Các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) được cho là công cụ quan trọng đóng góp vào tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2022, theo nhận định của trang Vietnam Briefing.
Các Hiệp định Thương mại tự do của Việt Nam, cùng với Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được kỳ vọng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm nay.. Các FTA của Việt Nam và các hiệp định song phương khác có khả năng hỗ trợ và đóng một vai trò quan trọng trong trung và dài hạn.
Nội dung bài viết
Các FTA thế hệ mới
Việt Nam là một trong những quốc gia có nhiều FTA, gần đây nhất đã ký kết các FTA thế hệ mới như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do EU-Việt Nam (EVFTA), Hiệp định Thương mại tự do Anh-Việt (UKVFTA) và gần đây nhất là RCEP.
Các hiệp định này sẽ không chỉ giúp Việt Nam phát triển nền kinh tế và mạng lưới sản xuất mà còn giúp đất nước tuân thủ các tiêu chuẩn lao động, đồng thời hiện đại hóa luật lao động và hệ thống quan hệ lao động. Mặc dù chính phủ sẽ liên tục phải làm việc để cải cách, nhưng việc trở thành một phần của các thỏa thuận như vậy sẽ tạo ra động lực.
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Báo cáo tình hình kinh tế – xã hội năm 2021 của Tổng cục Thống kê, GDP cả năm tăng 2,58% so với năm trước do dịch Covid-19 ảnh hưởng nghiêm trọng tới mọi lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là trong quý III/2021 nhiều địa phương kinh tế trọng điểm phải thực hiện giãn cách xã hội kéo dài để phòng chống dịch bệnh.
Tuy nhiên, bằng tất cả sự nỗ lực Việt Nam vẫn được ghi nhận là điểm đến đầu tư hấp dẫn và kim ngạch xuất khẩu đạt con số kỷ lục mới, hàng hóa Việt Nam tiếp tục ghi dấu trên bản đồ thế giới khi xuất siêu 4 tỷ USD.
Các hiệp định FTA thế hệ mới
Mở rộng thị trường
Do được hưởng các ưu đãi và xóa bỏ các rào cản thuế nên xét về nguyên tắc, các thành viên FTA được hưởng lợi từ sự gia tăng quy mô thị trường. Cũng có nghĩa nhu cầu và tính đa dạng thị trường tăng lên, mở ra các cơ hội với nhà sản xuất theo phương thức xây dựng và phát triển các doanh nghiệp.
Việc ký kết và tham gia các FTA thế hệ mới sẽ có tác động lớn đến nền kinh tế Việt Nam thông qua việc mở rộng thị trường xuất nhập khẩu, theo đó, kim ngạch xuất nhập khẩu sang các nước đối tác sẽ tăng, củng cố thị trường truyền thống, khơi thông nhiều thị trường tiềm năng trên cơ sở thúc đẩy quan hệ với các đối tác chiến lược kinh tế quan trọng.
Kích đà tăng kim ngạch xuất, nhập khẩu
Sau 3 năm thực hiện CPTPP và hơn 1 năm thực hiện EVFTA đã có những tác động rất tích cực đến hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam, nhất là từ những thị trường mà Việt Nam chưa từng ký FTA. Đơn cử, nhờ CPTPP, xuất khẩu hàng hóa sang Canada, Mexico và Peru đều có mức tăng trưởng từ 25-30%/năm
Các Hiệp định Thương mại tự do của Việt Nam, cùng với Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được kỳ vọng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm nay..
Tạo môi trường thương mại đầu tư thông thoáng
Khi ký kết các FTA thế hệ mới, với những cam kết về quản trị minh bạch từ các hiệp định tự do thế hệ mới và những cam kết tạo môi trường thương mại đầu tư thông thoáng, thuận lợi cho doanh nghiệp và nhà đầu tư, thì việc sửa đổi pháp luật không chỉ đặt ra với Việt Nam mà cả các nước thành viên tham gia ký kết các FTA.
Điều này đã tạo ra khuôn khổ pháp luật thương mại minh bạch, cạnh tranh, thủ tục thuận lợi…. tạo hiệu ứng sâu rộng, lâu dài để các nền kinh tế vận hành hiệu quả, bền vững; thực thi nghiêm túc những cam kết đầu tư trong các FTA.
Tăng vốn đầu tư FDI
Chuyên trang Vietnam Briefing của tập đoàn Dezan Shira & Associates ngày 31/12/2021 đăng bài viết nhận định các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục tin tưởng, lạc quan về triển vọng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2022. Theo đó, một trong những yếu tố được cho sẽ đóng góp cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2022 là các FTA của Việt Nam là một yếu tố thu hút các nhà đầu tư.
Thúc đẩy cạnh tranh
Cạnh tranh được coi là động lực phát triển và đó cũng là tác động lớn nhất của FTA. Tham gia FTA đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp trong các quốc gia thành viên không còn nhận được sự bảo hộ từ các công cụ chính sách thương mại của Nhà nước, không còn khái niệm “sân nhà”. Thách thức đối với họ chính là áp lực cạnh tranh với hàng hóa giá rẻ, dịch vụ chất lượng tốt từ các nước thành viên FTA trên chính thị trường nội địa.
FTA tiếp tục là xung lực cho kinh tế Việt Nam
Việt Nam tham gia các hiệp định FTA thế hệ mới
Năm quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế
Các Hiệp định Thương mại tự do của Việt Nam, cùng với Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được kỳ vọng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc giúp tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong năm 2022.
Năm 2022 sẽ rất quan trọng đối với Việt Nam vì đất nước có thể sẽ phục hồi trở lại mức tăng trưởng trước đại dịch sau các đợt đóng cửa nghiêm ngặt và ngừng sản xuất. Các doanh nghiệp bị ảnh hưởng nặng nề trong năm ngoái cũng đang mong muốn tăng cường thương mại và doanh thu vì họ tìm cách hạn chế thua lỗ so với năm ngoái.
Các FTA sẽ tăng cơ hội khai thác và biến nó thành động năng phát triển mới cho đất nước và nền kinh tế trong thời gian tới.
Do đó, các FTA sẽ đóng một vai trò ngày càng tăng trong tăng trưởng kinh tế của đất nước khi các doanh nghiệp đang tìm cách phục hồi. Chính phủ quan tâm đến việc thúc đẩy các FTA và đã vạch ra các bước để giúp các doanh nghiệp tận dụng các hiệp định đó. Tuy nhiên, sẽ có những thách thức, chẳng hạn giá cước vận tải biển vẫn ở mức cao do lượng container bị hạn chế ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu..
Khi Việt Nam mở rộng biên giới hơn nữa cho du lịch quốc tế, chính phủ muốn đảm bảo rằng đất nước trở lại tốc độ tăng trưởng trước đại dịch. Các FTA của Việt Nam và các hiệp định song phương khác có khả năng hỗ trợ và đóng một vai trò quan trọng trong trung và dài hạn.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư đã sẵn sàng mở rộng phạm vi kinh doanh. Chính phủ Việt Nam nhận ra triển vọng này và đã đưa ra các chính sách thân thiện nhằm thu hút đầu tư để thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh mẽ. Trong khi các biến thể COVID-19 có thể xuất hiện, tỉ lệ tiêm chủng cao của Việt Nam sẽ giúp các doanh nghiệp mở cửa. Chính phủ Việt Nam cũng đã nhắc lại kế hoạch duy trì mở cửa các nhà máy với cách tiếp cận thích ứng linh hoạt với COVID-19.
Theo các chuyên gia, để có thể đi nhanh, đi xa, điều kiện tiên quyết vẫn là sự nỗ lực của chính doanh nghiệp, chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh, tự đổi mới sáng tạo, đáp ứng tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển và nắm bắt cơ hội trong bối cảnh mới.
Một số khó khăn, hạn chế
Việc khai thác các FTA hiện cũng đã bộc lộ một số khó khăn, hạn chế cần khắc phục.
Một là, bối cảnh kinh tế – chính trị thế giới đang có những diễn biến phức tạp, khó dự báo. Đại dịch COVID-19 đã và đang có những tác động tiêu cực đến kinh tế thế giới, khu vực và quốc gia, làm dịch chuyển và có lúc đứt gãy các chuỗi cung ứng và sản xuất toàn cầu; chủ nghĩa bảo hộ gia tăng ở nhiều nước, trong khi các thiết chế đa phương, nhất là Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) gặp nhiều khó khăn trong quá trình cải tổ và vận hành;…
Hai là, sự gia tăng áp lực cạnh tranh đối với hàng hóa và doanh nghiệp Việt Nam trên chính thị trường “sân nhà”, đặc biệt trong những lĩnh vực còn yếu của Việt Nam. Sức cạnh tranh của nền kinh tế, doanh nghiệp và sản phẩm của Việt Nam mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn còn yếu so với các nước, kể cả các nước trong khu vực.
Ba là, công tác quản lý, điều hành của Nhà nước và quản trị của doanh nghiệp tuy đã có sự cải thiện nhưng chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu của tình hình mới.
Bốn là, tính đồng bộ, gắn kết giữa các lĩnh vực chưa cao, công tác phối hợp về hội nhập giữa các bộ, ngành, giữa các cơ quan Trung ương với các địa phương, doanh nghiệp chưa tốt. Nhiều vấn đề mang tính liên ngành chậm được xử lý, đặc biệt là trong lĩnh vực nâng cao hiệu quả đầu tư, nâng cao sức cạnh tranh, phát triển đồng bộ các yếu tố kinh tế thị trường.
Sự hỗ trợ của chính phủ
Bộ Công Thương cho biết, sẽ xem xét các nỗ lực thực hiện các hiệp định FTA hiện hành và lập kế hoạch cho các Hiệp định Thương mại tự do mới nhằm đảm bảo thị trường ổn định cho Việt Nam. Một số bước mà Bộ Công Thương đã vạch ra cho năm 2022 bao gồm:
Làm việc với các cơ quan liên quan về cơ sở hạ tầng, tăng cường kết nối và giảm chi phí logistic; Làm việc với các tỉnh biên giới để tạo thuận lợi cho các thủ tục hải quan trong xuất nhập khẩu hàng hóa; Giảm bớt thách thức về cơ sở hạ tầng cảng biển; Nâng cao nhận thức về phát triển thị trường chính và thị trường ngách; Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin; và đề xuất các biện pháp phòng vệ thương mại để bảo vệ lợi ích của các ngành sản xuất trong nước.
Việt Nam đang đàm phán hiệp định Việt Nam-EFTA, có sự tham gia của Việt Nam và EFTA (Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland và Liechtenstein) và FTA Việt Nam-Israel. Trang Vietnam Briefing gợi ý các doanh nghiệp có thể xem xét kỹ hơn những ngành nào có thể được hưởng lợi từ các FTA và điều chỉnh sản xuất của họ theo nhu cầu và xu hướng hiện tại.
Một số kiến nghị
Những tác động của FTA thế hệ mới có ý nghĩa quan trọng đối với kinh tế và tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Đó là quá trình cải thiện vị thế của quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu thông qua các cơ hội đầu tư – kinh doanh mới, tạo điều kiện phát triển, tăng trưởng ổn định và bền vững. Vì vậy, đối với Việt Nam, để phát huy những tác động của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới có thể và cần phải quan tâm đến các vấn đề sau đây:
Tái cấu trúc nền kinh tế
Thứ nhất, cần nỗ lực đẩy mạnh hơn nữa quá trình tái cấu trúc nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng, từng bước hoàn thiện thể chế kinh tế nhằm đáp ứng những cam kết trong các Hiệp định FTA đã ký kết hoặc đang đàm phán.
Giảm chênh lệch thương mại
Thứ hai, thực hiện giảm bớt khả năng chênh lệch thương mại bằng cách tích cực hội nhập với các nước thành viện FTA trước hết là trong các ngành chủ lực, có thế mạnh, có lợi thế cạnh tranh.
Chủ động tận dụng tác động lan tỏa
Thứ ba, doanh nghiệp cần phải chủ động trong việc tận dụng tác động lan tỏa của khu vực doanh nghiệp có vốn FDI nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên cơ sở năng suất, chất lượng và hiệu quả gắn với chuỗi giá trị toàn cầu
Đổi mới phương pháp
Thứ tư, đổi mới phương pháp, nâng cao hiệu quả và chất lượng các hoạt động thông tin, tuyên truyền; hướng dẫn, phổ biến, cập nhật tình hình thực thi cam kết trong các FTA thế hệ mới, để người dân, DN nhận thức đầy đủ hơn, từ đó có thể chủ động ứng phó và vượt qua các thách thức, tận dụng tối đa các cơ hội.
Đọc thêm bài viết tại:
Các hiệp định thương mại tự do (FTA) thế hệ mới và tác động đối với kinh tế Việt Nam
Người viết: Nguyễn Thị Minh Nguyệt
MSV: 19051548
2022_INE 3104 4_bài tập lớn