4 yếu tố phát triển thương mại điện tử trong giáo dục Việt Nam

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và sự ra đời của mạng internet, đem lại cho con người nhiều ứng dụng tiện ích. Trong đó, học trực tuyến trở thành một giải pháp của giáo dục nhắm nâng cao chất lượng đào tạo nguồn lực cho xã hội.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra mạnh mẽ đã trở thành động lực cho thương mại điện tử của mọi ngành nghề khác nói chung và ngành giáo dục nói riêng ngày càng phát triển , thích nghi với đại dịch và có thể nói Covid-19 chính là “chất xúc tác”.

Bài viết sau đây sẽ chỉ ra 5 yếu tố tiềm năng phát triển thương mại điện tử trong giáo dục.Bên cạnh đây bạn sẽ thấy bất ngờ trước ứng dụng của thương mại điện tử vào giáo dục những năm gần đây.

Thương mại điện tử trong giáo dục là gì ?

Nói một cách dễ hiểu thì đây là hình thức cung cấp dịch vụ học tập thông qua các phần mềm E-learning . Mô hình giáo dục trực tuyến (Online learning hay E-Learning) xuất hiện đầu tiên trên thế giới tại Mỹ vào năm 1999, mở ra một môi trường học tập mới giúp người học có thể tương tác thông qua Internet trên các phương tiện truyền thông điện tử.

Các hình thức thương mại phổ biến trong giáo dục

1, Người dùng cuối B2C

Người dùng cuối B2C bao gồm các cá nhân hoặc một nhóm cá nhân sử dụng Giáo dục Trực tuyến cho các mục đích cá nhân của họ, với phạm vi rộng rãi của việc học. Đây cũng là phân khúc lớn nhất trong nền giáo dục này, bởi người dùng Việt Nam chú trọng vào tầm quan trọng của giáo dục và học tập suốt đời.

2, Hệ thống giáo dục K-12

Hệ thống giáo dục K-12 của Việt Nam rất lớn, với 16,5 triệu học sinh và 26 nghìn trường học vào năm 2019, thể hiện một khối nhu cầu mang đến những cơ hội đầy hứa hẹn cho các sản phẩm và dịch vụ Giáo dục Trực tuyến.

3, Các trường đại học

Các trường đại học công lập và tư thục của Việt Nam trên cả nước đã có những nỗ lực đáng kể trong việc bắt kịp xu hướng kỹ thuật số hóa trong đào tạo giáo dục. Có tổng số 237 trường đại học ở Việt Nam, trong đó 22 trường hiện đang cung cấp các chương trình đào tạo từ xa, trong đó e-learning là một trong những phương thức phổ biến nhất.

4, Các công ty

Mặc dù hiện tại đây là phân khúc có quy mô khá khiêm tốn. Do nhiều doanh nghiệp vẫn tỉn rằng đào tạo truyền thống đáng tin cậy và hiệu quả hơn. Nhưng trong tương lai, các chuyên gia tin rằng thị trường Giáo dục Trực tuyến của Việt Nam sẽ mang lại nhiều giá trị cả về đào tạo và quản lý cho khách hàng doanh nghiệp.

Tại sao thương mại điện tử trong giáo dục lại có tiềm năng phát triển tại Việt Nam ?

1.Sự đột phá của thương mại điện tử trong giáo dục

Theo The Economist, số người tham gia học E-Learning trên thế giới đã tăng lên nhanh chóng từ khoảng 36 triệu người năm 2015 lên 60 triệu người năm 2016 và đạt gần 70 triệu người vào năm 2017. Số lượng người dùng không ngừng tăng lên đã kéo theo sự gia tăng về doanh thu của ngành công nghiệp này.

Số liệu tại hội thảo quốc tế lần thứ 19 về “Ứng dụng công nghệ thông tin và quản lý – ITAM” tổ chức vào năm 2018 ở Việt Nam cho biết: Năm 2016, doanh thu lĩnh vực E-Learning trên toàn thế giới đạt con số khá ấn tượng là 51,5 tỷ USD. Sang năm 2017, thị trường giáo dục trực tuyến toàn cầu có bước phát triển nhảy vọt, đạt hơn 100 tỉ USD (kết quả nghiên cứu của Công ty khảo sát thị trường Global Industry Analysts).

Sức lan tỏa mạnh mẽ của E-Learning là nhờ những ưu điểm mà ngành công nghiệp mới này mang lại. Đó là: Tính tương tác cao dựa trên đa phương tiện trong môi trường mạng, tạo điều kiện cho người học trao đổi thông tin một cách dễ dàng hơn dù ở bất kỳ vị trí nào; Nội dung và thời gian học tập đa dạng và phong phú, phù hợp với khả năng, sở thích, nhu cầu của từng người.

Sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay đang là lực đẩy để E-Learning tiếp tục tiến xa hơn trong tương lai và ước tính sẽ đạt 325 tỷ đô la trên toàn cầu vào năm 2025, bởi nhiều nước trên thế giới, đặc biệt là các nước có sức ép lớn về dân số, kinh tế như Ấn Độ, Philippines, Mexico… coi E-learning như cơ hội để đuổi kịp và san bằng khoảng cách với các nước phát triển.

2.Việt nam bắt kịp xu thế đào tạo trực tuyến 

Việt Nam được đánh giá là rất có tiềm năng phát triển thương mại điện tử trong giao dục nhờ bắt kịp nhanh xu hướng thế giới bởi ở thời điểm năm 2010, khi E-Learning bắt đầu trở thành một xu thế toàn cầu và lan tỏa ra nhiều quốc gia trên thế giới thì ngay sau đó những doanh nghiệp trong nước cũng có những bước đi khai phá đầu tiên, cho ra mắt một loạt các trang web học trực tuyến như Violet.vn, Hocmai.vn, Topica, Onluyen.vn, Speakup.vn, Mathplay

Đến nay, E-Learning đã trở thành một mô hình học tập thu hút lượng lớn người sử dụng, đặc biệt là tại các thành phố lớn như Hà Nội và Hồ Chí Minh với độ phủ đối tượng khá rộng, từ học sinh các cấp, sinh viên tới người đi làm. Hoạt động giáo dục trực tuyến tại Việt Nam cung cấp chủ yếu các nhóm dịch vụ là: Các khóa học ngoại ngữ; Các chương trình ôn thi/bài giảng kiến thức phổ thông (cấp 2, cấp 3) và khóa học kỹ năng.

Nội dung các bài giảng E-Learning khá phong phú, được thiết kế tích hợp dưới nhiều hình thức thể hiện khác nhau như video, clip, hiệu ứng âm thanh, hình ảnh minh họa sinh động… nhưng vẫn đảm bảo sự tương tác với giáo viên. Riêng với chương trình dành cho học sinh phổ thông các cấp, nhiều trang học trực tuyến cung cấp hệ thống dữ liệu hàng nghìn bài giảng được thiết kế bám sát chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

xem báo cáo ngành Giáo dục trực tuyến Việt Nam tại đây >>>

Tiềm năng phát triển giáo dục trực tuyến

Một kênh học trực tuyến tên khá quen thuộc đối với người dùng Việt Nam có thể nói đến là hocmai.vn của Hệ thống Giáo dục hocmai.vn. Sau hơn 10 hoạt động, trang website hocmai.vn đã thu hút tới 3,5 triệu thành viên tham gia với trên 10.000 lượt truy cập và học tập đồng thời; cung cấp hơn 1.000 khóa học, 30.000 bài giảng mỗi năm của hơn 200 giáo viên trên các thiết bị máy tính, laptop, điện thoại…

Theo số liệu 3 năm gần nhất của Hệ thống này, tỷ lệ người dùng đăng ký mới trên hệ thống học trực tuyến của đơn vị tăng gần 20% mỗi năm, trong đó, tỷ lệ người học trả phí tăng hơn 30%/năm. Điều này cho thấy xu hướng người dùng sử dụng E-Learning tại hocmai.vn vẫn đang ngày một nhiều hơn.Cùng với hocmai.vn thì Tổ hợp Công nghệ giáo dục Topica cũng là một địa chỉ được hàng nghìn người dùng lựa chọn để học tập với các giải pháp giáo dục trực tuyến đa dạng như: Chương trình cử nhân trực tuyến (Topica Uni); Học tiếng Anh trực tuyến (Topica Native); Nền tảng công nghệ cho khóa học trực tuyến mở trên nhiều lĩnh vực (Edumall).

Đáng chú ý là E-Learning không chỉ thu hút sự quan tâm đầu tư của các doanh nghiệp mà còn là một xu hướng được ngành giáo dục Việt Nam lựa chọn. Cụ thể là Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phối hợp với các doanh nghiệp triển khai E-Learning và thi trực tuyến trong nước như cuộc thi “Thiết kế hồ sơ bài giảng điện tử E-Learning” năm học 2009-2010 hay cuộc thi giải toán qua mạng tại website violympic.vn; cuộc thi Olympic tiếng Anh trên mạng xã hội Go – ioe.go.vn… Nhiều trường đại học trong nước cũng từng bước áp dụng mô hình E-Learning bên cạnh phương pháp giáo dục truyền thống trong chương trình giáo dục. Ví dụ như Trường Đại học Nguyễn Tất Thành, Trường Đại học Bách Khoa (thuộc Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh), Trường Đại học Mở TP Hồ Chí Minh…

Ngoài ra, tại Việt Nam còn có sự xuất hiện của trường đại học chuyên đào tạo trực tuyến là FUNiX, một thành viên của hệ thống FPT Education.Dưới sự tác động của đại dịch Covid gần như là chất xúc tác cho sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử trong giáo dục . Hàng loạt các khóa học online , trực tuyến ra đời , các phần mềm hỗ trợ học tập trực tuyến như Teams , Zoom , … được cải tiến không ngừng .

3.Xu hướng phát triển

 Kinh tế vĩ mô phát triển thuận lợi

Việt Nam dự kiến ​​sẽ có tốc độ tăng trưởng bình quân đầu người mạnh mẽ trong vài năm tới, dẫn đến tầng lớp trung lưu tăng nhanh. Nhu cầu về giáo dục chất lượng cao, bao gồm giáo dục trực tuyến, sẽ bùng nổ do kết quả của sự phát triển này.

 Tiến bộ công nghệ

Mức độ phủ sóng Internet và điện thoại thông minh dự kiến ​​sẽ mở đường cho việc sử dụng rộng rãi Giáo dục Trực tuyến của công chúng. Tích hợp ngày càng nhiều các công nghệ tiên tiến như AI, dữ liệu lớn và công nghệ mang lại khả năng tiếp cận dễ dàng và linh hoạt cho người dùng đại chúng

 Sáng kiến ​​hỗ trợ của Chính phủ

Chính phủ Việt Nam đã và đang thể hiện cam kết phát triển giáo dục trực tuyến tại Việt Nam thông qua một loạt các chính sách, kế hoạch tổng thể và các sáng kiến ​​quốc gia

 Tăng đầu tư nước ngoài

Ngành giáo dục trực tuyến Việt Nam là một thị trường hấp dẫn đối với nhiều quốc gia nước ngoài. Hàn Quốc, Vương quốc Anh và Phần Lan là những quốc gia hàng đầu đã ưu tiên CNTT và giáo dục trực tuyến là các lĩnh vực mở rộng kinh doanh chủ chốt tại Việt Nam.

4.Miếng bánh hấp dẫn của các nhà đầu tư

Việt Nam được đánh giá là một thị trường tiềm năng để phát triển E-Learning bởi có hơn 60% dân số sử dụng Internet, người dùng chủ yếu là giới trẻ với nhu cầu học tập cao, chi tiêu cho giáo dục chiếm 5,8% GDP và 20% tổng chi ngân sách (số liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Do đó, E-Learning không còn là sân chơi dành riêng cho những tên tuổi quen thuộc xuất hiện từ những ngày đầu phát triển mà còn thu hút sự tham gia của rất nhiều start-up Việt và các nguồn đầu tư nước ngoài, đặc biệt là các doanh nghiệp đến từ Singapore. Thống kê đến hết năm 2016, Việt Nam đã có 309 dự án đầu tư vào E-Learning với tổng số vốn đăng ký hơn 767 triệu USD. Dòng vốn đầu tư vào thị trường được đánh giá là vẫn tiếp tục tăng trong những năm tiếp theo.

Năm 2018 là năm đánh dấu nhiều thương vụ gọi vốn “khủng” trong lĩnh vực E-learning tại Việt Nam, trong đó phải kể tới thương vụ rót vốn của Tập đoàn Northstar Singapore vào Topica Edtech Group với khoản đầu tư lên tới 50 triệu USD vào cuối tháng 11/2018. Đây là khoản rót vốn lớn nhất cho một công ty giáo dục trực tuyến tại khu vực Đông Nam Á. Ngoài thương vụ đình đám trên, vào tháng 4/2018, nền tảng đánh giá giáo dục và đặt chỗ khoá học trực tuyến Edu2Review cũng nhận được khoản rót vốn từ Quỹ Nest Tech của Singapore, đã giúp Edu2Review được nâng định giá lên con số vài triệu USD, tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ năm 2017.

Bước sang năm 2019, E-Learning vẫn chứng minh là thị trường hấp dẫn khi tiếp tục đón nhận dòng vốn đầu tư từ Ấn Độ và Trung Quốc. Cụ thể là vào đầu tháng 8/2019, quỹ đầu tư chuyên về mảng giáo dục có trụ sở tại Singapore và Ấn Độ – Kaizen Private Equity công bố rót 10 triệu USD vào Yola, một start-up cung cấp dịch vụ giảng dạy tiếng Anh trực tuyến tại Việt Nam. Ngay sau đó, cuối tháng 8/2019, Everest Education, một công ty khởi nghiệp của Việt Nam trong lĩnh vực giáo dục gọi vốn thành công 4 triệu USD (Series B) từ Quỹ đầu tư tư nhân Hendale Capital có trụ sở tại Hồng Kông (Trung Quốc). Nguồn vốn này được dùng để hỗ trợ tài chính cho sự phát triển của các trung tâm đào tạo học thuật của công ty tại TP Hồ Chí Minh sử dụng phương pháp học tập tích hợp blended learning hòa trộn giữa cách học truyền thống trên lớp và cách học hiện đại E-learning (Mobile Learning và Internet Learning).

Sự góp mặt của các công ty trong nước và các nhà đầu tư nước ngoài đã khiến cho thị trường E-learning tại Việt Nam phát triển và đưa Việt Nam đứng trong top 10 các nước châu Á phát triển nhanh lĩnh vực này (theo thống kê của University World News, năm 2017). Cũng trong năm 2017, Ambient Insight đánh giá Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao nhất về học trực tuyến (với 44,3%), lớn hơn 4,9% so với Malaysia – một đất nước vốn đã có tốc độ tăng trưởng mạnh trong lĩnh vực này.

Không chỉ sôi động trong nước, E-learning còn là lĩnh vực để nhiều Start-up Việt Nam tạo dấu ấn trên thế giới. Điển hình là GotIt! vừa thành công với khoản đầu tư 12,5 triệu USD từ các quỹ đầu tư Mỹ sau khi hoàn thành đợt gọi vốn lần trước với hơn 10 triệu USD. Ngoài ra, GotIt! cũng đã trở thành đối tác của Microsoft Office – phần mềm, ứng dụng văn phòng, máy chủ và dịch vụ hàng đầu của Microsoft được hàng tỷ người dùng khắp thế giới sử dụng. Sự hợp tác này đã nâng GotIt! lên một tầm cao mới.

Cùng với GotiIt!, Elsa Speak – ứng dụng luyện phát âm tiếng Anh của Việt Nam đã vượt qua 1.000 đối thủ trên toàn thế giới, đạt giải nhất cuộc thi dành cho các start-up về giáo dục – SXSWedu Launch. Elsa Speak đã gọi được hơn 15 triệu USD qua vài vòng gọi vốn và hiện có hơn 4 triệu lượt người dùng từ 101 quốc gia trên toàn thế giới, từng lọt vào top 5 các ứng dụng AI hàng đầu, cùng với các ứng dụng Cortana của Microsoft và Google Allo của Google…

Tạm kết

Nếu bạn làm việc trong ngành giáo dục hay có con cái ở độ tuổi đi học hoặc đơn giản bạn là một nhà đầu tư sinh lời thì bạn nên tìm hiểu , cập nhật những thay đổi về giáo dục trong thời đại số này . Và ngành giáo dục , đào tạo trực tuyến thật sự là một cơ hội đầy tiềm năng cho bạn để phát triển .

Qua bài phân tích trên ta có thể thấy được ứng dụng của thương mại điện tử trong giáo dục cũng như sự phát triển , thích nghi nhanh chóng của ngành trong thời kì công nghệ số .

Đọc thêm bài viết liên quan về thương mại điện tử tại:

Triển vọng “vượt quá sức tưởng tượng” của thương mại điện tử 5 năm tới

5 điều đặc biệt của mô hình kinh doanh thương mại điện tử Amazon

 

Người thực hiện : Vương Hoàng Lộc

Mã sinh viện 19051139

Lớp: INE3104-5