Với mức độ phát triển 20% mỗi năm của thương mại điện tử B2C tại Việt Nam hiện nay, E-logistics trở thành mặt trận đốt tiền của các doanh nghiệp trong ngành. Sức nóng của cuộc đua dường như không có dấu hiệu hạ nhiệt. Vì sao các doanh nghiệp lại đầu tư nhanh và mạnh như vậy vào thị trường này tại Việt Nam? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu nhé.
Nội dung bài viết
1. E-Logistics là gì?
E-logistics là cụm từ được kết hợp từ thương mại điện tử (E-commerce) và Logistics. E-logistics trong thương mại điện tử (B2C) là toàn bộ quy trình, hoạt động hỗ trợ vận chuyển hàng hóa từ nơi cung ứng đến người tiêu dùng thông qua các giao dịch mua bán trực tuyến.
Thương mại điện tử (E-commerce) là mô hình kinh doanh thông qua kênh bán hàng trực tuyến. Thị trường này tại Việt Nam có đặc điểm là phạm vi rộng về phạm vi, độ phân tán hàng hóa, quy mô bán lẻ; phong phú về sản phẩm, tần suất mua lớn; và thường yêu cầu giao hàng nhanh chóng và thu tiền thanh toán trực tiếp.
2. Lợi ích đem lại
Phạm vi, khoảng cách và độ phức tạp của luồng hàng hóa kiến cho E-logistics phức tạp hơn so với Logistics truyền thống. Yếu tố tốc độ thúc đẩy các doanh nghiệp áp dụng công nghệ trong khâu phân tách hàng hóa để có thể đạt năng suất cao nhất. Chế độ này đòi hỏi tính tổ chức và hiệu quả cao nhằm hoạt động trơn tru và hàng hóa được đến tay người tiêu dùng sớm và chính xác nhất.
Không phụ thuộc vào các yếu tố địa lý và thời gian, các công ty cung cấp dịch vụ E-logistics có thể hưởng lợi từ việc phân phối trực tuyến, bởi vì khách hàng có thể truy cập tìm hiểu thông tin về hàng hóa và kết nối giao dịch mọi lúc, mọi nơi thông qua các thiết bị và thiết bị điện tử truy cập Internet.
Quang cảnh bên trong một nhà máy E-logistics
Điều này giúp các nhà bán lẻ nắm bắt và đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhanh chóng thông qua tiếp xúc trực tiếp. Nhờ đó chi phí sản xuất, lưu kho và phân phối được giảm xuống. Vì vậy, nhiệm vụ hàng đầu của hoạt động E- logistics trong thương mại điện tử B2C là vận chuyển hàng hóa đến nơi tiêu thụ.
3. Cuộc đua đổ tiền đầu tư E- logistics
Nếu thương mại điện tử là ngành công nghiệp tương lai thì E-logistics- công tác kho vận hậu cần thương mại điện tử chính là “xương sống” cho ngành công nghiệp này. Khi thương mại điện tử tăng trưởng 1 thì diện tích kho vận phục vụ có thể tăng gấp 3.
Các dịch vụ giao hàng siêu tốc được các sàn thương mại điện tử chú trọng quan tâm. Tốc độ giao hàng có mối quan hệ chặt chẽ với mạng lưới giao hàng. Công nghệ là xương sống giúp chuỗi cung ứng logistics trong thương mại điện tử phát triển. Đó cũng là nguyên nhân các công ty E-logistics không tiếc tiền đầu tư.
Cuộc đua đầu tư E- logsitics thể hiện rõ ở 2 yếu tố:
- Hạ tầng kho vận
- Mạng lưới bưu cục
Các nhà đầu tư đang cạnh tranh quyết liệt ở cả 2 yếu tố dài hạn trên nhằm dành được nhiều thị phần nhất có thể, mặc dù có thể gây lỗ lũy kế nặng. Đặc biệt đối với B2C, bắt buộc doanh nghiệp phải đầu tư rất nhiều tiền vào kho bãi. Năm 2018, Lazada dẫn đầu về con số lỗ lũy kế với 5.339 tỷ đồng, chủ yếu đến từ hoạt động vận hành và mở rộng mạng lưới kho vận.
Ông Nelson Wu, Tổng giám đốc BEST INC. Việt Nam cho biết: “Bối cảnh hiện nay khiến chúng tôi đẩy nhanh kế hoạch đầu tư của hình. Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác vớ 1500 nhà đầu tư trong nước qua hình thức nhượng quyền bưu cục.”
3.1. Tính khốc liệt của cuộc cạnh tranh
Các ông lớn trong ngành thương mại điện tử đang tăng cường xây dựng hệ thống E-logistics của riêng mình. Điều này phục vụ cho mục đích giảm sự phụ thuộc vào các đối tác giao hàng, khiến cuộc cạnh tranh càng thêm gay gắt.
DHL- ông lớn ngành kho vận quốc tế đã rời cuộc chơi sau thời gian chịu lỗ dài hơn dự tính của họ. Một số ý kiến cho rằng sự rời đi này còn bắt nguồn từ sức nóng quá mạnh và việc đầu tư phải chịu lỗ dài trước khi sinh lãi.
E-logistics là cuộc chiến về quy mô và thời gian, đòi hỏi sự đầu tư nhanh và mạnh của các công ty muốn tranh giành thị phần tại Việt Nam. Do cơ sở hạ tầng còn hạn chế, thói quen giao hàng thu tiền mặt phổ biến ở Việt Nam mang lại nhiều bất lợi cho doanh nghiệp. Việc ứng dụng công nghệ và hình thành hệ thống kho bãi dày đặc giúp các công ty vận tải kết nối và tối ưu hóa quy trình xếp dỡ hàng hóa đến từng địa điểm khác nhau. Điều này có nghĩa là họ sẽ chấp nhận lỗ trong một thời gian dài cho đến khi có lãi.
Chuỗi vận chuyển của E-logistics có thể chia thành 3 chặng:
Nhiều chuyên gia cho rằng, gánh nặng chi phí tại thị trường Việt Nam thuộc vào hàng lớn nhất khu vực. Chi phí Logistics trên GDP ở mức 20%, cao gấp đôi so với trung bình của thế giới. Phần khó kiểm soát chi phí nhất nằm ở chặng giữa vì phải đầu tư lớn cho kho bãi và công nghệ.
Thói quen nhận hàng mới thanh toán tiền mặt phổ biến tại Việt Nam cũng có thể gây nhiều rắc rối. Ví dụ như, nhân viên giao hàng nhận tiền từ khách xong nổi lòng tham, chiếm đoạt và nghỉ việc – những kiểu rủi ro này làm phát sinh chi phí vận hành.
3.2. Sức ép lớn từ các doanh nghiệp thương mại điện tử
Sức ép cạnh tranh gia tăng với các doanh nghiệp E-logistics khi có sự tham gia của các doanh nghiệp thương mại điện tử. Các sàn đẩy mạnh vốn xây dựng hệ thống kho bãi cho riêng mình nhằm chủ động hơn trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Dù đang chịu lỗ lũy kế hàng nghìn tỷ đồng, bốn sàn lớn nhất không ngừng đầu tư phát triển hạ tầng kho bãi của riêng mình.
Tính đến năm 2019, một số doanh nghiệp đã lỗ ròng lên tới 500 tỷ đồng. Mức lỗ được dự báo sẽ tiếp tục gia tăng vào 2 năm kế tiếp. Khi đây là thời điểm các doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư quy mô rộng cho kho bãi. Ngoài ra đại dịch cũng tạo nhiều chi phí phát sinh ngắn hạn.
Rõ ràng dịch COVID-19 đã gây ra rất nhiều trở ngại trong quá trình trung chuyển hàng hóa, khiến thời gian giao hàng kéo dài và tăng chi phí vận chuyển. Tuy nhiên, thống kê cho thấy trong thời điểm dịch bùng phát, hoạt động mở rộng mạng lưới bưu cục của các công ty E-logistics vươn lên mạnh mẽ nhất.
Đại diện của ViettelPost cho biết: “Đợt dịch lần này đã giúp chúng tôi thử tải và nhận ra rằng việc đầu tư như vậy vẫn chưa đủ lớn nên chúng tôi có thể sẽ nâng cấp thêm một lần nữa”.
4. Tiềm năng phát triển
Nhận thấy sự phát triển tại Việt Nam, các doanh nghiệp đã và đang chuyển sang đầu tư dài hạn cho kho bãi và mạng lưới bưu cục để giảm mức chi phí vận chuyển, đáp ứng yêu cầu về tốc độ và giá rẻ của người mua hàng. Ở giai đoạn trước đó, các sàn thương mại điện tử và doanh nghiệp cạnh tranh về tốc độ tung ra các chiến dịch quảng cáo, khuyến mãi hỗ trợ khách hàng nhằm thu hút khách hàng nhiều nhất có thể. Các chiến dịch đó giờ đây đã trở thành những khoản đầu tư ngắn hạn
Trong vài năm tới, các doanh nghiệp thương mại điện tử sẽ tiếp tục thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài để phát triển, đồng thời dự kiến sẽ có những đổi mới công nghệ và chiến lược dài hạn. Công nghệ là xương sống giúp chuỗi cung ứng E-logistics trong thương mại điện tử phát triển. Thống kê, phân loại càng hóa và các trung tâm có ở nhiều tỉnh thành giúp các doanh nghiệp tự động hóa được nhiều quy trình, đưa ra quyết định nhanh hơn, nhờ ứng dụng của trí tuệ nhân tạo.
Hợp lý hóa quy trình, quy hoạch trung tâm thác và tạo ra chi phí tối ưu nhất vẫn là mục tiêu hàng đầu của các công ty E-logistics. Nói cách khác, mạng lưới kho vận càng thông suốt và dày đặc, hàng hóa đưa đến tay người tiêu dùng càng nhanh chóng. Chỉ khi đó thì chi phí vận chuyển mới có thể được giảm. Ngành thương mại điện tử Việt Nam được tin tưởng sẽ giảm được từ 15%-18% chi phí logistics trên một đơn vị GDP trong tương lai.
Tìm hiểu thêm tại https://vtv.vn/kinh-te/cuoc-dua-dot-tien-moi-e-logistics-2021102800020099.htm
https://advantage.vn/vi/e-logistics/
Lê Lâm Hồng Linh
19051128
QH-2019 E KTQT CLC5