CHIẾN LƯỢC MARKETING KINH ĐIỂN CỦA 3 THƯƠNG HIỆU LỚN TRÊN THẾ GIỚI

Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao các thương hiệu chi rất nhiều tiền để đầu tư vào Marketing nhưng người tiêu dùng vẫn “thờ ơ” với các sản phẩm của họ?

Điểm mấu chốt ở đây không nằm ở chất lượng sản phẩm mà là vì họ đã không thực hiện được một chiến lược Marketing đúng đắn.

Nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của doanh nghiệp ở một thời điểm nhất định mà còn giúp thương hiệu gây dựng tiếng tăm và lợi nhuận bền vững trong tương lai. Các thương hiệu nổi tiếng như Coca Cola, Apple, Bitis,… đã chứng minh được tầm quan trọng sống còn của khâu hoạch định chiến lược, đặc biệt là trong “thời đại” Marketing 4.0, Marketing 5.0.

1. Khái niệm về chiến lược Marketing

Khái niệm về Marketing

Trước khi tìm hiểu về chiến lược Marketing hãy cùng làm rõ khái niệm Marketing là gì?

Định nghĩa thế nào là marketing rất đa dạng. Tuy nhiên nếu hiểu theo cách đơn giản, marketing giống như cầu nối kết nối giữa người cung cấp hàng hóa dịch vụ và người có nhu cầu.

Marketing bao gồm tất cả mọi công việc giúp khách hàng nhận biết, lựa chọn sản phẩm dịch vụ hay thương hiệu. Bên cạnh đó, giữ vững sự quan tâm của khách hàng với hàng hóa dịch vụ đang tiếp thị.

Khái niệm về chiến lược Marketing

Theo Philip Kotler: “Chiến lược Marketing là một hệ thống luận điểm logic, hợp lý làm căn cứ chỉ đạo một đơn vị hay một tổ chức tính toán cách giải quyết những nhiệm vụ marketing của mình liên quan đến thị trường mục tiêu, hệ thống marketing mix và mức chi phí cho marketing”.

Nói một cách dễ hiểu, Chiến lược Marketing là một bản kế hoạch hoàn chỉnh, ti mỉvới từng bước cụ thể nhằm mục đích tiếp thị sản phẩm và xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp.

Chiến lược marketing của doanh nghiệp bao gồm:

  • Tuyên bố giá trị doanh nghiệp
  • Thông điệp chính mà doanh nghiệp muốn truyền tải
  • Các thông tin liên quan đến khách hàng mục tiêu
  • Các phương pháp thực hiện

2. Lợi ích của chiến lược Marketing

Áp dụng theo một chiến lược bài bản luôn giúp doanh nghiệp tiến đến mục tiêu nhanh và vững chắc hơn. Một chiến lược marketing có thể ví như bản thiết kế trong xây dựng cung cấp thông tin về cấu trúc, định hình mức chi phí của một “căn hộ”.

Không xây dựng chiến lược marketing cụ thể sẽ khiến cho doanh nghiệp khó tiếp cận đúng với đối tượng khách hàng mục tiêu. Không những thế còn gây tổn hại ngân sách của công ty khi chi một đống tiền vào khâu truyền thông nhưng đạt được hiệu quả như mong muốn.

Tóm lại việc xây dựng chiến lược marketing sẽ giúp doanh nghiệp của bạn đi đúng đường trong khâu phát triển và đưa sản phẩm ra thị trường. Đồng thời cho phép bạn quản lý hoạt động của doanh nghiệp đúng hướng, phân bổ nguồn lực một cách hợp lý. Và cuối cùng là thúc đẩy sự làm việc hăng hái của đội ngũ công nhân viên, cho đối tác và khách hàng thấy rõ quy trình làm việc chuyên nghiệp và tỉ mỉ.

3. Các loại hình chiến lược markerting phổ biến

Chiến lược marketing được chia ra làm 2 loại chính bao gồm: Theo các yếu tố trong marketing mix & Theo các phương án lựa chọn thị trường mục tiêu.

Theo các yếu tố trong marketing mix (4P Marketing):

  • Chiến lược sản phẩm
  • Chiến lược giá
  • Chiến lược phân phối
  • Chiến lược truyền thông

Theo các phương án lựa chọn thị trường mục tiêu:

  • Chiến lược marketing không phân biệt: Doanh nghiệp coi toàn bộ người tiêu dùng trên thị trường là thị trường mục tiêu. Không chú ý đến phân đoạn thị trường
  • Chiến lược marketing phân biệt: Doanh nghiệp lựa chọn một vài phân đoạn là thị trường mục tiêu. Có phân đoạn thị trường và phân tích tiềm lực đối thủ.
  • Chiến lược marketing tập trung: Doanh nghiệp chỉ chọn một phân đoạn tốt nhất làm thị trường mục tiêu

4. Quy trình xây dựng chiến lược marketing hiệu quả

Sau khi tìm hiểu xong các chiến lược marketing, tiếp theo bạn nên tham khảo các bước xây dựng chiến lược marketing hoàn thiện và có hiệu quả:

    Phân tích tình thế chiến thuật marketing

Khi đã hiểu rõ chiến lược marketing là gì, bạn sẽ thấy việc phân tích khách hàng, đối thủ cạnh tranh và tình hình thị trường đóng vai trò quan trọng như thế nào.

Mô hình hay được sử dụng nhất vẫn là 5W1H đặt ra 6 câu hỏi cơ bản và tự tìm cách trả lời dựa theo phương hướng chiến lược sẽ đặt ra.

  • Ai sẽ là khách hàng chủ lực của doanh nghiệp?
  • Sản phẩm có doanh nghiệp bán có gì đặc biệt?
  • Vì sao khách hàng nên chọn sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp bạn sẽ cung cấp?
  • Khi nào khách hàng có nhu cầu với sản phẩm?
  • Khách hàng có thể tham khảo thông tin ở đâu trước khi lựa chọn sản phẩm?
  • Làm thế nào để khách hàng tiếp cận được với sản phẩm?

Nếu đã tự trả lời được tất cả những câu hỏi trên, tiếp theo bạn cần phân tích chiến lược của đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Nhằm xác định họ thực hiện truyền thông, phân phối sản phẩm ra sao.

Từ đó tham khảo và rút ra kinh nghiệm cho chính chiến lược mà doanh nghiệp của bạn sẽ triển khai sau này.

    Xác định mục tiêu chiến lược

Mục tiêu căn bản của việc xây dựng chiến lược marketing là tìm ra phương thức truyền thông phù hợp nhất. Theo đó mục tiêu phải có tính cụ thể cao, bám sát thực tế, dễ dàng theo dõi và đo lường kết quả.

Về phần khách hàng mục tiêu, người hoạch định phải xác định chính xác đâu là đối tượng khách hàng cần nhắm đến. Thay vì cố gắng ôm đồm bao quát tất cả, doanh nghiệp chỉ nên chọn ra một vài nhóm khách hàng cụ thể.

Khách hàng mục tiêu ở đây là những người sẽ mua, sử dụng sản phẩm hoặc tác động ảnh hưởng đến sự lựa chọn của khách hàng khác. Thông qua việc xác định rõ nhóm đối tượng khách hàng tiềm năng nhất, bạn mới có thể định hình rõ thông điệp cần truyền tải.

Thông điệp cần truyền tải dựa trên những giá trị của sản phẩm, giá trị riêng có mà doanh nghiệp đang nắm giữ. Nhiều trường hợp doanh nghiệp sở hữu không ít giá trị nổi bật nhưng cách truyền tải không phù hợp lại làm cho thương hiệu, sản phẩm lại không tạo ấn tượng được với khách hàng.

Hãy nhớ rằng chỉ nên tập trung vào giá trị riêng có để xây dựng thông điệp truyền tải gây ấn tượng khó quên nhất. Và đừng quên lựa chọn phương tiện truyền thông phù hợp với loại sản phẩm mà bạn muốn tiếp thị.

    Hoạch định chiến lược marketing

Tại thời điểm này, bạn hẳn đã định hình rõ mục tiêu chung cho chiến lược. Vậy công việc cần làm sau đó là hoạch định những việc cần làm một cách cụ thể (Mọi việc cần lên kế hoạch chi tiết nhất)

  • Đội ngũ tham gia chiến dịch là những ai? Phân quyền và nhiệm vụ cụ thể cho từng người.
  • Lập kế hoạch sản xuất dựa trên nguồn lực hiện có và có khả năng huy động thêm.
  • Lựa chọn, xây dựng kênh phân phối sản phẩm tối ưu và tiếp cận nhanh nhất đến khách hàng.
  • Lựa chọn phương tiện truyền thông giới thiệu sản phẩm, gia tăng độ bao phủ của thương hiệu.
  • Thời gian triển khai kế hoạch cần diễn ra trong bao lâu?
  • Tính toán chi phí dựa kiếm cho khâu sản xuất, truyền thông, phân phối sản xuất và khoản phí có khả năng phát sinh sao cho cân đối với nguồn lực hiện có.
  • Xây dựng các chương trình kích cầu khuyến mãi, chương trình hậu mãi chăm sóc khách hàng.

Trong phần lên kế hoạch truyền thông, bạn cần lên chiến lược theo bốn định hướng cơ bản:

  • Phương tiện và hình thức quảng bá.
  • Thời gian truyền thông cần diễn ra trong bao lâu là đủ.
  • Ngân sách cho kế hoạch truyền thông.
  • Chỉ số hiệu quả truyền thông cần đạt đến cho tổng thể chiến dịch.

    Quyết định chiến lược marketing tối ưu nhất

Và cuối cùng, bạn cần chọn lựa chọn ra chiến dịch marketing có tính ưu việt, vượt trội nhất. Nếu có một đội ngũ nhân sự hùng hậu hãy chia họ thành nhiều nhóm nhỏ.

Mỗi nhóm có nhiệm vụ lên kế hoạch một chiến lược marketing theo hướng mà leader đặt ra. Sau đó, bạn nên so sánh từng chiến của các nhóm và chọn ra kế hoạch tối ưu nhất.

Chiến lược được chọn phải phù hợp với khả năng ngân sách của doanh nghiệp, có định hướng rõ ràng về nhóm đối tượng khách hàng mục tiêu. Quy trình phân phối cần cụ thể hóa tạo thuận lợi cao nhất cho người mua khi tiếp cận sản phẩm.

5. Người xây dựng và quản trị chiến lược Marketing?

Quản trị cấp cao bao gồm: Ban giám đốc, CEO, CMO, COO, CFO, CPO, CHRO,… sẽ là những người lập kế hoạch chiến lược kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp.

Quản trị cấp trung bao gồm: Giám đốc Marketing, Giám đốc truyền thông, Giám đốc bán hàng,… là những người lập chiến lược Marketing.

Những cấp quản trị còn lại sẽ lập kế hoạch chiến thuật Marketing và lập kế hoạch giám sát thực hiện.

6. Ví dụ về chiến lược Marketing điển hình của 3 thương hiệu nổi tiếng 

Trên Thế giới tồn tại vô vàn các thương hiệu lớn nhỏ khác nhau, nhưng không phải ai trong số đó cũng có những thành tựu nổi bật về việc hoạch định chiến lược Marketing. Hãy cùng điểm lại top 3 chiến lược điển hình, độc đáo nhất của các thương hiệu nổi tiếng.

    6.1. Apple – Chiến lược tạo tin đồn (Truyền miệng)

Thay vì chi quá nhiều tiền cho quảng cáo, Apple đã luôn áp dụng chiến lược Tiếp thị truyền miệng để khiến người dùng sốt sắng vì những sản phẩm sắp ra mắt của mình.

Từ những năm đầu tiên khi chiếc điện thoại Iphone xuất hiện, Apple đã không Marketingy may quảng bá rầm rộ cho sản phẩm của mình. Trong khi đó, báo chí và truyền thông lại thi nhau khai thác tin về sản phẩm mới. Cụ thể hơn, Apple đã đánh vào tâm lý FOMO (sợ bị bỏ lại) của người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, Apple cũng mạnh tay đầu tư cho các video ca nhạc, bộ phim hay các chương trình truyền hình. Điển hình là hình ảnh các ngôi sao cầm trên tay điện thoại Iphone đời mới nhất với hình dáng đặc trưng khiến người dùng dễ dàng nhận dạng.

    6.2. Coca – Cola – Định vị thương hiệu nhất quán

Chúng ta đều biết Coca – Cola là thương hiệu với hơn 130 năm hoạt động. Thế nhưng, thương hiệu này vẫn luôn giữ vững bản sắc thương hiệu với màu sắc logo nhất quán và luôn duy trì một thông điệp.

Chiến lược đồng nhất

Bên cạnh đó, Coca – Cola còn ứng dụng chiến lược Marketing tập trung vào các địa phương. Vào năm 2018, công ty đã khởi động chiến dịch quảng bá cho sản phẩm Coke của mình trên hơn 50 quốc gia với hình ảnh của những người nổi tiếng trong từng khu vực, và thông điệp được viết dựa trên ngôn ngữ và văn hóa địa phương. Chiến dịch này đã diễn ra rất thành công và góp phần củng cố định vị thương hiệu của Coca – Cola trên thị trường thế giới.

    6.3. Biti’s Hunter – AIDA

Chắc hẳn mọi người đã biết đến cú lội ngược dòng của thương hiệu Biti’s trong năm 2017 thông qua những sự kiện, chiến dịch truyền thông và những viral video nổi bật của thương hiệu thời trang nổi tiếng này khiến cho doanh thu của Biti’s thực sự bùng nổ, tạo bước tiến vang dội trên thị trường giày Việt. Để có được thành công này, Biti’s đã áp dụng công thức truyền thông AIDA một cách bài bản và hấp dẫn trong các chiến lược marketing nổi tiếng của mình.

  • Awareness: Gây chú ý

Biti’s Hunter đã nhắm vào việc quảng bá hình ảnh, thương hiệu, sản phẩm mới thông qua Viral video và influencer marketing. MV Lạc Trôi của Sơn Tùng MTP và MV “Đi để trở về” của Soobin Hoàng Sơn cũng gắn liền với chiến dịch này và gây sốt cho cộng động mạng, fans trong suốt thời gian dài.

  • Interest: Gây thích thú đối với thương hiệu, sản phẩm

Biti’s đã rất nhanh nhạy khi sử dụng kênh KOL, người nổi tiếng để truyền thông cho chiến dịch tiếp theo, kích thích sự yêu thích, yêu mến của khách hàng đối với sản phẩm.

  • Desire: Kích thích, mong muốn, nhu cầu của khách hàng

Hàng loạt bài PR đã được Biti’s tung ra để kích thích nhu cầu và mong muốn sử dụng sản phẩm. Đặc biệt, những bài PR trên các site báo lớn còn đánh vào lòng trung thành của người Việt với thương hiệu Việt

  • Action: Kêu gọi hành động

Để tiếp thêm động lực cho những khách hàng đang băn khoăn hoặc đã có nhu cầu mua hàng nhưng chưa hành động. Biti’s Hunter đã thúc đẩy họ bằng những động thái giảm giá, kết hợp với các website Thương mại điện tử như Shopee, Tiki, Lazada,… để tung các mã giảm giá tại khung giờ nhất định.

Kết luận

Để duy trì hiệu quả của một chiến lược marketing điều đầu tiên bạn cần chuẩn bị là nguồn ngân sách đủ để tiếp tục thực hiện chiến dịch. Thứ hai chính là yếu tố con người, đội ngũ đồng hành cùng xây dựng chiến lược phải có đam mê, thích ứng nhanh với thay đổi.

Sau mỗi giai đoạn tiến hành thực hiện chiến lược, bạn cần phải thống kê đánh giá kết quả. Từ đó đưa ra điều chỉnh phù hợp với thay đổi ngoài dự tính. Như vậy, chiến lược bạn đề ra và thực hiện sẽ luôn duy trì tốt hiệu quả.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn định hình các kế hoạch chiến lược của mình sắp tới!

 

Nguyễn Hải Yến – 19051267

 

Một số đề xuất cho bạn:

Marketing truyền miệng – 1 phương thức quảng bá tiết kiệm nhưng vô cùng hiệu quả

4 ĐIỀU VỀ MARKETING ONLINE MÀ BẠN NÊN BIẾT

6 XU HƯỚNG DIGITAL MARKETING TRONG THỜI ĐẠI CÔNG NGHỆ 4.0

4P Marketing: Con đường đi đến thành công của Starbucks

7 bước kiếm tiền với tiếp thị liên kết cực dễ

Tài liệu tham khảo

Chiến lược marketing là gì? Xây dựng chiến lược marketing a-z

6 Chiến lược Marketing nổi tiếng đến từ những thương hiệu lớn 2021