Bạn có nhận ra rằng hiện nay mọi người đều giành ra nhiều thời gian hơn để mua sắm online hơn với chỉ vài cú click chuột thay vì phải tốn thời gian lượn phố? Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra mạnh mẽ đã trở thành động lực cho thương mại điện tử của thế giới cũng như Việt Nam ngày càng phát triển và có thể nói Covid-19 chính là “chất xúc tác”.
Bài viết sau đây sẽ chỉ ra tầm quan trọng, sức ảnh hưởng của thương mại điện tử và cách mà nó đã dần dần trở thành thói quen của con người. Ngoài ra, bạn sẽ phải ngạc nhiên trước những triển vọng không tưởng của thương mại điện tử trong tương lai.
1. Thương mại điện tử là gì?
Thương mại điện tử là các hoạt động giao dịch, mua bán các sản phẩm bằng cách tiến hành một phần hay toàn bộ quá trình hoạt động thương mại thông qua các phương tiện điện tử trong môi trường có kết nối internet, mạng viễn thông hay mạng máy tính khác.
2. Các hình thức thương mại điện tử phổ biến
Phía dưới đây là các hình thức thương mại điện tử phổ biến nhất hiện nay mà bạn nên tham khảo:
- B2B: Là loại hình thương mại điện tử từ doanh nghiệp đến doanh nghiệp có liên quan đến doanh số và tập trung vào các nguyên liệu thô hay sản phẩm được đóng gói trước khi bán cho khách hàng.
- B2C: Là hình thức thương mại điện tử được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất trong bối cảnh TMĐT, B2C bao gồm các giao dịch được thực hiện giữa người tiêu dùng và doanh nghiệp.
- C2C: Là mô hình kinh doanh TMĐT sớm nhất bao gồm các mối quan hệ giữa người tiêu dùng và người tiêu dùng.
- C2B: Là hình thức thương mại điện tử mà người tiêu dùng sẽ tạo ra sản phẩm, dịch vụ và doanh nghiệp sẽ là người mua các sản phẩm, dịch vụ đó.
3. Các sàn thương mại điện tử nổi tiếng trên thế giới và tại Việt Nam hiện nay
- Amazon: Lọt top những sàn TMĐT hàng đầu trên thế giới, Amazon phát triển từ một web bán sách có trụ sở chính tại Mỹ và góp mặt tại nhiều Quốc gia khác như Anh, Đức, Tây Ban Nha,.. Đến giờ, danh sách sản phẩm của Amazon rất phong phú.
- Ebay: Được xem như một chợ trực tuyến lớn, sàn TMĐT Ebay có rất nhiều mặt hàng, sản phẩm và dịch vụ phong phú đến từ khắp nơi trên thế giới. Điểm đặc biệt của Ebay đó là khách hàng có thể mua sản phẩm dưới hình thức đấu giá.
- Alibaba: Được sáng lập vào năm 1999 bởi Jack Ma. Hiện nay, Alibaba đã trở thành sàn TMĐT hàng đầu trên thế giới và điển hình cho mô hình B2B giúp kết nối các doanh nghiệp với nhau.
- Shopee: Shopee là sàn thương mại điện tử được thành lập vào năm 2015 và có mặt tại 7 quốc gia bao gồm Indonesia, Malaysia, Hồng Kông, Việt Nam, Singapore, Philippines và Thái Lan. Với dạng hình thức kinh doanh chính là E-commerce sales website và E-Marketplace.
- Lazada: Được thành lập từ năm 2012, Lazada là sàn thương mại điện tử trực thuộc Alibaba Group. Và có mặt trên 6 quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á như Philippines, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam và Singapore.
- Tiki: Là sàn TMĐT được thành lập từ tháng 3 năm 2010, Tiki nhận được sự hỗ trợ từ các nhà đầu tư chính bao gồm Vinagame Corporation, TenaJD.com, STICcent và Sea với hệ sinh thái vận hành Ticketbox; Tiki Trading và TikiNOW Smart Logistics.
- Sendo: Tập đoàn FPT được xem như mẹ đẻ của Sendo. Sàn TMĐT này được cho ra mắt vào năm 2012 và dự kiến sẽ kết hợp với Tiki để tăng khả năng cạnh tranh với các sàn TMĐT khác.
4. Tầm quan trọng của thương mại điện tử
Thương mại điện tử là lĩnh vực được hầu hết các doanh nghiệp vận dụng bởi tầm quan trọng của nó.
- Quảng bá thương hiệu doanh nghiệp: Thương mại điện tử đã đưa thương hiệu của doanh nghiệp tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng và nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ.
- Tiếp cận và đáp ứng khách hàng: Thương mại điện tử giúp doanh nghiệp có khả năng tiếp cận và đáp ứng mọi nhu cầu mua sắm của khách hàng trên thị trường trực tuyến và qua thiết bị di động.
- Tạo loại hình kinh doanh mới: Các công việc có liên quan đến lĩnh vực thương mại điện tử đều tăng nhanh và vượt xa được các loại hình bán lẻ khác.
5. Sức ảnh hưởng của thương mại điện tử
Sự ra đời của thương mại điện tử đã tác động đến nhiều khía cạnh của kinh doanh hiện đại: Ngân hàng, marketing, sản xuất, chiến lược kinh doanh, định vị và phân khúc thị trường,…
- Tác động đến hoạt động sản xuất: Các hãng sản xuất lớn nhờ ứng dụng thương mại điện tử có thể giảm chi phí sản xuất đáng kể.
- Tác động đến hoạt động ngân hàng: Hàng loạt các dịch vụ ngân hàng điện tử được hình thành và phát triển mở ra cơ hội mới cho cả các ngân hàng và khách hàng như: Internet banking, thanh toán thẻ tín dụng trực tuyến, thanh toán bằng thẻ thông minh, Mobile banking, ATM, POS…
- Tác động đến hoạt động vận tải, bảo hiểm: Mô hình kinh doanh bảo hiểm cũng bị thay đổi bởi tác động của Thương mại điện tử. Cụ thể xem mô hình trong phần tác động đến các ngành nói chung.
- Tác động đến hoạt động ngoại thương: Đối với hoạt động ngoại thương, thương mại điện tử có những tác động hết sức mạnh mẽ do đặc thù của Internet là toàn cầu rất phù hợp với các giao dịch thương mại quốc tế. Mọi hoạt động trong quy trình kinh doanh quốc tế đều chịu tác động của TMĐT.
6. Thương mại điện tử đã thay đổi thói quen của người tiêu dùng như thế nào?
Sự đa dạng hóa về các chủng loại mặt hàng, tính tiện lợi cũng như yếu tố cạnh tranh giá thành đang là ưu điểm đáng kể của thương mại điện tử. Các dịch vụ ship hàng siêu tốc với nhiều lựa chọn cũng góp phần không nhỏ trong việc thay đổi thói quen của người dùng.
Nhiều người trẻ mua sắm trực tuyến dễ bị ảnh hưởng bởi mạng xã hội, video ngắn, chương trình phát sóng trực tiếp. Họ thích thử những điều mới, sẵn sàng chia sẻ sản phẩm với bạn bè và đạt được các giao dịch với mức giá thấp hơn thông qua mua chung.
Ngoài ảnh hưởng của mô hình thương mại điện tử xã hội, việc mua sắm của giới trẻ cũng dễ bị chi phối bởi các chương trình phát sóng trực tiếp (livestream). Theo chiến lược khuyến mãi “thời gian có hạn, giá có hạn và ưu đãi hấp dẫn”, những người trẻ xem livestream đôi khi thể hiện hành vi tiêu dùng bốc đồng và dần hình thành thói quen xem bán hàng online dù không có nhu cầu mua, hoặc mua nhưng không sử dụng, chỉ đơn giản vì nó rẻ.
Theo khảo sát, nhiều người trẻ chú ý đến những trải nghiệm mới lạ và theo đuổi sự đổi mới trong mua sắm trực tuyến, và tính thực tế không còn là yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định tiêu dùng của họ.
7. Những triển vọng của thương mại điện tử trong tương lai
Với sự phát triển vượt bậc rõ rệt trong những năm gần đây, thương mại điện tử đang là hình thức kinh doanh tiềm năng được nhiều doanh nghiệp, nhà bán lẻ hướng tới. Hơn nữa, Covid-19 vẫn đang tiếp tục hoành hành và chưa có dấu hiệu chững lại, con người đã bắt đầu chấp nhận “sống chung với dịch” và có những cái giải pháp nhằm đồng thời ngăn ngừa đại dịch và phát triển kinh tế xã hội. Chính điều này sẽ thúc đẩy thương mại điện tử, thanh toán điện tử phát triển hơn và bùng nổ trong thời gian tới.
Hiện nay đã có một số tính năng công nghệ tiên tiến phát triển nhằm hỗ trợ cho thương mại điện tử được diễn ra an toàn, nhanh chóng và thuận tiện hơn:
Chatbots – Dịch vụ hỗ trợ ảo mới
Chatbot là công nghệ phần mềm bắt chước tương tác thực của con người bằng cách viết hoặc nói. Giá trị của việc sử dụng công nghệ này là nó tiết kiệm thời gian và chi phí, có thể chuyển hướng khách hàng tiềm năng đến thông tin mà họ quan tâm nhất.
Tuy nhiên, công nghệ chatbot phụ thuộc vào sự tiến bộ trong NLP (xử lý ngôn ngữ tự nhiên) và nếu không có cải tiến đáng kể trong lĩnh vực này, nó sẽ vẫn là một thuật toán hạn chế và tiếp tục vật lộn với những lời nói phức tạp hơn (lời nói, ẩn dụ, phương ngữ).
Với mỗi năm trôi qua, các chatbot thương mại điện tử trở nên tiên tiến hơn và giao tiếp tự nhiên hơn. Biết đâu trong tương lai, chúng có thể trở thành con người đến mức chúng ta không thể phân biệt chúng với con người thật.
Trợ lý giọng nói ảo
Tìm kiếm bằng giọng nói được sử dụng rộng rãi trong các dịch vụ như Siri của Apple, Assistant của Google và Cortana của Microsoft, những dịch vụ này cũng nhúng công nghệ NLP.
Những trợ lý này có thể giới thiệu những mặt hàng được yêu cầu phổ biến nhất. Nó nhanh chóng tìm thấy các giao dịch và thậm chí có thể đặt hàng giao đồ ăn từ các nhà hàng địa phương.
Thực tế ảo & thực tế tăng cường – Trải nghiệm mua sắm sáng tạo
Cả Thực tế ảo (AR) và Thực tế tăng cường (VR) đều áp dụng công nghệ tương tự, nhưng nhiều người nhầm lẫn giữa hai công nghệ này. Thực tế ảo xây dựng một thực tế nhân tạo hoàn toàn mới trong khi tăng cường chỉ thêm một số yếu tố ảo vào thế giới thực.
Banana Flame, một cửa hàng điện tử quần áo của Anh đã kết hợp AR, vì nó cho phép người mua hàng sử dụng camera web của họ như những “tấm gương” tương tác thực tế qua trực tuyến.
Không chỉ ngành thời trang được hưởng lợi từ AR; nó được sử dụng bởi các ngành công nghiệp làm đẹp, trang trí nội thất và ô tô. Các công ty như Audi đã sử dụng kính thực tế tăng cường để người dùng có thể tham khảo các mẫu thiết kế và kiểm tra ô tô.
Ngoài ra, AR đang trở nên thống trị và được thúc đẩy bởi mức độ sử dụng ngày càng tăng trên các thiết bị di động.
Công nghệ Blockchain – Phương thức thanh toán và bảo mật dữ liệu mới
Với sự tăng trưởng của thương mại điện tử trong tương lai, một số tác dụng phụ chắc chắn sẽ xảy ra. Có vấn đề với sự tin cậy, giao dịch chậm, phí và chính sách cao hơn và quyền sở hữu dữ liệu kỹ thuật số. Vì tế, blockchain ra đời giúp xây dựng lòng tin trong thanh toán trực tuyến.
Nó cũng loại trừ gian lận và cung cấp một phương thức thanh toán mới với sự trợ giúp của tiền điện tử (Bitcoin, Ethereum, Ripple, v.v.).
Drone – Hệ thống phân phối cấp độ tiếp theo
Hiện nay, các phương tiện tự động đều cần đến sự vận hành của con người. Tuy nhiên, có nhiều khả năng là máy bay không người lái và robot sẽ loại bỏ ngay cả sự tham gia này.
Mặc dù có nhiều trở ngại trong việc giao hàng bằng máy bay không người lái, nhưng lợi ích của việc áp dụng nó là rất lớn đối với các nhà bán lẻ. Điều này sẽ cắt giảm đáng kể chi phí trong hoạt động hậu cần. Amazon đang ở tuyến đầu với việc thử nghiệm hệ thống giao hàng bằng máy bay không người lái mới nhanh chóng.
8. Sự phát triển bùng nổ của thương mại điện tử tại Việt Nam
Theo báo cáo của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), tốc độ tăng trưởng trung bình của thương mại điện tử giai đoạn 2016-2019 khoảng 30%. Quy mô thương mại điện tử bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng từ 4 tỷ USD năm 2015 lên khoảng 11,5 tỷ USD năm 2019.
Báo cáo này cũng dự đoán tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2020-2025 là 29% và tới năm 2025 quy mô thương mại điện tử nước tai đặt 52 tỷ USD.
Việt Nam có tốc độ tăng trưởng thương mại điện tử thuộc TOP 3 trong khu vực Đông Nam Á với thế mạnh là dân số trẻ cũng như lượng người dùng smartphone chiếm tỷ trọng lớn, lượng người giao dịch thương mại điện tử trên smartphone nhiều.
9. Tạm kết
Để công việc kinh doanh của bạn phát triển hơn, bạn nên bắt đầu tìm hiểu và áp dụng thương mại điện tử và thanh toán điện tử cho doanh nghiệp của mình.
Qua bài phân tích trên, ta thấy rằng quá trình mua hàng của chúng ta có thể vượt quá sức tưởng tượng trong tương lai.
Vẫn còn rất nhiều triển vọng trong ngành thương mại điện tử, các doanh nghiệp thương mại điện tử sẽ đón nhận những cơ hội và đó cũng là thách thức khi các sàn phải liên tục thay đổi để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
Đọc thêm bài viết liên quan về thương mại điện tử tại:
Covid-19 – “cú hích” làm bùng nổ dịch vụ ngân hàng điện tử
5 điều đặc biệt của mô hình kinh doanh thương mại điện tử Amazon
4 yếu tố phát triển thương mại điện tử trong giáo dục Việt Nam
Người thực hiện: Văn Thế Hải
MSV: 19051073
Lớp: INE3104-5