Ngày nay, tầm quan trọng của Logistics không chỉ cho thị trường trong nước mà cho thị trường quốc tế bơi xu hướng hội nhập quốc tế. Việt Nam cũng đang dần chuyển mình để hướng đến phát triển mảng xuất nhập khẩu nhiều hơn nữa. Điều này càng cho thấy tầm quan trọng của Logistics. Vậy, Logistics là gì? Logistic bao gồm những gì? Ý nghĩa và Vai trò của Logistic. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Xem thêm: Logistics là gì? Các vị trí công việc trong ngành Logistics
Nội dung bài viết
1. Khái niệm Logistics
Logistics là một trong só ít thuật ngữ khó dịch nhất, từ tiếng Anh sang tiếng Việt và thậm chí cả ngôn ngữ khác. Bởi bao hàm nghĩa của từ quá rộng nên không một từ đơn nghĩa nào có thể truyền tải được toàn bộ ý nghĩa của nó. Một số định nghĩa là hậu cần, số khác định nghĩa là nhà cung ứng các dịch vụ kho bãi và giao nhận hàng hóa…
1.1. Logistics là gì?
Theo điều 233 Luật Thương mại 2005: “Dịch vụ Logistic là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng; vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác; tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu; giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”.
1.2. Logistics bao gồm những hoạt động gì?
Hoạt động Logistic theo sát quá trình sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng một sản phẩm.
Quá trình đó có thể bao gồm những hoạt động sau:
- Xếp dỡ container, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay.
- Kho bãi container thuộc dịch vụ hỗ trợ vận tải biển.
- Kho bãi thuộc dịch vụ hỗ trợ mọi phương thức vận tải.
- Chuyển phát.
- Đại lý vận tải hàng hóa.
- Đại lý làm thủ tục hải quan (bao gồm cả dịch vụ thông quan).
- Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, dịch vụ lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải.
- Dịch vụ hỗ trợ bán buôn, hỗ trợ bán lẻ bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa và giao hàng.
- Vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải biển.
- Vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường thủy nội địa.
- Vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường sắt.
- Vận tải hàng hóa thuộc dịch vụ vận tải đường bộ.
- Vận tải hàng không.
- Vận tải đa phương thức.
- Phân tích và kiểm định kỹ thuật.
- Hỗ trợ vận tải khác.
- Các hình thức khác khác phù hợp theo quy định.
2. Phân loại Logistics
2.1. Logistics theo hình thức
Logistics được phân loại theo các hình thức sau đây:
- Firt Party Logistics (1PL): Logistics tự cấp, chủ hàng tự thực hiện và chịu trách nhiệm trong hoạt động bằng chính cơ sở vật chất của mình.
- Second Party Logistics (2PL): Chủ hàng tự thực hiện một phần hoạt động Logistic, đồng thời thuê ngoài một phần dịch vụ Logistic trong chuỗi hoạt động của mình.
- Third Party Logistics (3PL): Thuê ngoài, dịch vụ được bên thứ ba cung cấp, nhưng đơn lẻ.
- Fourth Party Logistics (4PL): Dịch vụ logistic được cung cấp toàn diện từ khâu đầu vào đến đầu ra, tạo thành một “chuỗi” khép kín.
2.2. Logistics theo quá trình
Theo quá trình, Logistics được phân loại như sau:
- Logistic đầu vào (Inbound Logistic): Là các dịch vụ khâu đầu vào của doanh nghiệp, đảm bảo cung ứng các yếu tố đầu vào một cách tối ưu về cả vị trí, thời gian và chi phí phục vụ cho quá trình sản xuất và lưu kho hàng hóa.
- Logistic đầu ra (Outbound Logistic): Là các dịch vụ khâu đầu ra của doanh nghiệp, cung cấp thành phẩm, hàng hóa đến tay người tiêu dùng một cách tối ưu về cả vị trí, thời gian và chi phí để đem lại lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
- Logistic thu hồi (Reserve Logistic): Là các dịch vụ được cung ứng đảm bảo cho quá trình thu hồi phế phẩm, phế liệu… các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường phát sinh từ quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng trở về để tái chế hoặc xử lý.
2.3. Logistics theo đối tượng hàng hóa
Theo đối tượng hàng hóa, tập trung vào các mặt hàng có chi phí lớn, Logistics có thể được phân loại như sau:
- Logistic hàng tiêu dùng nhanh
- Logistic ngành ô tô
- Logistic hóa cahats
- Logistic hàng điện tử
- Logistic dầu khí.
3. Vai trò của Logistics
3.1. Logistics là công cụ liên kết các hoạt động kinh tế.
Khi thị trường toàn cầu phát triển với các tiến bộ công nghệ, đặc biệt là việc mở cửa thị trường ở các nước đang và chậm phát triển, logistic được các nhà quản lý coi như là công cụ, một phương tiện liên kết các lĩnh vực khác nhau của chiến lược doanh nghiệp. Logistic tạo ra sự hữu dụng về thời gian và địa điểm cho các hoạt động của doanh nghiệp.
Hệ thống logistic hiện đại đã giúp các nhà sản xuất làm chủ được toàn bộ năng lực cung ứng của mình qua việc liên kết các hoạt động cung cấp, sản xuất, lưu thông, phân phối kịp thời chính xác. Nhờ đó mà đáp ứng được những cơ hội kinh doanh trong phạm vi toàn cầu. Chính vì vậy, sự phân phối sản phẩm từ các nguồn ban đầu đến các nơi tiêu thụ trở thành một bộ phận vô cùng quan trọng trong GDP ở mỗi quốc gia.
3.2. Logistics tối ưu hóa chu trình lưu chuyển sản xuất.
Logistics tối ưu hóa chu trình lưu chuyển của sản xuất kinh doanh từ khâu đầu vào nguyên vật liệu, phụ kiện, … tới sản phẩm cuối cùng đến tay khách hàng sử dụng.
Logistics hỗ trợ sự di chuyển và dòng chảy của nhiều hoạt động quản lý hiệu quả, nó tạo thuân lợi trong việc bán hầu hết các loại hàng hóa và dịch vụ. Để hiểu hơn về hình ảnh hệ thống này, có thể thấy rằng nếu hàng hóa không đến đúng thời điểm, không đến đúng các vị trí và với các điều kiện mà khách hàng cần thì khách hàng không thể mua chúng, và việc không bán được hàng hóa sẽ làm mọi hoạt động kinh tế trong chuỗi cung cấp bị vô hiệu.
3.3. Logistics giúp tiết kiệm và giảm chi phí trong lưu thông phân phối.
Với tư cách là các tổ chức kinh doanh cung cấp các dịch vụ logistic chuyên nghiệp, các doanh nghiệp mang lại đầy đủ các lợi ích của các third – party cho các ngành sản xuất và kinh doanh khác. Từ đó mà mang lại hiệu quả cao không chỉ ở chất lượng dịch vụ cung cấp mà còn tiết kiệm tối đa về thời gian và tiền bạc cho các quá trình lưu thông phân phối trong nền kinh tế.
3.4. Logistics đảm bảo yếu tố đúng thời gian – địa điểm (just in time)
Quá trình toàn cầu hóa kinh tế đã làm cho hàng hóa và sự vận động của chúng phong phú và phức tạp hơn, đòi hỏi sự quản lý chặt chẽ, đặt ra yêu cầu mới đối với dịch vụ vận tải giao nhận. Đồng thời, để tránh hàng tồn kho, doanh nghiệp phải làm sao để lượng hàng tồn kho luôn là nhỏ nhất.
Kết quả là hoạt động lưu thông phải đảm bảo yêu cầu giao hàng đúng lúc, kịp thời, mặt khác phải đảm bảo mục tiêu khống chế lượng hàng tồn kho ở mức tối thiểu.
Sự phát triển mạnh mẽ của tin học cho phép kết hợp chặt chẽ quá trình cung ứng, sản xuất, lưu kho hàng hóa, tiêu thụ với vận tải giao nhận, làm cho cả quá trình này trở nên hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn, nhưng đồng thời cũng phức tạp hơn.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, vai trò to lớn của ngành logistic đối với nền kinh tế toàn cầu, thúc đẩy sự phát triển thương mại quốc tế, giảm bớt chi phí và thủ tục vận chuyển, lưu thông hàng hóa. Ở nước ta hiện nay, dịch vụ logistic cũng đã có những đóng góp không nhỏ với nền kinh tế. Tuy nhiên kinh nghiệm cũng như cơ sở vật chất làm ngành còn yếu, vì vậy trong tương lai, việc đầu tư cả về vật chất lẫn nhân lực trong ngành này là điều cần được chú trọng
Có thể bạn quan tâm:
Bạn có biết? – Top 5 công ty logistics lớn nhất Việt Nam
Logistics: 6 xu hướng phát triển trong bối cảnh mới
Tên: Giang Hoài Phương
MSV: 19051189
Lớp: INE3104-4