Tài chính công là một khái niệm mà chúng ta không thường nghe hay được nhắc đến nhiều, nhưng nó vẫn luôn tồn tại xung quanh con người với mục đích phục vụ cộng đồng. Đặc biết trong bối cảnh dịch Covid 19, sự hiện diện của tài chính công được thể hiện rõ ràng khi chính phủ chi tiêu ngân sách nhà nước hảng tỷ đồng nhằm nỗ lực chống dịch và phục hồi kinh tế.
Bài viết ngắn dưới đây chia sẻ với bạn đọc cái nhìn cơ bản và dễ hiểu về tài chính công:
Nội dung bài viết
1. Tài chính công là gì?
Theo Wikipedia định nghĩa nhanh: “Tài chính công là tổng thể các hoạt động thu chi bằng tiền do nhà nước tiến hành, nó phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ công, nhằm phục vụ việc thực hiện các chức năng của nhà nước và đáp ứng các nhu cầu, lợi ích chung của toàn xã hội.”
Như vậy, có thể thấy rằng tài chính công chính là sự kết hợp của hoạt động “tài chính” nhằm phụ vụ mục đích “công” trong công cộng. Trong nền kinh tế hàng hóa tiền tệ, các nguồn lực, vật chất đã được tiền tệ hoá, Nhà nước xuất hiện đòi hỏi phải có nguồn lực vật chất nhất định để duy trì bộ máy Nhà nước và thực hiện các chức năng kinh tế, xã hội nhằm phục vụ cộng đồng. Chính nhờ 2 yếu tố đó mà cho ra đời tài chính nhà nước.
Tài chính công được định nghĩa gắn liền với lợi ích cộng đồng
Quỹ công trong khái niệm trên là một bộ phận của quỹ tiền tệ trong nền tài chính. Các quỹ công được tạo lập gắn liền với quyền lực kinh tế và chính trị của Nhà nước, thực hiện các chức năng kinh tế – xã hội của Nhà nước không vì lợi ích chung của toàn dân mà không phải vì lợi nhuận.
Có nhiều các quỹ công để Nhà nước có thể chi thu cho hoạt động của mình tuỳ thuộc vào các lĩnh vực mà chính phủ muốn đầu tư hay hỗ trợ nhằm phát triển kinh tế – xã hội của một quốc gia.
2. Đặc điểm của Tài chính công
Từ khái niệm trên, chúng ta có các đặc trưng của tài chính công như sau:
Gắn liền với sở hữu của chủ thể Nhà nước
Tài chính công thuộc sở hữu công cộng được Nhà nước đại diện, là chủ thể duy nhất quyết định đến quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ Nhà nước đặc biệt là quỹ ngân sách nhà nước. Bởi vì Nhà nước là chủ thể lớn nhất của quốc gia, có đầy đủ quyền lực kinh tế và chính trị. Do đó, dựa trên cơ sở công quyền Nhà nước thực hiện các khoản thu để tạo lập các quỹ tiền tệ tập trung thuộc sở hữu của mình.
Các khoản thu và chi của Nhà nước được thực hiện trên các nguyên tắc:
- Tất cả các khoản thu của Nhà nước đều được công khai, được thể chế hoá bằng văn bản pháp lý, phù hợp với các điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước trong từng thời kỳ nhất định. Các chủ thể trong nền kinh tế, đều có quyền tham gia vào xây dựng những văn bản pháp quy này, tuỳ theo điều kiện và địa vị của họ. Sau khi các văn bản được thể chế hoá, thì mọi đối tượng chịu sự điều chỉnh của văn bản này đều phải thực hiện vô điều kiện.
- Các khoản thu của Nhà nước công bằng. Nhà nước luôn luôn căn cứ vào điều kiện kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ để thực hiện các khoản thu. Đầu tiên là thu theo luật định, tiếp theo là thu trên điều kiện thu nhập khách quan của các chủ thể trong điều kiện hiện hành. Không thu quá sức của chủ thể có chịu nhưng cũng sẽ không bỏ sót nguồn thu.
- Trừ vài một khoản thu, hầu hết các khoản thu của nhà nước là các khoản thu không hoàn lại. Trong đó khoản thu chiếm tỷ trọng lớn nhất là thuế. Đây là khoản thu mang tính cưỡng chế theo luật định
- Nhà nước dựa trên quyền lực của mình để quyết định nội dung về các khoản chi như: Mực tiêu, đối tượng, số lượng tiền chi… nhằm phục vụ lợi ích của cả cộng đồng và sự phát triển của nền kinh tế. Số lượng tiền chi ra sẽ được rút ra từ các quỹ tiền tệ công.
Nền tài chính phục vụ lợi ích chung, lợi ích cộng đồng.
Khác với tài chính của các chủ thể kinh tế khác, Tài chính công được hình thành dựa trên các mối quan hệ phân phối của cải vật chất trong nền kinh tế, tạo nên quỹ công của Nhà nước. Vì vậy các khoản chi để thực hiện các chức năng của Nhà nước là các khoản chi vì lợi ích của toàn dân.
Trong đó những ai có đóng góp, hoặc không có điều kiện đóng góp vào số thu của ngân sách nhà nước cũng đều được hưởng lợi. Hay hiểu theo cách khác, khoản chi công Nhà nước được phân phối nhất định trên mọi thành viên của xã hội, thông qua các khoản chi đầu tư, trợ cấu hoặc phúc lợi cộng đồng.
Hiệu quả của chi tài chính công không thể lượng hoá
Chi tiêu của tài chính công là những chi tiêu gắn liền với việc thực hiện các chức năng của Nhà nước, tức là gắn liền với việc đáp ứng các nhu cầu chung của xã hội, các chủ thể đang cùng tồn tại trong nền kinh tế. Do đó, việc đánh giá hiệu quả dựa vào các chỉ tiêu định lượng các khoản chi của TTC sẽ gặp khá nhiều khó khăn và sẽ không cho phép có cái nhìn toàn diện. Nhưng hiệu quả của TTC có thể xác định một cách tương đối thông qua các chỉ tiêu kinh tế – xã hội như tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ thất nghiệp…
Phạm vi hoạt động đa dạng
Vì gắn liền với việc thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Tác động của Tài chính công xuất hiện ở các hoạt động khác nhau trong mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội. Tuy nhiên, phạm vi, mức độ hoạt động và ảnh hưởng còn tuỳ thuộc vào chính sách TTC mà Nhà nước ban hành, bối cảnh kinh tế – xã hội quốc gia trong từng giai đoạn và tuỳ thuộc vào từng cá nhân hay chủ thể.
Tài chính công có đặc điểm hoạt động đa dạng dưới sự quản lý của Nhà nước
3. Vai trò của tài chính công
Phân phối các nguồn lực tài chính và thực hiện các chức năng của nhà nước
Tài chính công đóng vai trò phân phối nguồn lực tài chính cho từng các chủ thể, đảm bảo sự hoạt động của bộ máy nhà nước và thực hiện các chức năng của nhà nước. Phân phối tài chính Nhà nước mang tính toàn diện, các chủ thể trong nền kinh tế và mọi công dân đều chịu sự tác động của các quan hệ phân phối TCC qua nguyên tắc: công khai, minh bạch, dân chủ.
TTC thực hiện việc kiểm tra giám sát, đảm bảo cho các nguồn tài chính trong quá trình phân phối được sử dụng một cách hiệu quả, hợp lý, đúng mục đích. Trong trường hợp xảy ra bất ổn, Nhà nước sẽ có sự điều chỉnh.
Giúp phát triển kinh tế – xã hội và điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế
Ưu tiên hàng đầu của TCC luôn là đảm bảo sự phát triển kinh tế – xã hội trong quá trình phân phối các nguồn lực tài chính. Tài chính Nhà nước còn điều chỉnh các khoản chi tiêu ngân sách nhà nước, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nền kinh tế.
Những chủ thể, khu vực được Nhà nước đầu tư nguồn lực tài chính sẽ có cơ hội phát triển. Tài chính công thực hiện các hoạt động đầu tư cho các doanh nghiệp nhà nước, đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư khoa học công nghệ, trang thiết bị, các chương trình hỗ trợ phát triển, đào tạo con người… tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể trong nền kinh tế mở rộng, phát triển.
Ngoài ra, TCC giúp Nhà nước điều chỉnh lại quan hệ phân phối của cải vật chất sao cho phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội thông qua các luật và văn bản pháp luật như: Luật ngân sách nhà nước, luật thu thuế, văn bản về phí…
Tài chính công còn thực hiện điều chỉnh công bằng xã hội thông qua thuế hay trợ cấp… nhằm phục hồi sự cân bằng và điều tiết thu nhập giữa các ngành nghề, khu vực, khoảng cách giàu nghèo.
Tạm kết
Từ những đặc điểm kể trên, đòi hỏi chính phủ các nước nhận thức ý nghĩa quan trọng việc hình thành tài chính Nhà nước và chi tiêu công nhằm giải quyết các vấn đề kinh tế – xã hội được đặt ra trong từng hoàn cảnh, từng thời kỳ của quốc gia đó. Là công cụ quan trọng của Nhà nước để duy trì sự ổn định và phát triển bền vững của nền kinh tế. Và khi kinh tế – xã hội ngày càng phát triển thì tài chính công càng đóng vai trò lớn.
Tài chính công đóng vai trò cần thiết cho phát triển kinh tế – xã hội ngày nay
Đặc biệt, trong bối cảnh dịch Covid – 19, vai trò của tài chính công càng được thể hiện rõ ràng, công cụ này của Nhà nước đã giúp các quốc gia chống dịch bệnh.
Ngay tại Việt Nam cũng vậy, chính phủ đã phải thực hiện chi tiêu ngân sách nhà nước hàng nghìn tỷ đồng nhằm nỗ lực chống lại sự lây lan của Covid – 19, mặc dù dịch bệnh đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng lên phát triển kinh tế – xã hội, nhưng Nhà nước đã đặt phục vụ lợi ích cộng đồng lên hàng đầu. Điều này không chỉ giúp đất nước chống dịch thành công mà còn trên đà nhanh chóng phục hồi kinh tế.
Những bài viết khác liên quan đến lĩnh vực:
Chứng khoán phái sinh và 4 điều có thể bạn chưa biết
Top 5 kênh Youtube SIÊU HAY về tài chính cá nhân dành cho người trẻ
Cải cách tài chính công ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020
Bộ Tài chính công bố danh mục báo cáo định kỳ trong lĩnh vực đầu tư công
Người viết: Lê Thanh Hải
MSV: 19051070
INE3104 6_Bài tập lớn