Bất cứ ai cũng có thể có một ý tưởng tuyệt vời. Nhưng biến một ý tưởng thành một công việc kinh doanh khả thi lại là một vấn đề khác. Bạn nghĩ rằng bạn đã có một mô hình kinh doanh hiệu quả, vậy hãy thử kiểm tra lại qua 7 điều dưới đây.
Nội dung bài viết
1. Mô hình kinh doanh là gì?
Mô hình kinh doanh trong tiếng Anh là Business Model. Nó mô tả rõ doanh nghiệp đang kinh doanh sản phẩm gì, cách doanh nghiệp tìm đến và thiết lập quan hệ với khách hàng. Sản phẩm của doanh nghiệp kinh doanh qua những nguồn nào, những hoạt động và đối tác nào để đạt được điều đó. Đặc biệt là doanh nghiệp tạo ra lợi nhuận bằng cách nào.
Hiểu một cách đơn giản mô hình kinh doanh mô tả để các khía cạnh cốt lõi của 1 doanh nghiệp như: mục đích, quy trình kinh doanh, khách hàng mục tiêu, các đề xuất, chiến lược, cơ sở hạ tầng, cấu trúc tổ chức, lợi nhuận, …
2. Vai trò của mô hình kinh doanh?
Mô hình kinh doanh được đánh giá quan trọng, cần thiết cho mỗi doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp, đơn vị mới thành lập cần xác định mô hình phù hợp cho hoạt động kinh doanh.
Vậy, vai trò và tầm quan trọng của mô hình phát triển kinh doanh với các tổ chức, doanh nghiệp hiện nay như thế nào?
- Mô hình phù hợp giúp doanh nghiệp mới định hướng khi bước vào thị trường kinh doanh rộng lớn. Hỗ trợ doanh nghiệp đánh giá cơ hội và tiềm năng trên thị trường, mục tiêu xây dựng giá trị rõ ràng.
- Mô hình giúp người quản lý suy nghĩ về các vấn đề liên quan đến thị trường, giá trị mang lại cho người tiêu dùng, khách hàng mục tiêu. Từ đó cải tiến và nâng cao chất lượng dịch vụ, xây dựng giá trị thực của doanh nghiệp hướng đến khách hàng.
- Mô hình phát triển giúp người quản lý, nhân viên, các bộ phận trong doanh nghiệp hoạt động thành một thể thống nhất. Đồng thời chịu trách nhiệm với tất cả hoạt động, thời gian và mục tiêu đề ra hay kết quả đạt được.
Nhìn chung, mô hình kinh doanh sẽ là kim chỉ nam để doanh nghiệp mới, tổ chức nhỏ phát triển đúng hướng, tăng sức cạnh tranh, khẳng định vị thế trên thị trường.
3. Những yếu tố cần thiết để xây dựng một mô hình kinh doanh hiệu quả
3.1. Xác định tệp khách hàng mục tiêu
Nhắm mục tiêu đến nhiều đối tượng sẽ không cho phép doanh nghiệp của bạn thu hút được những khách hàng thực sự cần và muốn sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn. Thay vào đó, khi tạo mô hình kinh doanh của bạn, hãy thu hẹp đối tượng của bạn xuống còn hai hoặc ba nhóm khách hàng mục tiêu chi tiết.
Bạn sẽ cần vạch ra nhân khẩu học của từng cá nhân, những nhu cầu, thách thức chung và các giải pháp mà công ty của bạn sẽ cung cấp. Ví dụ: Vinamilk có thể thu hút tất cả mọi người với sản phẩm sữa mà mọi người bình thường cần, nhưng thị trường mục tiêu chính mà công ty cần chú trọng là độ tuổi thiếu nhi và thiếu niên bởi độ tuổi này có nhu cầu lớn về sữa và tiêu dùng các sản phẩm từ sữa là lớn nhất.
Tham khảo về cách xác định đối tượng khách hàng mục tiêu
3.2. Thiết lập các quy trình kinh doanh.
Trước khi doanh nghiệp của bạn có thể hoạt động, bạn cần phải hiểu về các hoạt động cần thiết để mô hình kinh doanh của bạn hoạt động. Xác định các hoạt động kinh doanh chính trước tiên bằng cách xác định khía cạnh cốt lõi của dịch vụ cung cấp của doanh nghiệp bạn. Bạn có chịu trách nhiệm cung cấp dịch vụ, vận chuyển sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ tư vấn không? Một quy trình được thiết kế hợp lý sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian để giải quyết những vấn đề cấp bách như lập chiến lược sản xuất, kinh doanh.
3.3. Ghi lại các nguồn lực kinh doanh chính.
Công ty của bạn cần những gì để thực hiện các quy trình hàng ngày, tìm kiếm khách hàng mới và đạt được các mục tiêu kinh doanh? Ghi chép các nguồn lực kinh doanh thiết yếu để đảm bảo mô hình kinh doanh của bạn được chuẩn bị đầy đủ để duy trì các nhu cầu của doanh nghiệp.
Các nguồn lực chính của doanh nghiệp gồm: nguồn lực con người, trang thiết bị, thị trường tiềm năng, kỹ năng quản trị và tầm nhìn, vốn, … Bạn cần kiểm soát và khai thác tốt những nguồn lực này để đảm bảo cho một mô hình kinh doanh hiệu quả
Tham khảo chiến lược tận dụng nguồn lực thông qua mạng internet cho mô hình kinh doanh online
3.4. Phát triển một đề xuất giá trị mạnh mẽ.
Làm thế nào công ty của bạn sẽ nổi bật giữa các đối thủ cạnh tranh? Bạn có cung cấp một dịch vụ sáng tạo, sản phẩm mang tính cách mạng hay một sự thay đổi mới cho một sản phẩm yêu thích cũ không? Một đề xuất giá trị tốt sẽ cung cấp cho khách hàng những lý do thuyết phục để mua sản phẩm của công ty như tiện ích, giá trị, sự độc đáo, khác biệt so với đối thủ để nâng cao giá trị thương hiệu trong tâm trí khách hàng.
Khi bạn đã xác định được một số giá trị công ty bạn mang lại được cho khách hàng, hãy liên kết từng đề xuất giá trị với hệ thống cung cấp dịch vụ hoặc sản phẩm để xác định xem bạn sẽ duy trì giá trị ấy như thế nào đối với khách hàng theo thời gian.
Tham khảo thêm về cách tạo đề xuất giá trị
3.5. Xác định các đối tác kinh doanh chính.
Không doanh nghiệp nào có thể hoạt động bình thường (chưa nói đến đạt được các mục tiêu đã thiết lập) mà không có các đối tác quan trọng góp phần vào khả năng phục vụ khách hàng của doanh nghiệp.
Khi xây dựng mô hình kinh doanh, bạn cần chọn ra các đối tác chính của mình, như nhà cung cấp, liên minh chiến lược hoặc đối tác quảng cáo. Việc xác định mối quan hệ hợp tác này rất quan trọng để bạn triển khai các hoạt động chính, đóng góp vào đề xuất giá trị và cho phân khúc khách hàng của bạn.
3.6. Chiến lược tạo nhu cầu.
Trừ khi bạn đang thực hiện một cách tiếp cận triệt để để thành lập công ty của mình, bạn sẽ cần một chiến lược xây dựng mối quan tâm đến doanh nghiệp của bạn, tạo ra khách hàng tiềm năng và được thiết kế để kết thúc bán hàng.
Bạn phải trả lời những câu hỏi: Làm thế nào để khách hàng tìm thấy bạn? Quan trọng hơn, họ nên làm gì khi biết đến thương hiệu của bạn? Việc phát triển một chiến lược tạo nhu cầu tạo ra một kế hoạch chi tiết về hành trình của khách hàng đồng thời ghi lại các động lực chính để thực hiện hành động.
3.7. Để lại chỗ cho sự đổi mới.
Khi thành lập công ty và phát triển một mô hình kinh doanh, kế hoạch kinh doanh của bạn dựa trên nhiều giả định. Rốt cuộc, cho đến khi bạn bắt đầu chào đón những khách hàng trả tiền, bạn không thực sự biết liệu mô hình kinh doanh của mình có đáp ứng được nhu cầu hiện tại của họ hay không.
Vì lý do này, điều quan trọng là phải để lại chỗ cho những đổi mới trong tương lai. Đừng mắc sai lầm nghiêm trọng khi nghĩ rằng kế hoạch ban đầu của bạn là một tài liệu tĩnh. Thay vào đó, hãy xem xét nó thường xuyên và không ngần ngại thực hiện các thay đổi nếu cần thiết.
4. Kết luận
Có thể nói phát triển mô hình kinh doanh cho công ty khởi nghiệp luôn là một bài toán khó nhằn. Hi vọng qua 7 điều trên có thể hỗ trợ bạn phát triển một mô hình kinh doanh vững chắc có khả năng thúc đẩy thành công cho công ty khởi nghiệp của bạn.
Theo dõi Clibme.com để cập nhật các thông tin mới về Kinh tế – Tài chính bạn nhé!
Người thực hiện: Đỗ Đăng Khải
MSV: 19051110
Lớp: INE3104 4