Biến đổi khí hậu mà biểu hiện chính là sự nóng lên toàn cầu và mực nước biển dâng đã tạo nên các hiện tượng thời tiết cực đoan hiện nay. Đây là một trong những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ XXI vì biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái, tài nguyên môi trường và cuộc sống của con người. Vậy thực trạng BĐKH ở Việt Nam như nào và chúng ta phải thích ứng ? Hãy tìm hiểu cùng mình nhé !
Nội dung bài viết
1. Nguyên nhân gây ra Biến đổi khí hậu (BĐKH) ?
Tình trạng biến đổi khí hậu toàn cầu xuất phát từ 2 nhóm là nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.
- Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, những tác động của con người vào môi trường tự nhiên chính là nguyên do gây nên biến đổi khí hậu. Theo đó, việc gia tăng khí CO2 do hoạt động sản xuất công nghiệp, phá rừng, sử dụng nguồn nước cũng như các loại khí độc hại khác là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên.
- Bên cạnh đó, các yếu tố khách quan trong đó có sự thay đổi trong chính nội tại của tự nhiên bao gồm sự thay đổi trong hoạt động mặt trời, của quỹ đạo trái đất, sự dịch chuyển của các châu lục… cũng tác động không nhỏ gây nên tình trạng này
2. Thực trạng của biến đổi khí hậu ở Việt Nam 2022
Từ đầu năm 2022 đến nay, tình trạng biến đổi khí hậu được các nhà khoa học cảnh báo đạt mức nghiêm trọng, gây ảnh hưởng cực xấu đến nhân loại nếu chúng ta tiếp tục tàn phá môi trường.
Việt Nam đã ghi nhận rất nhiều kiểu hiện tượng thời tiết lạ như: Mưa giông trái mùa ở ven biển miền Tây Nam bộ (tháng 2/2022), động đất liên hoàn tại Kon Tum gây rung lắc mạnh lên tới 4,1 độ richter (tháng 4/2022), mùa Hè ở miền Bắc đến chậm hơn so với chu kì hàng năm, sương mù dày đặc xuất hiện vào thời điểm miền Bắc đang chuyển sang mùa Hè
Tháng 5 đã tới nhưng khí hậu vẫn khá mát mẻ, dễ chịu, nắng không quá gay gắt, sáng sớm và buổi tối vẫn hơi se lạnh. Có thể thấy điều này khá trái ngược với thời tiết những năm trước liên tục ghi nhận những đợt nắng nóng kỉ lục, thậm chí vào sáng sớm ở Hà Nội và một số tỉnh, thành phía Bắc hiện nay vẫn có sương mù dày đặc.
Trong nhiều ngày liên tiếp của tháng 4 và tháng 5 năm 2022 xuất hiện kiểu thời tiết âm u, mây mù cả ngày ở phía Bắc nhưng không hề dễ chịu mà rất oi bức, độ ẩm không khí thấp.
Đây là kiểu thời tiết dị thường, hiếm gặp, phản ảnh rõ thực trạng khí hậu ở Việt Nam đang bị biến đổi, trái với quy luật tự nhiên.
Biến đổi khí hậu làm lây lan nhanh những bệnh truyền nhiễm như Covid-19, sốt rét, sốt xuất huyết, gia tăng những bệnh về tim mạch, phổi, đặc biệt là các bệnh ngoài da.
Theo thống kê của Bệnh viện Da liễu Trung ương Hà Nội, số bệnh nhân khám bệnh ngoài da tăng lên 20% so với tháng trước, nhiều trường hợp đến khám muộn đã bị lở loét, bong tróc rất đau đớn.
Biến đổi khí hậu đã diễn ra từ rất lâu và bây giờ nó đang khiến nhân loại hứng chịu hậu quả đáng sợ. Tuy nhiên, mọi người vẫn chủ quan, không hề quan ngại cũng như có những biện pháp và hành động rõ ràng để bảo vệ môi trường.
Ở Việt Nam, tình trạng chặt phá rừng vẫn diễn ra hàng ngày vì lợi nhuận kinh tế mà bất chấp không có dấu hiệu dừng lại. Diện tích đất trống, đồi trọc ở Việt Nam đã lên tới 13,6 triệu ha – một con số đáng báo động.
Biến đổi khí hậu còn ảnh hưởng tới hoạt động giao thông vận tải, theo nghiên cứu của kịch bản BĐKH nếu mực nước biển dâng cao 1m có khoảng 9% hệ thống đường quốc lộ, 12% hệ thống đường tỉnh lộ, 4% hệ thống đường sắt sẽ bị ảnh hưởng, trong đó tập trung nhiều nhất ở khu vực đồng bằng sông Cửu long chiếm 28% đường quốc lộ và 27% đường tỉnh lộ của cả nước, tiếp đến là các tỉnh ven biển miền Trung và đống bằng sông Hồng.
Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến phát triển đô thị, các khu công nghiệp và nhà ở, mức độ ảnh hưởng tùy thuộc vào từng vùng, từng địa phương và từng vị trí theo địa hình phân bố. Nghiên cứu tổng thể cho thấy khu vực ven biển chịu tác động chính của bão, vùng miền núi chịu tác động của lũ quét, lốc xoáy, sạt lở, vùng trung du và đồng bằng chủ yếu là ngập lụt, lốc xoáy, mưa đá.
Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến du lịch, thương mại, năng lượng…và nhiều hoạt động kinh tế khác trực tiếp hay gián tiếp. Những ảnh hưởng này trong những năm vừa qua đã biểu hiện khá rõ nét, mỗi ngành, lĩnh vực đều có thể cảm nhận và đánh giá được ảnh hưởng của BĐKH.
3. Thích ứng với Biến đổi khí hậu ở Việt Nam
- Về chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu: Nhóm nhiệm vụ nâng cao khả năng chống chịu và năng lực thích ứng của hệ thống tự nhiên, kinh tế và xã hội, đảm bảo sinh kế bền vững; nhóm nhiệm vụ, giải pháp giảm thiểu thiệt hại do thiên tai và khí hậu cực đoan gia tăng do biến đổi khí hậu.
- Về giảm phát thải khí nhà kính bao gồm các nhiệm vụ chung và giảm phát thải khí nhà kính theo các lĩnh vực cụ thể gồm: Năng lượng; nông nghiệp, lâm nghiệp, sử dụng đất và thay đổi sử dụng đất; chất thải; các quá trình công nghiệp và sử dụng sản phẩm công nghiệp.
- Về hoàn thiện thể chế, phát huy tiềm năng và nguồn lực ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu bao gồm: Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về biến đổi khí hậu trước năm 2030; truyền thông, nâng cao nhận thức và thu hút sự tham gia của cộng đồng trong ứng phó; phát triển nguồn nhân lực; nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo; huy động nguồn lực tài chính cho ứng phó với biến đổi khí hậu; đẩy mạnh hợp tác quốc tế và ngoại giao khí hậu trong ứng phó với biến đổi khí hậu.
4. Kết luận
Trong những năm gần đây, khái niệm “biến đổi khí hậu” đã không còn là cụm từ quá xa lạ. Những hệ lụy, hậu quả của hiện tượng này đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống con người và sự phát triển của các quốc gia một cách rõ ràng. Không những vậy, biến đổi khí hậu còn có thể đe dọa đến môi trường sống con người, sinh vật trên Trái Đất trong tương lai. Tuy nhiên, hiện nay một số quốc gia trên thế giới đã biến những khó khăn, thách thức của hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu trở thành cơ hội để phát triển các mặt về kinh tế, văn hóa, xã hội.
Dưới đây là 1 số bài viết có liên quan, mọi người tham khảo đọc thêm !
- Chủ động thích ứng với Biến đổi khí hậu
- Nguyên nhân dẫn đến biến đổi khí hậu là gì
- COP26 và cam kết của Việt Nam
- Việt Nam và nỗ lực ứng phó biến đổi khí hậu