Toàn cảnh ngành Logistics – Top 10 thách thức “cản đường” sự phát triển của Logistics

Toàn cảnh Logistics

1. Khái niệm Logistics

Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (tiếng Anh là Logistics and Supply Chain Management) là một hoạt động mang tính chất dây chuyền, nó là một mạng lưới kết nối của nhiều hoạt động cùng tham gia vào việc sản xuấtcung ứng hàng hoá và dịch vụ đến tận tay người tiêu dùng. Nói một cách dễ hiểu nó đảm bảo vòng đời của một sản phẩm và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đạt hiệu quả cao nhất.

2. Hoạt động của Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

2.1 Hoạt động của Logistics

Logistics là khâu trung gian để đưa hàng hoá (sản phẩm hoặc dịch vụ) đến tay người tiêu dùng nhanh nhất.  Nó sẽ bao gồm các hoạt động vận tải hàng hóa xuất và nhập, quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên vật liệu, thực hiện đơn hàng, quản trị tồn kho, hoạch định cung cầu. Ngoài ra Logistics cũng sẽ kiêm luôn việc tìm kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào, lập kế hoạch sản xuất, đóng gói sản phẩm, dịch vụ khách hàng.

2.2 Hoạt động của Quản lý chuỗi cung ứng

Quản lý Chuỗi cung ứng là sự phối hợp của sản xuất – tồn kho – địa điểm và vận chuyển nhằm đáp ứng nhanh chóng và hiệu quả các nhu cầu của thị trường. Quản lý chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các hoạt động quản lý hậu cần gồm lập kế hoạch và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến việc tìm nguồn cung ứng và thu mua, bao gồm tất cả hoạt động Logistics.

3. Thực trạng phát triển của ngành Logistics

3.1 Thực trạng phát triển của ngành Logistics trên thế giới

Những tiến bộ trong công nghệ cùng với nhận thức ngày càng cao về những lợi ích mà các giải pháp quản lý chuỗi cung ứng mang lại cho các doanh nghiệp Logistics và Vận tải là dấu hiệu tốt cho sự phát triển của thị trường. Cùng với đó là sự bùng nổ của xu hướng phân phối đa kênh, đặc biệt là trong thương mại điện tử, tạo tác động tích cực đến sự tăng trưởng của thị trường Logistics toàn cầu nói chung.

Tuy nhiên, những năm gần đây, ngành logistics cũng gặp phải những cản lực lớn, trong đó phải kể đến một hậu quả nghiệm trọng từ đại dịch Covid-19: sự đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu. Điều này khiến ngành Logistics đang phải đối mặt với những thách thức to lớn và đang phải vật lộn để phục hồi.

Toàn cảnh Logistics
Toàn cảnh ngành Logistics | Nguồn: Freepik

Đại dịch là nguyên nhân của những thay đổi về khả năng tiếp cận và chi phí đối với các container chở hàng; sự gia tăng bất thường trong giá vận chuyển; tắc nghẽn các container trong bãi cảng; sự thiếu hụt các tài xế xe tải; và các hạn chế về khả năng lưu kho hàng hóa…Những hạn chế của hệ thống sản xuất tức thời (JIT) và lỗ hổng trong chiến lược tìm kiếm nguồn cung ứng cũng qua đó mà bộc lộ.

Nhưng cũng chính đại dịch Covid-19 đã đẩy nhanh những yếu tố then chốt trong điều chỉnh cấu trúc chuỗi cung ứng, cách vận hành Logistics, đặc biệt là tốc độ số hóa và ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI).

3.2 Thực trạng phát triển của ngành Logistics ở Việt Nam

  • Phạm vi hoạt động ngày càng được mở rộng

Hiện nay, phạm vi hoạt động của các công ty đang dần được mở rộng. Hoạt động logistic và quản lý chuỗi cung ứng phục vụ nhu cầu nội địa và đáp ứng cho nhiều quốc gia trong khu vực. Đây là tín hiệu đáng mừng trong thực trạng logistics tại Việt Nam.

  • Số lượng doanh nghiệp tham gia dịch vụ logistics ngày càng tăng

Theo số liệu thống kê thì hiện nay cả nước có gần 1000 doanh nghiệp đang cung cấp dịch vụ logistics. Có thể thấy số lượng doanh nghiệp tham gia lĩnh vực Logistics rất đông đảo. Tuy nhiên, đa phần các công ty logistics này chỉ hoạt động với quy mô nhỏ. Có nhiều doanh nghiệp là đại lý cho những tập đoàn Logistics từ nước ngoài. Nếu tính trên quy mô lãnh thổ nước ta thì con số trên  không đủ để đáp ứng yêu cầu.

Một thực trạng ngành logistics ở Việt Nam đánh lưu ý là các Công ty Logistics quốc tế đã đến Việt Nam và có sự phát triển mạnh với thị phần ngày càng tăng. Các doanh nghiệp doanh nghiệp logistics Việt chắc chắn sẽ gặp phải các thách thức lớn khi kinh doanh trên thế giới.

  • Thực tế quản lý Nhà nước đối với ngành logistics

Luật Thương mại 2006 công nhận ngành logistics là hành vi thương mại trong khi nó đã có mặt từ năm 1990. Sự chậm trễ trong việc ban hành điều luật, chỉ thị hỗ trợ phát triển ngành logistics Việt Nam chưa thực sự hiệu quả, các bạn có thể tìm hiểu thêm tại Bước tiến mới trong quản lý nhà nước về dịch vụ Logistics. Hoạt động của ngành đang có sự phát triển rời rạc, thiếu sự liên kết.

4. Top 10 thách thức đối với ngành Logistics

Các doanh nghiệp Logistics đã và đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức như chi phí dịch vụ cao, hạn chế về nguồn nhân lực và trình độ, cơ chế chính sách không đáp ứng được những đặc thù của hoạt động Logistics,…Những vấn đề này đã trở thành các rào cản “cản đường” sự phát triển của các doanh nghiệp Logistics.

Chi phí vận chuyển cao

Chi phí vận chuyển được xem là thách thức lớn nhất trong ngành vận tải do chi phí nhiên liệu chiếm phần lớn trong tổng phí vận chuyển, khoảng 30%. Tuy nhiên, với mức giá xăng dầu ngày càng leo thang thì mức phí này có thể lên tới 50%. Để hạn chế được mức chi phí cao này, các công ty cần giới hạn số lượng đối tác vận chuyển và thực hiện đàm phán để có mức giá thấp hơn, nhưng điều này cũng có thể dẫn đến sự lệ thuộc quá mức của công ty vào một vài đối tác.

Các phương tiện vận chuyển | Nguồn: A SÓC LOGISTICS

Ngoài ra các doanh nghiệp có thể cân nhắc về phương án hợp nhất các lô hàng, nhận hàng với số lượng lớn. Tuy nhiên, điều này sẽ có khả năng khiến việc giao hàng trở nên trậm trễ hơn, gây ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của khách hàng.

Chi phí nhiên liệu là vấn đề các doanh nghiệp Logistics không thể kiểm soát, nhưng kiểm soát chi phí nhiên liệu là phương án doanh nghiệp có thể cân nhắc và có thể ứng dụng trong việc cắt giảm chi phí vận tải

Thiếu hụt nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực đang là vấn đề nan giải trong ngành Logistics. Theo dự báo của PwC, trong những năm sắp tới, các công ty Vận chuyển và Logistics sẽ phải tìm kiếm nguồn nhân lực tương đương 17 triệu nhân sự nhằm phục vụ nhu cầu cho gần 8 tỷ dân số thế giới theo ước tính đến năm 2030.

Giá trị nguồn nhân lực trong Logistics | Nguồn: Pinterest

Trong vận tải trong Logistics nói riêng, nguồn nhân lực tài xế có công việc khó khăn và đòi hỏi cao. Với các quy định của chính phủ tăng lên, các công ty có xu hướng chọn lọc hơn trong tuyển dụng.

Bên cạnh đó, một thực trạng đáng quan ngại là phần lớn doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu là các doanh nghiệp có liên quan đến hoạt động Logistics, phần lớn trong số 1,2 triệu người hoạt động trong ngành Logistics kể trên chưa chú trọng đến việc tìm kiếm  đào tạo nhân sự phụ trách mảng Logistics.

Phần lớn các doanh nghiệp đều sử dụng nhân viên các phòng ban có liên quan: thương mại, xuất nhập khẩu, sản xuất. .. kiêm nhiệm phụ trách công tác Logistics trong khi đó kinh nghiệm từ các doanh nghiệp, tập đoàn nước ngoài cho thấy đa số các doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu thường tổ chức các phòng ban Logistics  chuỗi cung ứng riêng biệt để tự tổ chức hoạt động logistics của doanh nghiệp mình hoặc điều hành hoạt động Logistics thuê ngoài. Đây là một cách làm chuyên nghiệp vì vậy nếu tổ chức theo mô hình trên thì số lượng nhân viên  cán bộ quản lý Logistics sẽ thiếu hụt trầm trọng hơn.

Cải tiến quy trình kinh doanh

Một nghiên cứu của Inboundlogistic.com đã trích dẫn rằng 36% doanh nghiệp trong danh sách tham gia khảo sát đã đồng tình hoàn toàn rằng họ đã phụ thuộc vào các đối tác 3PL của mình nhằm giúp cắt giảm chi phí và cải thiện quá trình kinh doanh.

Đàm phán cải thiện quy trình kinh doanh | Nguồn: Pinterest

Điều này có nghĩa là các đối tác Logistics sẽ cần phải có kiến thức và kinh nghiệm để có khả năng quản lý chuỗi cung ứng và hoạt động Logistics để đáp ứng các thay đổi trong phạm vi hoạt động chung. Họ cũng cần ổn định về tài chính, năng động và linh hoạt để chấp nhận rủi ro phù hợp nhằm thu về lợi ích dài hạn.

Nâng cao dịch vụ khách hàng

Chuỗi cung ứng đã trở nên phức tạp hơn  kỳ vọng của khách hàng cũng đã thay đổi cả về thời gian giao hàng và chất lượng dịch vụ. Không chỉ vậy, khách hàng cũng mong đợi đối tác Logistics của mình xử lý các vấn đề có thể giúp khách hàng thành công trong một môi trường cạnh tranh.

Dịch vụ khách hàng và Marketing không thể tách rời | Nguồn: Pinterest

Dịch vụ khách hàng Logistics là một trong những lợi thế cạnh tranh trọng tâm vì vậy doanh nghiệp phải tuyển dụng đúng nhân viên với năng lực và thái độ. Họ cũng phải tập trung vào việc nâng cao và chuẩn hoá trải nghiệm của khách hàng trên tất cả các khu vực địa lý, kênh và điểm tiếp cận, có thể là tương tác trực tiếp, điện thoại, trò chuyện trực tuyến, email hoặc phương tiện truyền thông xã hội.

Cải thiện khả năng hiển thị chuỗi cung ứng

Khả năng hiển thị Logistics – chuỗi cung ứng (Supply chain visibility) là gì? | Nguồn: WinERP

Để việc giao hàng được hoàn thành chính xác và đúng thời gian, các công ty Logistics cần có tầm nhìn bao quát về mọi khía cạnh của chuỗi cung ứng. Tất cả các lô hàng đều phải được theo dõi và đảm bảo chúng tuân theo đúng lộ trình và lịch trình đã được đề ra. Trong tình huống gặp vấn đề bị gián đoạn, cảnh báo sẽ được kích hoạt để có thể thực hiện hành động kịp thời. Cần phải cập nhật cho khách hàng những thông tin mới nhất cũng như để cho khách hàng có thể theo dõi lô hàng trên một cổng thông tin cập nhật theo thời gian thực.

Các công ty Logistics cần có tầm nhìn về toàn bộ dòng công việc trong một kho – nhận hàng tồn kho, lưu trữ, quản lý đơn hàng và hoàn thành, và giao hàng. Thêm vào đó – khả năng hiển thị về những gì đang hướng tới họ, để họ có thể lên kế hoạch cho lực lượng lao động của mình.

Tài chính chuỗi cung ứng

Vấn đề tiếp cận tài chính chuỗi cung ứng vô cùng quan trọng đối với các chủ hàng và các công ty Logistics, giúp đảm bảo hoạt động kinh doanh diễn ra một cách suôn sẻ và tối ưu hóa dòng tiền, đặc biệt là trong các thời điểm chính trị trở nên căng thẳng, hay đối mặt với các vấn đề như biến động tỉ giá, thiên tai,…

Dòng tiền là gì? Cách quản lý dòng tiền đầu tư hiệu quả
Dòng tiền hoạt động trong Logistics | Nguồn: TOPI

Thông thường, hoạt động tài chính là bắt buộc đối với thư tín dụng, tài khoản mở, thanh toán kiểm toán cưới,…Mặc dù hiện tại có nhiều lựa chọn hơn về tài chính hơn lúc trước nhưng việc kiểm tra hóa đơn vận chuyển chưa bao giờ là dễ dàng vì đây là quy trình rất phức tạp. Hơn nữa, các doanh nghiệp vận tải cũng thường sử dụng tiền mặt. Vì vậy, việc thanh toán chậm trễ có thể ảnh hưởng xấu đến các chủ hàng.

Tác động của nền kinh tế

Nền kinh tế ổn định (Steady-state economy) là gì? Đặc điểm
Nền kinh tế ổn định | Nguồn: VietnamBiz

Nền chính trị bất ổn, hiệu suất ngành sản xuất suy giảm, chỉ số giá tiêu dùng tăng, lạm phát,…đều là những vấn đề có tác động xấu đến nhu cầu đối với các sản phẩm và dịch vụ, đồng thời cũng gây ảnh hưởng đến nhu cầu vận chuyển hàng hóa. Ngược lại thì đầu tư của chính phủ vào các dự án cơ sở hạ tầng lại giúp làm tăng tiền lương và tăng nhu cầu đối với sản phẩm.

Quy định của Chính phủ

Chính phủ nắm giữ một sức mạnh to lớn đối với các lô hàng toàn cầu. Ở Mỹ, theo Wall Street Journal, có đến hơn 40 cơ quan có liên quan đến các lô hàng thương mại. Ngay cả khi mà các lô hàng đã qua cổng, US Consumer Product và Safety Commission, FDA, EPA và Dept of Agriculture đều cần phải xác nhận. Bên cạnh đó, đối với vận chuyển quốc tế và trong nước thì các luật pháp và thuế cũng tác động đến Logistics.

Tính bền vững

Các doanh nghiệp Logistics cần tập trung nhiều hơn vào việc giảm lượng khí thải. Điều này không chỉ do quy định giảm khí thải của chính phủ mà còn giúp hình ảnh của doanh nghiệp được nâng cao trong mắt cộng đồng, đồng thời cũng giúp tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.

Tính bền vững là gì? Đặc điểm và những thách thức xung quanh?
Phát triển bền vững | Nguồn: baotintuc.vn

Các công ty có thể tuân thủ việc giảm lượng khí thải bằng cách áp dụng tối ưu hóa tuyến đường vận tải, thường xuyên theo dõi, kiểm tra và báo cáo lượng khí thải, nâng cấp động cơ và chọn nhiên liệu thay thế. Hiện nay, các thế hệ xe tải mới nhất đều đi kèm với hiệu suất động cơ cao, tuân ngủ nghiêm ngặt quy định về khí thải và tiết kiệm nhiên liệu. Đây được coi là một giải pháp hiệu quả, chúng cung cấp tiết kiệm lớn trong thời gian dài. Tuy nhiên, để thực hiện được điều này, doanh nghiệp cũng phải chấp nhận đối mặt với mức chi phí trả trước cao.

Những tiến bộ công nghệ

Đối với các công ty Logistics, việc cập nhật và áp dụng các giải pháp công nghệ mới và sáng tạo đã trở thành vấn đề cấp thiết. Với tình hình thực tế như hiện nay, khi nguồn nhân lực rất khan hiếm, cạnh tranh cũng vô cùng khốc liệt, khách hàng cũng ngày càng khắt khe hơn. Các tiến bộ có thể giúp tăng năng suất bằng cách giảm thiểu thời gian, chi phí và sai sót.

Báo Đà Nẵng điện tử
Những tiến bộ công nghệ đã được áp dụng trong Logistics | Nguồn: Báo Đà Nẵng điện tử

Các hệ thống tự động hóa / giải pháp phần mềm điều khiển dữ liệu như ghi nhãn đóng gói trước, phân loại kho,…đã trở thành nhu cầu không thể thiếu đối với các doanh nghiệp Logistics. Với hệ thống theo dõi lô hàng, công ty có thể giám sát lô hàng của họ suốt ngày đêm, nhận thông báo và thiết lập báo cáo tùy chỉnh. Việc phân tích dữ liệu có thể giúp doanh nghiệp cải thiện trải nghiệm khách hàng, nâng cao hiệu quả hoạt động hơn.

Lời kết

Dịch vụ vẫn tải và Logistics đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển nền kinh tế của bất kì quốc gia nào. Việt Nam được đánh giá là thị trường tiềm năng cho sự phát triển của ngành Logistics. Trong những năm gần đây, Việt Nam tập trung đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng đường bộ, đường hàng không, đường sắt, đường biển, cùng hệ thống kho bãi, trung tâm thương mại…liên tục được mở rộng.

Tuy nhiên, với những biến động lớn trong những năm gần đây, Logistics thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với nhiều cơ hội và thử thách, có thể “cản đường” quá trình phát triển của ngành. Bài viết trên đã cho chúng ta thấy toàn cảnh về hoạt động Logistics trên thế giới và ở Việt Nam, cũng như các thách thức hàng đầu mà các doanh nghiệp Logistics phải đối mặt.

Có thể bạn quan tâm

3 PHƯƠNG PHÁP CẢI THIỆN HỆ THỐNG LOGISTICS CHO DOANH NGHIỆP

5 yếu tố tác động đến ngành logistics toàn cầu năm 2022

Logistics – 5 giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao tại Việt Nam