VĂN HÓA DOANH NGHIỆP LÀ GÌ ? 3 VÍ DỤ VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

VĂN HÓA DOANH NGHIỆP LÀ GÌ ? 3 VÍ DỤ VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

Văn hóa doanh nghiệp

Nếu nói công ty, doanh nghiệp gắn bó như một phần cuộc sống mỗi nhân viên thì “Văn hóa doanh nghiệp” là đời sống tinh thần trong đó. Không chỉ để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp cần tự xây dựng nên một nét văn hóa phù hợp, nhìn nhận nghiêm túc, đầy đủ và thực hiện theo đúng những gì đã đề ra. Vậy thế nào là văn hóa doanh nghiệp ? Tại sao doanh nghiệp cần có văn hóa chung và các yếu tố tạo nên văn hóa trong doanh nghiệp là gì ?

Văn hóa doanh nghiệp là gì ?

Văn hóa doanh nghiệp là niềm tin, nhận thức, cách ứng xử, giao tiếp, hành động, hình thức của tập thể trong doanh nghiệp.

Tập thể trong doanh nghiệp được tạo thành bởi nhiều cá nhân có văn hóa, lối suy nghĩ, nền tảng nhận thức khác nhau. Tuy nhiên, khi cá nhân làm việc trong doanh nghiệp cần hòa hợp với nhau, làm việc chung một nét văn hóa của tập thể để tạo nên hiệu suất cao nhất, điều này quyết định phần nào đến sự thành công hay thất bại về lâu dài của doanh nghiệp.

Hình minh họa - Văn hóa doanh nghiệp
Hình minh họa – Nguồn: Bee Lancer

Những yếu tố xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Văn hóa công ty không chỉ bao gồm những yếu tố vô hình, mơ hồ mà còn được thể hiện qua nhiều khía cạnh:

  • Tầm nhìn
  • Giá trị
  • Thực tiễn
  • Con người
  • Sức mạnh của câu chuyện
  • Môi trường làm việc cởi mở

Chẳng hạn như:

  • Cách ứng xử, giao tiếp, thói quen của mọi người trong công ty
  • Cách nhận thức và ứng xử của nhân viên công ty với thế giới bên ngoài
  • Quy định trong nội bộ công ty
  • Đồng phục,…
mô hình tảng băng văn hóa - văn hóa doanh nghiệp
Mô hình tảng băng văn hóa

ĐỌC THÊM: 3 YẾU TỐ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

Lý do cần tạo nên văn hóa trong doanh nghiệp

Tạo môi trường dễ tiếp cận, hòa nhập khi văn hóa trong doanh nghiệp cởi mở

Doanh nghiệp khi muốn phát triển bền vững cần tạo dựng văn hóa doanh nghiệp vững mạnh, điều này yêu cầu đặt các giá trị cốt lõi ở trung tâm trong tất cả các góc nhìn của cơ cấu tổ chức và từng hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc nhân viên luôn yêu thích công việc, lối suy nghĩ của cá nhân hơn những gì tập thể đang hướng tới sẽ là vấn đề lớn.

Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp góp phần nâng cao khả năng tương tác của nhân viên cùng đồng nghiệp và các cấp trong doanh nghiệp sẽ tạo nên sự hòa hợp, dễ tiếp cận trong tập thể.

Ảnh minh họa - văn hóa doanh nghiệp
Ảnh minh họa – Nguồn: IMT

Cải thiện năng suất và chất lượng cuộc sống công sở

Chất lượng cuộc sống công sở và năng suất làm việc luôn có một mối liên kết với nhau. Cuộc sống công sở ở đây có thể hiểu như sức khỏe tinh thần, sự hài lòng của nhân viên với doanh nghiệp. Một văn hóa doanh nghiệp lành mạnh giúp chất lượng cuộc sống công sở đạt được hiệu quả cao nhất.

Thực tế cho thấy văn hóa doanh nghiệp góp phần đáng kể trong việc phát triển đời sống tinh thần nhân viên. Vì vậy việc hỗ trợ từ phía văn hóa công ty như linh hoạt trong khung giờ làm việc, môi trường làm việc cởi mở, nhân viên có tiếng nói là vô cùng cần thiết

Những điều trên có thể giúp đảm bảo tinh thần và động lực làm việc của nhân viên. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ đầy đủ nguồn lực và công cụ trong công việc sẽ tăng năng suất và hiệu suất làm việc lên cao nhằm hướng tới mục tiêu chung đề ra một cách nhanh nhất.

Thúc đẩy nhân viên sẵn sàng phục vụ và cống hiến lâu dài

Không thể phủ nhận vai trò của các khoản đãi ngộ nhưng thứ tạo động lực cống hiến cũng có nguồn cảm hứng. Một doanh nghiệp có văn hóa vững mạnh sẽ luôn có cách khích lệ tinh thần nhân viên. Từ đó, doanh nghiệp có thể tạo nên động lực, nguồn cảm hứng, tinh thần tích cực cho nhân viên của họ không chỉ đóng góp trong nội bộ mà còn lan tỏa ra cộng đồng.

Hình minh họa - Văn hóa doanh nghiệp
Hình minh họa – Nguồn: Đinh Thành Trung

Tác động đến dịch vụ khách hàng

Nếu văn hóa doanh nghiệp tác động lành mạnh và tích cực tới đời sống nhân viên, điều này sẽ đóng góp vào năng suất làm việc, phản ánh trực tiếp trên cách họ ứng xử với khách hàng. Nhân viên có thái độ vui vẻ, hạnh phúc, cảm xúc ấy sẽ được lan tỏa tới khách hàng bằng sự nhiệt tình và tràn đầy năng lượng.

3 Ví dụ về văn hóa doanh nghiệp tại Việt Nam

Doanh nghiệp, tập đoàn

Nội dung về văn hóa doanh nghiệp

FPT

STICO – Sáng tạo không ngừng: Triết lý được lấy làm nền tảng bao gồm “Sâu, Sáng, Tuyệt, Thông, Phong” Trong đó Sâu được hiểu là sâu sắc trong triết lý; Sáng là sáng suốt trong việc lãnh đạo, quản lý; Tuyệt trong chất lượng tuyệt hải; Thông suốt về chọn lọc thông tin; Phong phú trong sáng tác company.

Đề cao tính dân chủ: Tại FPT tất cả những ý kiến cá nhân đều được tôn trọng. Nếu ý tưởng bị xung đột thì chính văn hóa doanh nghiệp mà công ty xây dựng sẽ điều hòa xoa dịu tình hình chung tạo nên tinh thần đồng đội của tập đoàn.

Kết nối, gắn kết giữa các thành viên: Văn hóa doanh nghiệp FPT được thể hiện rõ nhất qua các sự kiện thường niên. Sức mạnh và sự đoàn kết của tập thể được thể hiện trong các trò chơi tập thể và các buổi kick – off. Khi tham gia các trò chơi đồng đội nhân viên công ty được tiếp xúc và hiểu rõ về nhau hơn. Từ đó gắn kết mọi người với nhau nâng cao yếu tố con người và đẩy mạnh yếu tố môi trường làm việc mở kích thích sáng tạo. Có thể nói thành công của FPT chính là chất keo kết nối, gắn kết các thành viên với nhau để cùng phát triển.

 

Vinamilk

Sổ tay văn hóa doanh nghiệp Vinamilk bao gồm 6 nguyên tắc chính là:

Trách nhiệm: Khi có vấn đề hay sự việc gì xảy ra, nguyên nhân đầu tiên đều là do bạn, đừng đổ lỗi cho ai cả.

Hướng kết quả: Nói chuyện và thỏa thuận với nhau bằng lượng hoá.

Sáng tạo và chủ động: Đừng bao giờ nói “không” mà bạn hãy luôn tìm kiếm ít nhất 2 biện pháp.

Hợp tác: Người lớn không cần được người lớn giám sát mà cần người cùng hợp tác. Vì vậy, nhân viên hãy hợp tác cùng nhau dựa trên các nguyên tắc bình đẳng.

Chính trực: Không được đổi trắng thay đen, bản thân phải chịu trách nhiệm với mọi hành vi và lời nói của mình.

Xuất sắc: Bạn phải là người học sâu hiểu rộng, có chuyên môn cao và là chuyên gia đạt  tiêu chuẩn quốc tế trong lĩnh vực của mình.

FLC Group

Tầm nhìn: Trở thành một Tập đoàn có tiềm lực, năng động, có sức cạnh tranh mạnh mẽ, luôn luôn hướng đến chinh phục các mục tiêu cao hơn và là sự lựa chọn hàng đầu của mọi đối tác và khách hàng.

Sứ mệnh: FLC cam kết không ngừng đổi mới, thúc đẩy đầu tư một cách toàn diện nhằm phát triển, cung cấp các sản phẩm – dịch vụ chất lượng cao, giá cả hợp lý và thân thiện môi trường, góp phần mang lại những giá trị tốt nhất cho khách hàng. Từ đó xây dựng lòng tin, mối quan hệ gắn bó với khách hàng và đối tác để đi lên bền vững.

Mục tiêu:

  • Trở thành Tập đoàn kinh tế đa ngành, đa lĩnh vực có thương hiệu mạnh tại Việt Nam và từng bước vươn ra thị trường quốc tế.
  • Không ngừng đổi mới nâng cao chất lượng sản phẩm – dịch vụ.
  • Quản lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực, giảm thiểu chi phí và rủi ro, tận dụng mọi tiềm năng, cơ hội.
  • Tăng cường hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước nhằm thúc đẩy tiềm năng và nâng cao vị thế.

ĐỌC THÊM: 10 VÍ DỤ XÂY DỰNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP THÀNH CÔNG

Văn hóa doanh nghiệp có thể được ví như cột sống của doanh nghiệp. Mâu thuẫn rất có thể dễ xảy ra tại một môi trường doanh nghiệp không có văn hóa riêng. Chỉ cần một yếu tố thay đổi hoặc mất sự đồng điệu, toàn bộ doanh nghiệp sẽ có thể đi sai đường.

Có thể bạn quan tâm

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Quốc Anh

Mã sinh viên: 20050046

Lớp: QH-2020-E KTQT CLC 1

Mã học phần: INE3104 5 2022