Kinh doanh quốc tế đang là xu hướng nhận được nhiều sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp, tổ chức. Việc mở của và hội nhập với nền kinh tế thế giới ngày càng được nhiều doanh nghiệp hưởng ứng thực hiện, điều này cũng đồng nghĩa với việc các nhà quản trị Việt Nam đang đứng trước thách thức như về cách thức quản trị nguồn nhân lực hiệu quả trong môi trường toàn cầu.
Nội dung bài viết
1. Kinh doanh quốc tế là gì?
Kinh doanh quốc tế là toàn bộ các hoạt động giao dịch kinh doanh được thực hiện giữa các quốc gia, nhằm thoả mãn các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức kinh tế. Đây là một công việc giao dịch giữa nước này với nước khác, quốc gia này với quốc gia khác, là một lĩnh vực năng động và mang tính toàn cầu thuộc nhóm ngành kinh doanh, cung cấp những kiến thức chung về quản trị kinh doanh, về chiến thuật, chiến lược kinh doanh xuyên quốc gia.
Hãy xem thêm chi tiết về định nghĩa kinh doanh quốc tế tại đây.
2. Quản trị nguồn nhân lực trong kinh doanh quốc tế là gì?
Hoạt động kinh doanh của các công ty đa quốc gia diễn ra ở các nước khác nhau, vì vậy sự khác biệt về môi trường kinh doanh của mỗi nước như hệ thống văn hóa, chính trị, luật pháp và kinh tế… thường xuyên tác động làm cho doanh nghiệp nội địa. Sự khác biệt về môi trường có ảnh hưởng khác nhau đối với chức năng của QTNNL.
Sau đây là một vài ví dụ:
- Tuyển chọn phải phù hợp với luật lao động của nước sở tại. Luật lao động ở các quốc gia khác nhau vì vậy ở Mỹ có luật không phân biệt đối sử đối với các nhân công thuộc chủng tộc khác nhau, nên trong tuyển trọng nhân sự công ty cần lưu ý để không vi phạm.
- Đào tạo và phát triển: Chương trình đào tạo tay nghề và phát triển kỹ năng cần phải được thiết kế phù hợp với tình hình thực tiễn ở các quốc gia khác nhau.
- Chính sách thu nhập: Mức thù lao lao động là hết sức khác nhau giữa các quốc gia khác nhau. Các công ty đa quốc gia cần có chính sách nhân sự nhất để tận dụng triệt để sự chênh lệch
về mức thu nhập nhằm giảm chi phí sản xuất và kinh doanh để có lợi thể cạnh tranh. Mức thù lao trung bình ở một số quốc gia chỉ rõ sự chênh lệch lớn trong mức trả lương trên thế giới
Khác với các doanh nghiệp kinh doanh nội địa, một bộ phận nhân viên của công ty đa quốc gia làm việc ở nước ngoài, vì vậy thu nhập của họ ngoài mức lương cơ bản còn bao gồm nhiều khoản khác như phụ cấp xa nhà, sự bất tiện, căng thẳng về tâm lý khi sống trong một môi trường văn hóa không quen thuộc và khó khăn trong việc sắp xếp chỗ ăn ở cho gia đình. Các nội dung trên sẽ được thảo luận chi tiết ở phần sau.
3. Quy trình quản trị nguồn nhân lực trong kinh doanh quốc tế
Quy trình quản trị nhân sự quốc tế về cơ bản vẫn bao quát các nghiệp vụ quản trị nhân sự. Cùng tìm hiểu quy trình quản lý nhân sự quốc tế trong phần dưới đây.
3.1. Quản lý hồ sơ nhân viên nước ngoài
Đối với nhân viên nước ngoài, việc cung cấp đủ các hồ sơ sẽ tăng khả năng được cấp giấy phép lao động tại Việt Nam. Ngoài ra, các giấy tờ này cũng hỗ trợ việc khai báo thuế thu nhập cá nhân và cấp thẻ cư trú cho người lao động. Dưới đây là những thông tin cơ bản mà người làm quản trị nhân sự quốc tế cần yêu cầu người lao động nước ngoài cung cấp khi tiếp nhận vào doanh nghiệp:
- Hồ sơ về nhân thân.
- Hồ sơ chứng minh năng lực và kinh nghiệm chuyên môn.
- Quyết định bổ nhiệm.
- Thư mời nhận việc.
- Hợp đồng lao động.
- Hợp đồng thuê nhà.
Nắm được những hồ sơ này, các nhà quản lý cần có những giải pháp quản lý người nước ngoài hiệu quả. Phần mềm quản lý nhân sự AMIS HRM là giải pháp quản lý hồ sơ nhân viên hiệu quả giúp HR lưu trữ và cập nhật hiệu quả các thông tin của nhân sự nước ngoài kịp thời. Điều này giúp doanh nghiệp tránh những rủi ro khi sử dụng nhân sự nước ngoài.
3.2. Giấy phép lao động và thẻ tạm trú
Chi tiết được tham khảo qua link: https://luatminhkhue.vn/hoi-ve-giay-phep-lao-dong-va-the-tam-tru-cho-nguoi-nuoc-ngoai–.aspx
Đối với người lao động không có giấy phép lao động tại Việt Nam, họ sẽ bị trục xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam theo quy định của nhà nước. Ngoài ra, người sử dụng lao động nước ngoài mà không có giấy phép lao động cũng bị xử phạt theo quy định của pháp luật.
Hơn nữa, giấy phép lao động cũng là hồ sơ quan trọng giúp nhân viên nước ngoài có thẻ tạm trú ở Việt Nam. Đây được coi là tấm “Visa dài hạn” với thời hạn kéo dài từ 01 đến 05 năm. Với hai loại giấy tờ này, nhân sự nước ngoài có thể mở thẻ ngân hàng, thẻ tín dụng, sử dụng các dịch vụ ngân hàng khác và xuất nhập cảnh vào Việt Nam theo nhu cầu công việc.
3.3. Tính lương và thuế thu nhập cá nhân
Đối với nhà quản trị nhân sự quốc tế, họ cần rất để ý tới cách tính lương cho nhân sự nước ngoài. Tiền lương của người nước ngoài có thể phụ thuộc vào những yếu tố sau:
- Quốc tịch.
- Trình độ chuyên môn.
- Kinh nghiệm.
- Vị trí đảm nhiệm.
- Phúc lợi khác: Chi phí ăn ở, đi lại, thẻ ưu đãi,…
- Đơn vị tiền chi trả.
Đối với thuế thu nhập cá nhân, cơ quan thuế sẽ dựa trên hộ chiếu, hợp đồng lao động, thư bổ nhiệm / chứng từ khấu trừ thuế, hợp đồng thuê nhà. Thuế thu nhập cá nhân của người lao động nước ngoài phụ thuộc vào hai trường hợp sau:
- Trường hợp 1: Người lao động nước ngoài thuộc diện cá nhân lưu trú.Sẽ áp dụng theo phương pháp lũy tiến từng phần (tính thuế theo từng bậc thuế, thu nhập càng cao thì số thuế phải nộp càng cao).
- Trường hợp 2: Người lao động nước ngoài thuộc diện cá nhân không lưu trú.Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Thu nhập chịu thuế x 20%
3.4. Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế bắt buộc
Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm xã hội khi:
- Đã có giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
- Có hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
- Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.
- Mức đóng bảo hiểm của đối tượng lao động này là 8% mức tiền lương vào quỹ hưu trí và tử tuất.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2022, đối với doanh nghiệp sử dụng nhân sự nước ngoài, hàng tháng sẽ đóng trên quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động như sau:
- 3% vào quỹ ốm đau và thai sản.
- 0,5% vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
- 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.
3.5. Chấm dứt hợp đồng lao động
Khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài, người quản trị nhân sự quốc tế cần lưu ý một số hồ sơ sau để tránh phát sinh rủi ro:
- Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.
- Quyết định cho thôi việc.
- Biên bản thanh lý hợp đồng lao động.
- Biên lai khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
- Hủy hoặc hoàn trả giấy phép lao động và thẻ tạm trú.
- Làm thủ tục quyết toán thuế và xin giấy xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế trước khi rời Việt Nam.
4. Phần kết
Trong vấn đề quản trị nguồn nhân lực trong kinh doanh quốc tế, có rất nhiều điểm khác biệt so với quản lý nguồn lao động nội địa. Bài viết đã cung cấp hiểu biết về quản trị nhân sự quốc tế là gì, những điểm lưu ý và quy trình quản trị nguồn nhân lực trong kinh doanh quốc tế cho các doanh nghiệp Việt. Đối với một số doanh nghiệp kinh doanh quốc tế, việc sử dụng nhân sự nước ngoài là bắt buộc. Vì thế, người làm quản trị nguồn nhân lực trong kinh doanh quốc tế cần có hiểu biết rộng về luật, cách quản lý nhân sự và sự hội nhập văn hóa đa dạng. Từ đó, họ có thể đưa ra giải pháp quản lý người nước ngoài, hỗ trợ nhân sự nước ngoài làm việc cũng như thấu hiểu nhân viên hơn.
Bạn có thể tham khảo một số bài viết sau liên quan đến lĩnh vực kinh doanh quốc tế
Khái niệm và 4 loại chiến lược kinh doanh quốc tế điển hình
5 cơ hội việc làm cho sinh viên ngành kinh doanh quốc tế năm 2022
Kinh doanh quốc tế học trường nào tốt nhất 2022
Sinh viên: Đặng Hà Hồng Ngọc
Mã sinh viên: 19051541
INE3104 1 – Bài tập lớn