Kiếm tiền tại nhà bằng tiếp thị liên kết chỉ với 7 bước, bạn đã nghĩ tới bao giờ chưa?
Dù mới được du nhập vào Việt Nam không lâu nhưng hình thức Affiliate Marketing ( tiếp thị liên kết ) hiện đang dẫn đầu trong trào lưu kiếm tiền qua mạng trong thời gian gần đây. Đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế thế giới đang bị điêu đứng vì dịch bệnh Covid-19 thì đây đã trở thành một sân chơi đầy tiềm năng, một nguồn thu nhập đáng kể cho rất nhiều người. Và có thể hình thức này sẽ thành xu hướng kiếm tiền trong tương lai.
Theo Tổng cục Thống kê, do chịu ảnh hưởng của dịch Covid 19, tính riêng quý III, cả nước có hơn 28,2 triệu người từ 15 tuổi trở lên hứng chịu ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19 khiến họ bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập,…
So với quý trước, số lao động chịu tác động xấu bởi đại dịch Covid-19 trong quý III tăng thêm 15,4 triệu người. Trong khi tỷ lệ thất nghiệp đang tăng cao nhưng có một công việc vẫn diễn ra và bùng nổ mạnh mẽ đó là làm Affiliate – Tiếp thị liên kết. Theo Statista, chi tiêu kinh doanh cho Affiliate Marketing sẽ đạt 8,2 tỷ đô la Mỹ vào năm 2022.
Affiliate Marketing sẽ là một phương thức hiệu quả để gia tăng thu nhập trong thời điểm hiện tại. Trước khi tìm hiểu các bước cơ bản để sử dụng Affiliate Marketing, bạn cần phải nắm được những điều cơ bản về phương thức này.
Nội dung bài viết
Tổng quan về Tiếp thị liên kết – Affiliate Marketing
Khái niệm
Affiliate Marketing được hiểu theo nghĩa tiếng việt là Tiếp thị liên kết đây được coi là một trong những hình thức kiếm tiền online (MMO) hiệu quả được nhiều người áp dụng. Affiliate Marketing sẽ bao gồm nhà phân phối (Publishers) và Nhà cung cấp (Advertisers). Khi bạn quảng bá sản phẩm của công ty khác và ai đó mua thông qua liên kết của bạn, bạn sẽ nhận được hoa hồng. Nói một cách dễ hiểu, bạn là một chi nhánh, một nhân viên bán hàng cho công ty. Bạn bán hàng được hàng, công ty thưởng cho bạn.
tiếp thị liên kết – affiliate
Các thành phần trong mô hình Tiếp thị liên kết
Nhà cung cấp (Advertiser/Merchant): Những cá nhân hay doanh nghiệp có khả năng cung cấp sản phẩm, dịch vụ từ mọi ngành kinh doanh
Nhà phân phối (Affiliate Marketer/Publisher):
- Những tổ chức, cá nhân sở hữu website với lượng truy cập lớn, ổn định và uy tín.
- Những tổ chức, cá nhân có khả năng chạy quảng cáo, có tỷ lệ chuyển đổi từ CPM, CPC sang CPA cao.
- Những tổ chức, cá nhân có sử dụng MMO và muốn có thêm lợi nhuận từ Affiliate Marketing.
Khách hàng (End User):
Là những người dùng cuối cùng, những người sử dụng sản phẩm dịch vụ của nhà cung cấp hoặc hành động khác mà nhà cung cấp yêu cầu.
Mạng lưới tiếp thị liên kết (Affiliate Network):
Là nền tảng trung gian giúp kết nối nhà phân phối và nhà cung cấp với nhau, giúp nhà phân phối theo dõi, đánh giá hiệu quả của việc quảng cáo, bán hàng, đồng thời còn là nơi cung cấp nền tảng kĩ thuật như link quảng cáo, banner,… và thanh toán hoa hồng cho nhà phân phối.
Chương trình tiếp thị liên kết (Affiliate Program)
Là hệ thống tiếp thị liên kết do nhà cung cấp sản phẩm đưa ra, họ có thể trực tiếp quản lý hoặc thuê đối tác chuyên cung cấp phần mềm quản lý, thống kê hoạt động tiếp thị liên kết.
Ưu nhược điểm của Affiliate Marketing
Ưu điểm
- Chi phí khởi nghiệp thấp: Bạn sẽ không cần trả bất kỳ loại phí nào tham gia Affiliate.
- Dễ dàng tham gia: Gần như không có rào cản ngăn việc gia nhập affiliate
- Không lo lắng về vận chuyển, đổi trả: Bạn chỉ cần quảng bá thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của nhà cung cấp; còn lại việc vận chuyển, đổi trả sẽ do nhà cung cấp xử lý.
- Không cần tạo ra sản phẩm hay dịch vụ: Bạn sẽ sử dụng sản phẩm, dịch vụ có sẵn của nhà cung cấp để quảng bá
- Không cần yêu cầu đặc biệt: bạn không cần bất kỳ loại giấy phép nào để tham gia tiếp thị liên kết.
- Kiếm tiền mọi lúc, mọi nơi: Bạn có thể kiếm tiền từ tiếp thị liên kết mọi lúc, mọi nơi.
Nhược điểm
- Xây dựng nền tảng cá nhân và tiếp cận khách hàng sẽ mất khá nhiều thời gian:Để kiếm được một khoản thu nhập khá từ tiếp thị liên kết thì bạn cần tốn nhiều thời gian để tạo ra nhiều lượt giới thiệu.
- Bạn cần giỏi việc tiếp thị qua Internet: Bởi đây là một mô hình khá mới, muốn thành công thì bạn cần kiên trì, bỏ thời gian công sức để học hỏi và thực hành nhiều lần.
- Quảng cáo hạn chế: Một số chương trình Affiliate sẽ hạn chế quảng cáo, ví dụ như bạn không thể tiếp thị qua email hoặc sử dụng quảng cáo PPC với một số từ khóa nhất định.
- Có yêu cầu khoản phí để được nhận hoa hồng:Một số chương trình Affiliate sẽ cung cấp khoản thanh toán sau khi bạn đạt được một số tiền nhất định.
Các hình thức của Affiliate Marketing tại Việt Nam
Giống như thị trường thế giới, có 4 hình thức Affiliate Markerting phổ biến tại Việt Nam gồm: CPC, CPS, CPO, CPA, CPI
-
CPC (Cost Per Click)
CPC là hình thức cơ bản nhất của Affiliate Marketing. Với hình thức này, hoa hồng sẽ được tính thông qua lượt khách hàng click vào website của nhà cung cấp thông qua quảng cáo của các Publisher.
Đây là hình thức cơ bản và đơn giản nhất trong Affiliate, do đó đây cũng là hình thức dễ gian lận nhất do các Publisher có thể tự click vào link tiếp thị của mình để hưởng hoa hồng. Chính vì vậy, hình thức này không còn phổ biến và được sử dụng rộng rãi nữa.
-
CPS (Cost Per Sale)
CPS sẽ đóng vai trò là cầu nối quan trọng cho mọi việc buôn bán và trao đổi giao dịch hàng hóa trong tương lai. CPS là hình thức kiếm tiền Affiliate mà hoa hồng chỉ được tính trên mỗi đơn mua hàng thành công. Đơn hàng thành công ở đây sẽ chỉ được tính khi khách hàng mua hàng và thanh toán thành công, khi đó Publisher mới nhận được hoa hồng.
-
CPO (Cost Per Order)
CPO hiện đang là hình thức Affiliate Marketing hiện đại và bền vững nhất hiện nay. Với hình thức này, hoa hồng sẽ được tính trên mỗi đơn đặt hàng thành công, tức là chỉ cần khách hàng xác nhận đã đặt hàng là bạn đã được tính hoa hồng.
Thời gian xét duyệt và nhận hoa hồng với hình thức CPO sẽ nhanh và chắc chắn hơn hình thức CPS vì kể cả sau khi khách hàng đã đặt hàng mà sau đó đổi trả thì bạn vẫn không bị mất hoa hồng như hình thức CPS.
-
CPA (Cost Per Action)
CPA là hình thức khá phổ biến trên các nền tảng quảng cáo khác nhau. Với Affiliate Marketing, khi nhà phân phối tham gia mạng lưới CPA, họ sẽ có link trao đổi liên kết riêng và lấy những link này đi quảng bá và nhận lại hoa hồng khi khách hàng hoàn thành một hành động như mua hàng, điền phiếu đăng kí, tham gia khảo sát. Số tiền hoa hồng nhận được tùy thuộc vào chính sách dành riêng cho các hành động này.
Các nhà phân phối thường sử dụng kết hợp nhiều công cụ để quảng bá những link này như; Google Adworks, SEO, Facebook Ads,…
-
CPI (Cost Per Install)
Đây là hình thức hợp tác kinh doanh, trong đó Nhà cung cấp sẽ trả tiền khi có khách hàng thực hiện hành động tải và cài đặt ứng dụng,phần mềm hoặc các loại nội dung số khác thông qua link quảng bá của hệ thống. Hiện nay, các chiến dịch CPI thường chỉ còn được áp dụng trong lĩnh vực game moblie khi nhà quảng cáo muốn giới thiệu trò chơi nào đó tới người sử dụng. Việc sử dụng lượt giới thiệu CPI cũng giống sản phẩm đó lên top được các công cụ tải về IOS hay Android.
Cách làm Tiếp thị liên kết – Affiliate Marketing hiệu quả cho người mới bắt đầu
Bước 1: Lựa chọn nền tảng đăng bài
Theo lý thuyết thì bạn có thể chọn bất kỳ nền tảng nào để bắt đầu sử dụng tiếp thị liên kết. Tuy nhiên nếu bạn muốn đạt được mức thu nhập ổn định, có thể tạo ra doanh thu nhiều hơn và quan trọng là muốn làm tiếp thị liên kết bền vững hơn thì bạn nên có một website/blog cho riêng mình. Hoặc bạn có thể chọn các mạng xã hội như Facebook/Tiktok/Instagram để sử dụng dễ dàng hơn nếu bạn là Gen Z.
Bước 2: Lựa chọn thị trường ngách phù hợp
Hãy chọn một chủ đề và tập trung vào một danh mục cụ thể. Ví dụ: chủ đề về “làm đẹp” là một phạm vi rất lớn. Thay vì giải quyết cả một chủ đề đó, hãy thử một cái gì đó cụ thể hơn, chẳng hạn như cách trị mụn hiệu quả. Giữa các chủ đề của bạn nên có sự liên quan tới nhau, điều đó giúp bạn xây dựng một cộng đồng riêng và có khả năng giúp kênh của bạn được xếp hạng cao ở các mục tìm kiếm.
Sau đó, khi kênh của bạn đã có lưu lượng truy cập nhất định, bạn có thể mở rộng sang các lĩnh vực khác.
Bước 3: Tìm các chương trình Affiliate để tham gia
Có 3 chương trình Affiliate phổ biến mà bạn có thể dễ dàng tìm được trên Google: chương trình High-paying, low-volume (khối lượng thấp, trả tiền cao); chương trình Low-paying, high volume (khối lượng cao, trả tiền thấp) và chương trình High-paying, high-volume (khối lượng cao trả tiền cao).
Tùy thuộc vào mảng phân khúc thị trường và trình độ chuyên môn của bạn để chọn ra chương trình phù hợp nhất dành cho mình. Ví dụ nếu bạn nhắm tới thị trường tiêu dùng, chương trình Low-paying, high volume sẽ phù hợp nhất dành cho bạn. Còn nếu bạn đang tập trung khách hàng vào doanh nghiệp, chương trình High-paying, low-volume thì sẽ phù hợp hơn.
Bước 4: Sáng tạo nội dung bài viết
Để kênh affiliate của bạn có thể thành công, hãy tạo ra một bài đăng có chất lượng cao để đường link affiliate của bạn có thể được đưa vào một cách tự nhiên nhất. Một trong những cách có thể giúp nội dung bài đăng của bạn trở nên có chất lượng hơn, đó là đưa ra các nhận xét thiết thực, khách quan về sản phẩm, dịch vụ mà bạn đang quảng bá hoặc đang trải nghiệm.
Ngoài ra bạn có thể tìm biện pháp để giải quyết các vấn đề mà khách hàng đang tìm kiếm bằng cách trả lời các bình luận, câu hỏi. Từ đó có thể tạo ra một nội dung mới liên quan đến cái trước, thu hút được những khách hàng cũ và tiếp cận thêm những người mới.
Bước 5: Thu hút, tăng lưu lượng truy cập vào kênh
Sau khi có được bài đăng thật chất lượng, bước tiếp theo là phải thu hút được nhiều lượt xem bài viết hơn. Có nhiều cách để thực hiện hiệu quả bước này như là sử dụng quảng cáo trả phí, tối ưu hóa SEO, tạo một danh sách email để tiếp thị,..
Bước 6: Thu hút được lượt click vào đường liên kết
Tuy đã thu hút được lượt người xem bài viết của bạn, nhưng làm sao để họ click vào link affiliate của bạn thì lại là một thử thách khác. Bạn nên chú ý đến vị trí đặt đường link, cũng như lưu ý ngữ cảnh của bài đăng.
Nếu đặt đường link ở cuối bài, nơi mọi người ít khi đọc đến, số lượng click chuột sẽ thấp. Còn nếu đặt ở đầu bài viết, bài viết sẽ giống như spam. Hãy khéo léo trong việc lựa chọn vị trí và đưa các đường link của bạn vào bài viết một cách tự nhiên nhất.
Bước 7: Chuyển đổi lượt click thành lượt bán
Trong tiếp thị liên kết, cần có hai chuyển đổi để bạn kiếm được tiền:
Chuyển đổi đầu tiên là nhấp vào trang sản phẩm. Bạn kiểm soát 100% hành động này. Sử dụng các kiến thức và một số lưu ý ở trên để cải thiện cơ hội nhận được nhấp chuột đó.
Chuyển đổi thứ hai là khách mua sản phẩm. Trong trường hợp tiếp thị liên kết, người bán kiểm soát việc thanh toán và tỷ lệ chuyển đổi của họ nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn.
Bí quyết khi tham gia các chương trình này đó là nên tìm kiếm những công ty có chương trình chuyển đổi tốt, các cơ sở tin tưởng được và có thể chủ động tìm kiếm báo cáo thu nhập của đơn vị đó khi hợp tác với các Affiliate Marketer.
Lời kết
Như vậy trên đây là những chia sẻ tổng quan về Affiliate Marketing, cũng như 7 bước cơ bản làm Affiliate Marketing hiệu quả nhất. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để bạn có thể tham khảo và áp dụng trong việc tăng thêm thu nhập online, đặc biệt là trong giai đoạn dịch bệnh khó khăn như hiện nay.
Tuy nhiên đừng vội kì vọng vào khoản thu nhập khổng lồ nếu bạn không chịu khó học hỏi và trau dồi kinh nghiệm. Hãy kiên trì và chủ động cải thiện các kiến thức cũng như kĩ năng của mình nhé.
Chúc bạn thành công!
Đọc thêm về Affiliate Marketing tại đây: https://rentracks.com.vn/dinh-huong-affiliate-marketing-cho-nguoi-moi/
Cách tìm thị trường ngách tại đây: https://compamarketing.com/blog/digital-marketing/thi-truong-ngach/
Đặng Thị Hương Trang -19051227
Một số bài viết gợi ý cho bạn:
https://clibme.com/marketing-truyen-mieng/