giúp doanh nghiệp phát triển một cách bền vững nhất, đặc biệt là trong bối cảnh nước ta ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới.

Tài liệu tham khảo:

  1. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (2017). Xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong sự phát triển bền vững. Tài liệu tọa đàm khoa học.
  2. Hữu Đức (2021). Văn hoá doanh nghiệp là gì? Xây dựng văn hoá doanh nghiệp như thế nào? Truy cập: tại đây

Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết khác tại đây:

Xem thêm “Môi trường làm việc công sở” tại đây

Xem thêm “Xây dựng văn hoá doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững” tại đây

Có thể bạn quan tâm: Văn hoá doanh nghiệp là gì? 10 ví dụ xây dựng văn hoá 

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Duy Nhất

Mã sinh viên: 20050146

Lớp: QH-2020-E KTQT CLC 1

Mã học phần: INE3104 5 2022