2 THÀNH PHẦN CỦA SEM – BẢO BỐI CỦA CÁC MARKETER

SEO và SEM

Trong kỷ nguyên 4.0, thế giới đang trở nên ngày càng phẳng. Ngành marketing, cũng giống như các ngành nghề khác, càng ngày càng đa dạng và phức tạp. Việc quảng cáo không chỉ diễn ra một cách truyền thống trên các banner, áp phích trên đường phố, hay chỉ bao hàm trong các chiến lược marketing mix nữa, mà còn hiện hữu trên nền tảng mạng internet, hay còn gọi là digital marketing (quảng cáo số).

Nhắc đến digital marketing và social media marketing, không thể không nhắc đến SEM, là một thuật ngữ rất quen thuộc đối với những người làm trong lĩnh vực marketing. Tuy nhiên, với những người mới bắt đầu, thuật ngữ này còn khá xa lạ. Vậy SEM là gì ? Phân biệt SEMSEO như thế nào ? SEM có những ưu nhược điểm gì ? Bài viết này sẽ trả lời cho những câu hỏi trên.

1. SEM – Search Engine Marketing là gì?

SEM (viết tắt của Search Engine Marketing, tạm dịch : tiếp thị trên công cụ tìm kiếm), là một thuật ngữ thường được sử dụng trong marketing. SEM là một phần trong marketing online, là quá trình thu hút các lượt truy cập miễn phí của người dùng, tăng phạm vi tiếp cận của doanh nghiệp đến với khách hàng.

Công tác SEM giúp trang web đạt được xếp hạng vị trí cao trên trang kết quả của các công cụ tìm kiếm như Google, Bing,… bằng cách trả tiền cho quảng cáo (PPC : pay-per-click) hoặc sử dụng các phương pháp tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO : Search Engine Optimization).

SEM bao gồm cả SEO và PPC
SEM bao gồm cả SEO và PPC

1.1. Mục tiêu chính của SEM

Mục tiêu chung của SEM là để tăng khả năng hiển thị trên các công cụ tìm kiếm như Google và Bing bằng cách đạt được thứ hạng cao hơn trong các trang kết quả của công cụ tìm kiếm hoặc vị trí hàng đầu cho các phần nội dung quảng cáo.

SEM bao gồm cả SEO và PPC. Trong khi SEO hướng đến mục tiêu đưa bài viết lên đầu trang kết quả tìm kiếm một cách tự nhiên bằng các kỹ thuật tối ưu hóa, PPC cũng hướng đến mục tiêu đó nhưng bằng cách trả tiền cho quảng cáo để đưa bài viết lên hàng đầu tiên của trang kết quả tìm kiếm.

Doanh nghiệp cần khai thác cả hai phương pháp SEO và PPC của SEM để tăng lưu lượng truy cập (traffic) từ các công cụ tìm kiếm cho trang web của mình.

1.2. So sánh PPC và SEO

Cùng là hai thành phần của SEM, SEOPPC không cạnh tranh nhau mà bổ trợ cho nhau. Ngày nay, nếu muốn vận hành doanh nghiệp trên nền tảng internet thì doanh nghiệp cần có một công tác SEM vừa hữu cơ, vừa vô cơ, tức là vừa cần SEO, vừa cần PPC.

SEO PPC
Ưu điểm Chi phí giảm dần theo thời gian do hiệu quả trong dài hạn Tiết kiệm thời gian do hiệu quả tức thì
Duy trì lưu lượng truy cập lớn dần theo thời gian Theo dõi và định lượng lưu lượng truy cập một cách dễ dàng
Hiệu quả trong tăng nhận diện thương hiệu Tốn ít công sức
Nhược điểm Khó đo lường lưu lượng truy cập Tốn kém về chi phí
Thời gian cho ra kết quả lâu Chịu sự cạnh tranh,từ đó dễ chịu sự gia tăng về chi phí
Tốn nhiều công sức Không còn hiệu quả nếu ngưng trả tiền

Hai phương pháp này của SEM đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, tuy nhiên chúng không phủ định nhau mà có thể được sử dụng kết hợp trong công tác SEM để mang lại hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp.

1.3. Tầm quan trọng của SEM đối với doanh nghiệp

Trong thời đại 4.0, internet đóng vai trò như một cuốn từ điển bách khoa. Có hơn 90% người dùng internet sử dụng các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo,… Mỗi ngày, có hàng triệu người tìm kiếm câu trả lời, cách giải quyết cho vấn đề của mình bằng cách tìm kiếm trên internet thông qua các công cụ tìm kiếm.

Và theo khảo sát, hơn 70% người dùng internet sẽ chỉ nhấp vào những kết quả trên trang kết quả tìm kiếm đầu tiên. Vị trí càng cao, lượt truy cập càng lớn. Nhất là khi hiện nay Google đã có những thuật toán phức tạp để lựa chọn những trang web uy tín với thông tin chất lượng cao để đưa lên trang đầu tiên, giúp làm hài long và giữ cho người dung trung thành với công cụ tìm kiếm của họ.

Bởi vậy, SEM giữ một vai trò cực kỳ quan trọng để trang web của doanh nghiệp có thể xuất hiện như gợi ý hàng đầu trong trang kết quả tìm kiếm.

2. SEM hoạt động như thế nào ?

2.1. SEO hoạt động như thế nào trên Google ?

SEO hoạt động như thế nào?
SEO hoạt động như thế nào?

Chi tiết: SEO là gì và nguyên tắc hoạt động của công cụ tìm kiếm

SEO (Search Engine Optimization) là quá trình tối ưu hóa website nhằm cạnh tranh thứ hạng từ khóa trên các trang kết quả công cụ tìm kiếm, từ đó tăng traffic website và chất lượng traffic. SEO tốt sẽ cải thiện trải nghiệm cho người dùng, khả năng sử dụng một trang web cũng như làm tăng độ tin cậy của trang web. SEO là phương thức quảng cáo có hiệu quả lâu dài nên chi phí sẽ giảm dần theo thời gian, khác hoàn toàn với các loại hình quảng cáo khác.

Có 4 loại SEO chính : SEO on-page, SEO off-page, SEO kỹ thuật, và SEO tương tác người dùng.

SEO on-page

Là việc tối ưu hóa trang web bằng cách đưa vào các từ khóa mà khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp sẽ tìm kiếm. Doanh nghiệp có thể đưa các từ khóa này vào tiêu đề, URL trang web, bài viết trong trang web và cả thẻ mô tả (meta description).

SEO off-page

Là việc tăng truy cập vào trang web từ các trang web ngoài, tức là liên kết ngược từ các trang web khác đến trang web của doanh nghiệp. Các bài viết từ các trang web ngoài có thể có các từ khóa chính trong bài viết của doanh nghiệp, lợi dụng điều này có thể gán đường dẫn đến trang web của doanh nghiệp qua các từ khóa đó.

SEO kỹ thuật

Là đề cập đến quá trình tối ưu hóa trang web cho giai đoạn thu thập thông tin và lập chỉ mục. SEO kỹ thuật có thể giúp Google truy cập, thu thập thông tin, diễn giải và lập chỉ mục trang web của doanh nghiệp một cách thuận lợi. Nếu SEO kỹ thuật không tốt thì nỗ lực SEO sẽ không cho ra kết quả như mong đợi.

SEO tương tác người dùng

Tương tác của người dùng trên trang web là một trong những điều quan trọng hàng đầu khi nói về hiệu quả SEO. Bởi công việc SEO một website chỉ được coi là thành công khi website đó có khả năng thu hút và giữ được người dùng ở trên trang.

Cách người dùng tương tác với trang web giúp Google tìm hiểu xem trang web có phù hợp với từ khóa tìm kiếm của người dùng đó hay không Việc người dùng vào trang và có tỉ lệ thoát cao hoặc có rất ít tương tác sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả kinh doanh của website, bởi đó là bằng chứng cho thấy trang web không đưa ra được giải pháp cho vấn đề người dùng.

2.2. PPC hoạt động như thế nào trên Google ?

PPC hoạt động như thế nào?
PPC hoạt động như thế nào?

Chi tiết: PPC là gì? Tổng hợp kiến thức về Pay-Per-Click

PPC (pay-per-click) là quảng cáo ở đầu trang hay dọc theo trang tìm kiếm của Google và các công cụ tìm kiếm khác. PPC sử dụng lưu lượng truy cập một cách “vô cơ”, và do đó lượng truy cập phải được thanh toán. Nếu tất cả những gì SEO cần là thời gian để tăng xếp hạng trên trang web, thì chi phí là yếu tố quyết định của PPC. Nói đến PPC là nói đến xếp hạng bằng cách trả phí.

Kết quả từ SEO và PPC
Kết quả từ SEO và PPC

Chi phí cho PPC phụ thuộc vào sự phổ biến của một từ khóa nhất định. Nếu một từ khóa nào đó rất phổ biến, thì chi phí của chiến dịch quảng cáo PPC sẽ rất đắt. Khía cạnh có lợi nhất của PPC là doanh nghiệp chỉ phải trả phí cho mỗi cú click chuột mà doanh nghiệp nhận được (pay-per-click).

Hiện nay có rất đa dạng các nền tảng trực tuyến – nơi doanh nghiệp có thể chi tiêu ngân sách quảng cáo để mang lại hiệu quả hoạt động. Google Ads được biết đến là nền tảng quảng cáo pay-per-click phổ biến nhất trên thế giới bởi có đến 4 tỷ người sử dụng Google.

Ước tính trung bình, Google xử lý hơn 90.000 truy vấn tìm kiếm mỗi giây. Google sẽ cung cấp quảng cáo PPC trên công cụ tìm kiếm của nó và các trang đối tác tìm kiếm. Quảng cáo pay-per-click trên Google mang lại cho doanh nghiệp nhiều cơ hội để nhắm mục tiêu hiệu quả hơn. Tuy nhiên nền tảng này lại khá cạnh tranh và doanh nghiệp phải trả phí nhiều hơn cho các từ khóa có tính cạnh tranh cao trên Google.

Có 4 loại quảng cáo PPC:

Tìm kiếm trả phí (Paid search)

Tìm kiếm có trả phí (Paid Search) là một hình thức tiếp thị kỹ thuật số trong đó các công cụ tìm kiếm như Google hay Bing cho phép hiển thị quảng cáo trên các trang kết quả của công cụ tìm kiếm. Khi người dùng tìm kiếm các từ khóa mà nhà quảng cáo đã đặt giá thầu trước đó, họ có thể nhìn thấy các quảng cáo PPC trên các trang kết quả tìm kiếm này.

Định dạng quảng cáo Paid Search có thể là quảng cáo văn bản (được hiển thị ở đầu hoặc cuối trang kết quả tìm kiếm) hoặc quảng cáo mua sắm với hình ảnh được hiển thị phía trên trang kết quả tìm kiếm.

Quảng cáo hiển thị (Display Advertising)

Quảng cáo hiển thị (Display Advertising) là hình thức quảng cáo truyền tải thông điệp thương mại một cách trực quan bằng cách sử dụng văn bản, ​​hình ảnh động, video hay banner. Trên các website hay các trang mạng xã hội thường có khu vực được thiết kế riêng biệt để đặt các quảng cáo hiển thị.

Tiếp thị mạng xã hội (Social media Marketing)

Đây là dạng quảng cáo trả phí xuất hiện trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram hay Zalo. Định dạng quảng cáo pay-per-click không quá khác biệt với các nội dung không phải trả phí nhưng chúng sẽ được đánh dấu là “Được tài trợ”.

Thách thức ở đây là các chính sách quảng cáo nghiêm ngặt trên các trang mạng xã hội. Để tạo ra một chiến dịch quảng cáo đủ điều kiện để “chạy”, doanh nghiệp cần lưu ý về mặt nội dung, hình ảnh cần đảm bảo không vi phạm bất kỳ chính sách quảng cáo nào.

Quảng cáo nhắm lại mục tiêu (Retargeting Ads)

Khi người dùng truy cập trang web, thường chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ đi đến bước chuyển đổi cuối cùng. Có thể bởi nhiều lý do khác nhau như họ muốn nghiên cứu, tìm hiểu thêm trước khi ra quyết định mua hàng hay khách hàng không tìm thấy chính xác sản phẩm mà họ muốn.

Quy trình quảng cáo nhắm lại mục tiêu
Quy trình quảng cáo nhắm lại mục tiêu

Quảng cáo nhắm mục tiêu lại (Retargeting Ads) cho phép doanh nghiệp hiển thị quảng cáo được nhắm mục tiêu đến những người dùng đã truy cập trang web của mình. Nội dung quảng cáo được hiển thị dựa trên hành vi của khách hàng trên các nền tảng trực tuyến.

3. Kết hợp SEO và PPC, nên hay không ?

Kết hợp SEO và PPC, nên hay không ?
Kết hợp SEO và PPC, nên hay không ?

Như đã khẳng định ở trên, cả SEOPPC đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, tuy nhiên, vì chúng là những thành phần cấu thành nên SEM, chúng không những không cạnh tranh nhau mà có thể được sử dụng kết hợp để mang lại hiệu quả tốt nhất cho doanh nghiệp. Điểm mấu chốt là lựa chọn đúng phương pháp của SEM để thu hút lượng truy cập cho trang web.

Nhiều người hay thắc mắc:

“Quảng cáo PPC có ảnh hưởng đến SEO của website hay không?” hoặc “SEO có ảnh hưởng đến PPC ads hay không?”

Theo lý thuyết thì KHÔNG.

Chạy PPC ads không thể làm ảnh hưởng thứ hạng SEO của website và ngược lại, thứ hạng SEO cũng không làm ảnh hưởng đến ads.

Tuy nhiên vẫn có những cách kết hợp cả SEO lẫn PPC để tối ưu kế hoạch marketing tổng thể tốt nhất. Dù chạy PPC ads không giúp cải thiện SEO nhưng đem lại một số lợi ích khác gián tiếp cải thiện website.

Khi đưa ra các kế hoạch Internet marketing, hầu như công ty nào cũng luôn ưu tiên lên ý tưởng để tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) và quảng cáo trả tiền cho mỗi lần nhấp (PPC).

Các marketer và chủ doanh nghiệp cho rằng việc kết hợp hai chiến lược này với nhau có thể tạo ra hiệu quả hơn cả mong đợi.

Nói cách khác, SEOPPC là 2 phần không thể thiếu của một chiến lược marketing online thành công.

Nhưng làm thế nào để cân bằng ngân sách marketing cho cả hai chiến lược này?

Câu trả lời phụ thuộc vào 3 yếu tố:

Điểm mạnh và điểm yếu của SEO và PPC là gì?

Làm thế nào để khai thác điểm mạnh của từng chiến lược?

Khi nào nên sử dụng từng chiến lược?

Nhìn chung, PPC sẽ giúp đạt được các mục tiêu ngắn hạn trong khi SEO sẽ phù hợp hơn để đạt được các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp.

4. Kết luận

SEMSEO là hai thuật ngữ khiến nhiều marketer dễ nhầm lẫn. Hy vọng bài viết trên đã chia sẻ cho độc giả những thông tin tuy cơ bản nhưng hữu ích về SEM cũng như một số ưu điểm và nhược điểm của các cấu thành của nó : SEOPPC. Mong độc giả đã có cái nhìn rõ ràng hơn về các thuật ngữ này.

Có thể bạn sẽ thấy có ích:

Liệu bạn có thể áp dụng chiến lược 7P để marketing bản thân?

Phân biệt Omni-channel và Multi-channel Marketing

6 lợi ích tuyệt vời từ Social Media Marketing

Ngô Thị Quỳnh Lâm

MSV: 19051116

INE3104-3

6 thoughts on “2 THÀNH PHẦN CỦA SEM – BẢO BỐI CỦA CÁC MARKETER

Comments are closed.