10 CÁCH TRẢ LỜI PHỎNG VẤN TẠI CÁC TẬP ĐOÀN ĐA QUỐC GIA

10 cách trả lời phỏng vấn tại các tập đoàn đa quốc gia

Phỏng vấn (hay còn gọi là Interview) chính là cơ hội để bạn để bạn đem tài năng của mình thuyết phục nhà tuyển dụng chọn mình. Do đó việc chuẩn bị về tác phong cũng như những câu hỏi phỏng vấn sẽ phải trả lời là điều rất cần thiết.

Tuy nhiên xin việc tại các tập đoàn đa quốc gia không phải là điều dễ dàng. Bạn phải trải qua các vòng kiểm tra chặ chẽ, mất khoảng thời gian khá lâu để đến được vòng phỏng vấn chuyên sâu, nghĩa là bước cuối cùng quyết định bạn sẽ có được công việc đó hay là không. Cũng vì vậy nên nhiều bạn đang trăn trở để làm sao bản thân “lọt vào đôi mắt xanh” của nhà tuyển dụng của các công ty đa quốc gia trong số hàng trăm đơn ứng tuyển.

Hôm nay mình sẽ đưa ra một số cách trả lời phỏng vấn nhằm giúp các bạn trang bị sự tự tin và phong thái phỏng vấn ấn tượng để vượt qua ‘ải phỏng vấn này.

Một số điều cần làm khi phỏng vấn

Khi phỏng vấn xin việc, ngoài chuẩn bị câu trả lời của nhà tuyển dụng. Việc quan trọng không kém đó là tác phong khi bạn chuẩn bị tới buổi phỏng vấn.

1. Tác phong khi phỏng vấn

Ứng viên nên đi thẳng người, đi nhẹ nhàng, tránh gây tiếng động. Mặt nên tươi cười để giảm căng thăng, thể hiện sự tự tin, chuyên nghiệp.

Tác phong khi phỏng vấn
Tác phong khi phỏng vấn

Chú ý khi ngồi

Nên ngồi thẳng, tốt nhất là ngồi khoảng 1/2 ghế. Tránh ngồi dựa người hoàn toàn, thoải mái vào ghế. Đối với ứng viên nữ nên ngồi khép kín chân hoặc vắt gọn chân cho kín đáo. Tránh các tư thế ngồi gợi cảm là chụm gối hình chữ V ngược.

Trang phục và đầu tóc

Bạn nên chọn trang phục là áo sáng màu, quần hoặc váy tối màu. Đầu tóc gọn gàng, tránh để tóc mái lòe xòe che mất khuôn mặt. Bạn nên tránh trang phục tối màu vì sẽ phản màu da khiến khuôn mặt bạn tối đi. Lưu ý cũng không nên mặc những trang phục quá gợi cảm không thích hợp cho một buổi phỏng vấn.

Tạo phong thái tự tin

Trong suốt buổi phỏng vấn bạn phải cố tạo cho mình phong thái tự tin. Bên cạnh đó là nhất quán với câu trả lời của mình. Tránh tình trạng lúc thì trả lời thế này lúc lại có ý kiến khác với cùng một câu hỏi. Hạn chế tình huống bạn bị nhà tuyển dụng hỏi vặn lại.

Nếu câu hỏi nào bạn không trả lời được, bạn nên thẳng thắn nói ngay là mình không biết. Tránh nói lan man, lạc đề gây mất thời gian.

Nếu nhà tuyển dụng đưa ra gợi ý trả lời cho câu hỏi bạn không biết, hãy nắm bắt cơ hội. Điều này thể hiện sự nhanh nhạy trong tư duy của bạn, trở thành điểm cộng cho bạn.

2. Chú ý phần tự giới thiệu của nhà tuyển dụng

Mục đích khi nhà tuyển dụng giới thiệu bản thân mình là họ cho ứng viên biết mình tên là gì, làm việc tại vị trí nào. Giúp tạo cảm giác thân thiện, biến cuộc phỏng vấn thành một buổi nói chuyện vui vẻ nhất có thể.

Chú ý phần tự giới thiệu của nhà tuyển dụng
Chú ý phần tự giới thiệu của nhà tuyển dụng

Tuy nhiên rất ít có ứng viên nào biết tận dụng cơ hội này. Dẫn đến đa số các bạn đi PV không hề nhắc đến tên của nhà tuyển dụng trong suốt buổi PV mà chỉ nói chung chung: ” Thưa anh/ chị ….”. Việc bạn nhắc đến tên của ai đó, chắc chắn sẽ tạo ấn tượng tốt đối với họ.

10 cách trả lời phỏng vấn tại các tập đoàn đa quốc gia

1. Giới thiệu bản thân?

Hầu hết nhà tuyển dụng đều dùng câu hỏi này để bắt đầu câu chuyện với ứng viên. Lúc này, tùy thuộc vào câu trả lời của ứng viên mà nhà tuyển dụng sẽ đánh giá đây có phải là một ứng viên phù hợp hay không và đưa ra các câu hỏi tiếp theo để đánh giá kỹ năng, tính cách và kinh nghiệm làm việc.

Giới thiệu bản thân?
Giới thiệu bản thân?

Để trả lời tốt câu hỏi phỏng vấn xin việc này, bạn cần đưa ra khái quát những thông tin về cá nhân có liên quan, hữu ích cho vị trí mà mình ứng tuyển như: công việc hiện tại, trình độ học vấn, mục tiêu sự nghiệp,… Bạn nên cân nhắc giới thiệu bản thân theo trình tự thời gian quá khứ, hiện tại và tương lai cũng như gói gọn trong tối đa 2 phút. Chia sẻ ngắn về sở thích, tính cách cũng là một cách thu hút nhà tuyển dụng, tuy nhiên cũng không nên nói quá nhiều về những vấn đề này với nhà tuyển dụng.

Xem thêm: cách giới thiệu bản thân ấn tượng với nhà tuyển dụng

2. Thế mạnh của bạn là gì?

Để biết bạn có phải là một ứng viên phù hợp với công việc hay không, nhà tuyển dụng sẽ hỏi câu này. Và thay vì tập trung nhiều về số lượng với những mỹ từ mô tả bản thân, bạn hãy chọn lọc 2 – 3 điểm nổi bật của mình, có liên quan đến công việc để giới thiệu cùng với một vài ví dụ cụ thể. Những câu chuyện, trải nghiệm chân thật của ứng viên sẽ thu hút nhà tuyển dụng hơn bất cứ lời hoa mỹ nào.

Thế mạnh của bạn là gì?
Thế mạnh của bạn là gì?

Và để biết đâu là những điểm nổi bật của bản thân, phù hợp với công việc đã ứng tuyển, bạn có thể tham khảo bản mô tả công việc mà nhà tuyển dụng cung cấp để có được sự chuẩn bị tốt nhất.

3. Điểm yếu của bạn là gì?

Đây không phải là lúc để che giấu điểm yếu của bạn, đây là lúc bạn nên thành thật. Đối với những câu hỏi này bạn nên tìm ra những câu trả lời khôn ngoan như đưa ra một số điểm yếu nhưng tiềm ẩn trong đó là những điểm mạnh, cho nhà tuyển dụng biết được các điểm yếu mà thực sự bản thân mình thấy chưa tự tin và quan trọng là thể hiện cho NTD thấy được bạn có mong muốn/đang cố gắng khắc phục điểm yếu đó để hoàn thiện bản thân.

Điểm yếu của bạn là gì?
Điểm yếu của bạn là gì?

Xem thêm: tiết lộ cách nêu điểm mạnh điểm yếu của bản thân trong phỏng vấn tìm việc

4. Mục tiêu của bạn là gì?

Với câu hỏi này, bạn cần chia rõ ràng mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. Với mục tiêu ngắn hạn, hãy nói rằng bạn mong muốn tìm được một công việc có thể khiến bạn phát huy tối đa thế mạnh và kinh nghiệm đang có. Bên cạnh đó, bạn cũng mong muốn được đóng góp công sức vào sự phát triển của công ty.

Mục tiêu của bạn là gì?
Mục tiêu của bạn là gì?

Với mục tiêu dài hạn, bạn cần có cái nhìn rộng hơn. Có thể đó là trở thành mẫu người mà bạn muốn hướng tới hoặc bạn muốn tạo nên sự khác biệt trong sự nghiệp của mình và làm những điều khiến bản thân, gia đình tự hào…

Xem thêm: cách trả lời câu hỏi mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì

5. Bạn biết gì về công ty?

Câu hỏi này khá quan trọng vì nó cho nhà tuyển dụng biết rằng thực sự bạn có quan tâm về công ty mà bạn đang ứng tuyển hay không. Do đó bạn nên dành một chút thời gian trước khi phỏng vấn để tìm hiểu về công ty mà bạn đang ứng tuyển thông qua các trang website, facebook, mạng social của công ty. Điều này sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi trên của nhà tuyển dụng một cách dễ dàng.

Bạn biết gì về công ty?
Bạn biết gì về công ty?

Tuy nhiên, sau khi hoàn thành câu trả lời về công ty xong bạn cần liên kết tới bạn để nhà tuyển dụng bạn đánh giá bạn phù hợp với vị trí đó, tranh thủ một lần nữa thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy những kiến thức, kỹ năng/kinh nghiệm của bạn phù hợp với những yêu cầu của vị trí dự tuyển. Có thể chia sẻ với NTD là bạn thích lĩnh vực hoạt động, sản phẩm/dịch vụ của công ty nên mong muốn được góp phần phát triển.

Xem thêm: bạn biết gì về công ty chúng tôi

6. Bạn có yêu cầu gì về mức lương?

Khi đặt ra câu hỏi phỏng vấn xin việc này, nhà tuyển dụng thường có 3 lý do sau:

  • Công ty đã có ngân sách cho vị trí này và muốn tìm hiểu về kỳ vọng của ứng viên. 

Nhà tuyển dụng sẽ dựa vào chia sẻ của ứng viên và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp để đưa ra một con số phù hợp. Nếu thấy hầu hết ứng viên đều đưa ra một con số cao hơn ngân sách của công ty, nhà tuyển dụng có thể sẽ phải suy nghĩ về khoảng ngân sách mới cho vị trí này.

  • Đánh giá mức độ nhận biết về giá trị của ứng viên đối với chính mình.

Một ứng viên hiểu rõ bản thân đáng giá bao nhiêu trên thị trường và tự tin nói về nó luôn được nhà tuyển dụng đánh giá cao.

  • Đánh giá mức độ kinh nghiệm của ứng viên. 

Dựa trên con số mà ứng viên đưa ra, nhà tuyển dụng có thể đánh giá được phần nào kinh nghiệm và khả năng làm việc của họ đối với các ứng viên còn lại.

Bạn có yêu cầu gì về mức lương?
Bạn có yêu cầu gì về mức lương?

Chiến lược để trả lời câu hỏi này chính là tìm hiểu về mức lương thị trường cho vị trí bản thân ứng tuyển và đưa ra một khoản lương thay vì một con số cụ thể. Bên cạnh đó, bạn có thể hỏi thêm về các chế độ đãi ngộ của công ty để cân nhắc về mức độ hợp lý của mức lương nhà tuyển dụng đề xuất.

Xem thêm: cách trả lời phỏng vấn xin việc về mức lương khôn ngoan nhất

7. Tại sao bạn muốn công việc này?

Hãy chuẩn bị và tìm hiểu kỹ càng! Tránh bị động và phòng thủ với các kiểu trả lời phỏng vấn bắt đầu bằng “Bởi vì” như sau: “Bởi vì tôi nghĩ tôi sẽ làm tốt công việc này,” “bởi vì công việc này dường như là cơ hội tốt cho tôi” hoặc “bởi vì công việc này trả lương cao.”

Tại sao bạn muốn công việc này?
Tại sao bạn muốn công việc này?

Thay vì đó, trong buổi phỏng vấn bạn nên trả lời: “Tôi đã đọc qua mô tả công việc và cũng xem qua website công ty, vị trí công việc thực sự thu hút tôi, khiến tôi nhận thấy các kỹ năng của bản thân quả thực phù hợp với công việc. Bên cạnh đó, tôi rất hào hứng với những nhiệm vụ và trách nhiệm mới trong công việc này.”

Hãy điều chỉnh câu trả lời của bạn sao cho phù hợp với vị trí công việc đăng tuyển. Bạn sẽ có thêm quyền hạn và trách nhiệm? Bạn sẽ được trợ lý cho giám đốc cấp cao thay vì một nhóm 50 người? Bạn sẽ làm việc trách nhiệm công việc khác nhau với cơ hội được tham gia vào các dự án và sự kiện của công ty?

Xem thêm: 4 cách trả lời câu hỏi vì sao bạn muốn công việc này

8. Bạn có thể cho chúng tôi những gì mà người khác không thể?

Đây là một câu hỏi phỏng vấn xin việc kép của nhà tuyển dụng nhằm xác định được 2 điều từ ứng viên: thế mạnh và sự phù hợp của ứng viên với vị trí mà họ tuyển dụng. Phương thức tốt nhất để trả lời câu hỏi này là “be yourself”. Nghĩa là bạn hãy thẳng thắn chia sẻ về ưu điểm hoặc kinh nghiệm, những kiến thức mà bạn có phù hợp với vị trí mà bản thân ứng tuyển.

Bạn có thể cho chúng tôi những gì mà người khác không thể?
Bạn có thể cho chúng tôi những gì mà người khác không thể?

Đừng nói vòng vo hay chia sẻ những vấn đề quá cao siêu, khó thực hiện, hãy tập trung vào những vấn đề nhỏ, thiết yếu và có thể thực hiện được ở mọi thời điểm. Nếu không cảm thấy tự tin về câu trả lời của mình, bạn có thể tham khảo bảng mô tả công việc để tìm ra đâu là điều mà nhà tuyển dụng quan tâm.

Xem thêm: câu hỏi phỏng vấn vì sao chúng tôi nên chọn bạn

9. Vì sao bạn rời bỏ công ty cũ?

Bất kể bạn định nói gì – hãy giữ thái độ tích cực! Đây không phải là cơ hội để bạn phàn nàn về những bất công về lương thưởng vào năm ngoái hoặc sếp cũ của bạn vô lý như thế nào. Cho dù là lý do gì chăng nữa, hãy chắc rằng câu trả lời của bạn là câu trả lời tích cực.

Nếu bạn cảm thấy bị đánh giá thấp trong vai trò của mình hoặc có mâu thuẫn cá nhân với sếp hoặc đồng nghiệp, hãy nghĩ cách trả lời sao cho nhà tuyển tiềm năng cảm thấy câu trả lời của bạn là phù hợp. Hãy chuẩn bị kỹ câu trả lời này trước khi bạn tham gia buổi phỏng vấn.

Vì sao bạn rời bỏ công ty cũ?
Vì sao bạn rời bỏ công ty cũ?

Đơn giản nói rằng bạn mong muốn có được “một thử thách mới” hoặc “sự thay đổi về môi trường” sẽ có thể khiến nhà tuyển dụng cảnh giác với bạn. Do đó, nếu bạn có câu trả lời “Tôi muốn tìm kiếm thử thách mới” hãy chuẩn bị cho những câu hỏi sâu hơn từ nhà tuyển dụng.

Vì sao bạn lại muốn thử thách mới? Bạn có thể nói rõ hơn thử thách mới đối với bạn hiện tại là gì không? Vì sao bạn không thẳng thắn trao đổi với công ty cũ rằng bạn mong muốn những thách thức mới trong công việc?

Hãy tập trung hơn nữa về lý do vì sao vị trí này lại phù hợp với bạn và loại bớt những lý do vì sao vị trí cũ lại không phù hợp với bạn nữa.

Xem thêm: vì sao bạn bỏ công việc cũ 5 cách trả lời phỏng vấn cực hay cho bạn

10. Bạn nhìn thấy mình ở đâu trong 5 năm tới?

Đây là câu hỏi ưa thích của rất nhiều nhà tuyển dụng! Hãy trung thực – có ai biết họ sẽ ở đâu trong 5 năm tới đâu?

Câu trả lời nên là: “Tôi nghĩ tôi sẽ làm việc cho một công ty lớn như công ty này nhưng tại vị trí cao hơn.”

Bạn nhìn thấy mình ở đâu trong 5 năm tới?
Bạn nhìn thấy mình ở đâu trong 5 năm tới?

Bạn có thể điều chỉnh câu trả lời phỏng vấn sao cho phù hợp với từng vị trí công việc cụ thể mà bạn ứng tuyển. Nếu bạn được phỏng vấn cho vị trí Trợ lý hành chính, sự thành công của vị trí này có thể là việc trở thành Quản lý Văn phòng hoặc Trưởng phòng Hành chính. Nếu bạn hiểu rõ được cấu trúc công ty và biết được các nhân viên hành chính thường được đề bạt thành Điều hành kinh doanh, hãy đề cập đến điều này!

Quan trọng hơn là cách bạn trả lời câu hỏi này chứ không phải điều bạn nói. Hãy thể hiện thái độ tích cực và tự tin hơn là phòng thủ và không chắc chắn. Đừng đưa ra những câu trả lời kiểu như bạn đang cố “tìm kiếm ản thân” và bạn có thể khám phá ra được điều gì đó sau 2 tháng gia nhập công ty.

Hãy luôn ghi nhớ rằng buổi phỏng vấn là một quy trình 2 chiều, do đó hãy chuẩn bị một danh sách các câu hỏi để đưa ra đối với người phỏng vấn vào cuối buổi!

Xem thêm: câu hỏi khó bạn muốn thấy mình ở đâu sau 5 năm

Một số điều cần lưu ý sau khi kết thúc buổi phỏng vấn

Để tạo được ấn tượng với nhà tuyển dụng bạn nên làm 5 điều này sau khi buổi phỏng vấn kết thúc:

  1. Thể hiện sự quan tâm của bạn dành cho công ty và vị trí ứng tuyển: Sau khi kết thúc buổi phỏng vấn bạn có thể một lần nữa khẳng định với nhà tuyển dụng rằng bạn mong muốn được làm việc tại công ty và muốn đóng góp một phần công sức của mình đối với công ty.
  2. Viết thư cảm ơn: Việc viết thư cảm ơn nhà tuyển dụng là cách tốt nhất để lưu lại ấn tượng với công ty trong quá trình bạn xin việc. Hãy bày tỏ thái độ trân trọng vì công ty đã dành thời gian quý báu dành cho bạn.
  3. Biết khi nào cần chờ đợi: Nếu phía nhà tuyển dụng yêu cầu bạn chờ điện thoại trong một thời gian thì bạn hãy nhớ kiên trì và đừng gửi email hoặc gọi điện thoại giục giã nhà tuyển dụng.
  4. Chuẩn bị tâm lý thất bại: Nếu như vị trí bạn ứng tuyển có quá nhiều người tham gia phỏng vấn và bạn có thể là người thất bại thì không nên nản lòng. Bạn hãy chuẩn bị sẵn tâm lý “nếu thất bại thì sẽ làm gì?”. Bạn hãy nhớ rằng thất bại lần này không có nghĩa là bạn không làm gì được. Quan trọng nhất là bạn rút được kinh nghiệm gì sau thất bại lần này.
  5. Hãy lịch sự dù không trúng tuyển: Nếu không may bạn bị trượt cuộc phỏng vấn thì cũng đừng có thất vọng quá hay có hành vi khiếm nhã. Nếu như không trúng tuyển thì bạn hãy gửi một lá thư cảm ơn nhà tuyển dụng. Trong thư cảm ơn bạn cũng bày tỏ hy vọng sẽ có cơ hội hợp tác lần sau. Việc này bạn có thể gây được thiện cảm với nhà tuyển dụng bởi chẳng ai nói trước được điều gì. Biết đâu cơ cấu tổ chức của công ty lại thay đổi và có nhiều vị trí khác mở ra thì sao.
Hãy luôn lịch sự ngay cả khi bạn không trúng tuyển
Hãy luôn lịch sự ngay cả khi bạn không trúng tuyển

Trên đây là một số câu hỏi và bí quyết trả lời phỏng vấn xin việc mà mình đưa ra giúp các bạn trở nên nổi bật với các tập đoàn đa quốc gia. Mình hy vọng rằng bạn sẽ tìm được công ty phù hợp với bản thân và vượt qua vòng phỏng vấn đầy ấn tượng nhé!

Xem thêm các bài viết liên quan tại:

Sinh viên thực hiện

Trần Thị Phương Thảo – 19051586

Lớp: QH2019E QTKD CLC2

Mã lớp học phần: INE3014 4