Dịch vụ tài chính là gì? Kiến thức cơ bản về dịch vụ tài chính mới nhất năm 2021

Dịch vụ tài chính là gì? Kiến thức cơ bản về dịch vụ tài chính

Dịch vụ tài chính giữ vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp, các hoạt động sản xuất kinh doanh và đang ngày càng được đề cao. Vậy bạn hiểu như thế nào về dịch vụ tài chính? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm cho bạn những kiến thức cơ bản về bản chất và những sản phẩm dịch vụ tài chính.

1. Khái niệm dịch vụ tài chính là gì?

Dịch vụ tài chính, tên chuyên ngành trong tiếng anh là Financial Services, hiểu một cách đơn giản nhất những dịch vụ có liên quan chặt chẽ đến quá trình lưu chuyển và sử dụng vốn, tiền tệ trong doanh nghiệp nói riêng và trong toàn bộ nền kinh tế nói chung, được cung cấp bởi thị trường tài chính.

Khái niệm này còn được dùng để gọi tên những tổ chức cung cấp các giải pháp về tài chính, tiền đề, đầu tư như công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, …

Đây cũng là một sản phẩm, dịch vụ bất kỳ mang bản chất tài chính và đang được điều chỉnh, thảo luận bởi một biện pháp cho cơ quan Nhà nước hoặc một bên duy trì thực hiện quyền giám sát, quản lý.

Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin tại đây: Dịch vụ tài chính là gì? Tìm hiểu thuật ngữ “Financial Services”

2. Tầm quan trọng của dịch vụ tài chính đối với nền kinh tế?

Tầm quan trọng của dịch vụ tài chính. Nguồn Internet
Tầm quan trọng của dịch vụ tài chính đối với nền kinh tế. Nguồn: Internet.

Bên cạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp cần sử dụng dòng tiền để đầu tư sinh lời, tạo ra nguồn vốn. Vì vậy, họ tham gia vào các dịch vụ tài chính và bắt đầu hoạt động kinh doanh tài chính.

Những dịch vụ tài chính đã tạo điều kiện tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy sản xuất… và tạo ra sự ảnh hưởng lớn trong nền kinh tế.

2.1. Xúc tiến đầu tư 

Các dịch vụ tài chính ra đời tạo ra nhiều nhu cầu hơn đối với doanh nghiệp và các sản phẩm. Nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, tăng khả năng cạnh tranh với các đối thủ, doanh nghiệp buộc phải đầu tư nhiều hơn. Việc đầu tư cho các dịch vụ tài chính giúp doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi hiệu quả hơn.

Nhà đầu tư có thể huy động thêm vốn thông qua thị trường chứng khoán, thu hút đầu tư từ nước ngoài. Các tổ chức cho thuê và bao thanh toán cho phép doanh nghiệp không chỉ bán được sản phẩm mà còn giúp doanh nghiệp cải thiện công nghệ sản xuất, nâng cao năng suất khi được sở hữu các trang thiết bị hiện đại.

2.2. Thúc đẩy tiết kiệm

Thúc đẩy tiết kiệm. Nguồn: Internet.

Quỹ tương hỗ trong các dịch vụ tài chính mang lại nhiều cơ hội với những hình thức tiết kiệm đa dạng. Trên thực tế, để tạo ra sự thuận tiện cho những người hưu trí hay cao tuổi, để họ thể yên tâm về mức lợi tức đầu tư hợp lý, ít rủi ro, nên các loại lựa chọn đầu tư khác nhau mới ra đời.

Đối với những người quan tâm đến vấn đề tăng trưởng tiết kiệm, nhiều cơ hội tái đầu tư khác nhau cũng được cung cấp.

Hệ thống luật pháp do Nhà nước ban hành giúp bảo vệ lợi ích của cộng đồng và hỗ trợ điều chỉnh hoạt động của các dịch vụ tài chính.

2.3. Giảm thiểu rủi ro

Sự hoạt động của công ty bảo hiểm chính là giải pháp giảm thiểu rủi ro đáng tin cậy. Không chỉ bảo vệ doanh nghiệp khi điều kiện kinh doanh bị biến động, công ty bảo hiểm còn giúp doanh nghiệp tránh được những rủi ro do tác động bên ngoài gây nên. Ngoài ra, các công ty này cũng là nguồn tài chính đóng vai trò tiết kiệm.

2.4. Tối đa hóa lợi nhuận

Các doanh nghiệp có thể tối đa hóa lợi nhuận nếu tham gia các dịch vụ tài chính nhờ sự sẵn có của tín dụng ở mức độ hợp lý. Doanh nghiệp có thể tận dụng các loại hình tín dụng đa dạng để phục vụ cho việc mua tài sản hoặc cho thuê một số tài sản có giá trị rất cao trong một số trường hợp.

Hơn nữa, nhà phân phối và nhà sản xuất đều có cơ hội tăng doanh thu nhờ vào các công ty bao thanh toán. Ngay cả khi bị cạnh tranh rất gay gắt, doanh nghiệp vẫn có thể bán sản phẩm, hàng hóa của mình với tỷ suất lợi nhuận thấp.

2.5. Tăng trưởng và phát triển kinh tế

Từ các dịch vụ tài chính, người tiêu dùng sẽ có cơ hội sở hữu những dịch vụ và sản phẩm khác nhau và cải thiện mức sống của mình. Chẳng hạn như việc mua nhà cửa, xe hơi, các vật dụng cần thiết cũng như sang trọng khác được thực hiện hóa thông qua đa dạng các dịch vụ tài chính cung cấp.

Dịch vụ tài chính góp phần tăng trưởng kinh tế
Dịch vụ tài chính góp phần tăng trưởng và phát triển kinh tế. Nguồn: Internet.

Các dịch vụ tài chính tạo điều kiện cho sự phát triển đồng đều của các lĩnh vực, đảm bảo phân phối nguồn vốn có hiệu quả. Từ đó, góp phần phát triển khu vực một cách cân bằng, tạo ra nhiều triển vọng việc làm hơn cho lao động.

Sự hoạt động của các dịch vụ tài chính còn cung cấp các lợi ích cho Chính phủ, mở rộng hoạt động của các tổ chức tài chính, ổn định thị trường vốn, xúc tiến thương mại trong và ngoài nước.

Bạn có thể đọc thêm thông tin tại đây: Ngành dịch vụ tài chính: Thách thức và cơ hội đột phá mới

3. Phân loại dịch vụ tài chính

Nhiều loại dịch vụ tài chính khác nhau ra đời do nền kinh tế phát triển không ngừng cùng sự thay đổi quy mô của những hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hệ thống phân loại về các sản phẩm chủ yếu (CPC 91) và Hệ thống phân loại tiêu chuẩn các ngành công nghiệp (ISIC) của Liên hiệp quốc là hai hệ thống phân loại các loại hình dịch vụ tài chính thường được sử dụng.

Tổ chức WTO đã phân chia các loại hình dịch vụ thành 2 nhóm chính bằng việc vận dụng cách phân loại dịch vụ của CPC:

  • Dịch vụ bảo hiểm và các dịch vụ liên quan đến bảo hiểm
  • Dịch vụ ngân hàng và những dịch vụ tài chính khác

Vậy những dịch vụ tài chính điển hình đó là gì? Nội dung dưới đây sẽ giúp các bạn tìm ra đáp án cho câu hỏi này!

3.1. Dịch vụ bảo hiểm và các dịch vụ liên quan đến bảo hiểm

  • Bảo hiểm trực tiếp (bao gồm cả đồng bảo hiểm): Các tổ chức, công ty bảo hiểm trực tiếp gộp các khoản phí bảo hiểm (khoản thanh toán) từ những cá nhân tìm cách bảo vệ và tránh những rủi ro, thanh toán cho những cá nhân gặp phải các sự kiện liên quan đến doanh nghiệp, cá nhân được bảo hiểm.
  • Tái bảo hiểm và nhượng tái bảo hiểm: Các nhà tái bảo hiểm, có thể là một cá nhân, một công ty có tiềm lực kinh tế lớn đồng ý với một mức chi phí để bảo hiểm một số rủi ro do công ty bảo hiểm trực tiếp đảm nhận.
  • Trung gian bảo hiểm như môi giới, đại lí: Các trung gian bảo hiểm sẽ kết nối những cá nhân tìm cách trả tiền để bảo hiểm rủi ro với những cá nhân sẵn sàng chấp nhận nó với một mức chi phí nhất định.
  • Các dịch vụ bổ trợ bảo hiểm như tư vấn thống kê bảo hiểm.
Dịch vụ ngân hàng. Nguồn: Internet.

3.2. Dịch vụ ngân hàng và những dịch vụ tài chính khác

3.2.1. Những dịch vụ ngân hàng thông thường:

  • Dịch vụ nhận tiền gửi và các nguồn tài chính phải hoàn trả khác: Các ngân hàng thanh toán cho những người đưa tiền cho họ để họ đầu tư hoặc cho vay với mục tiêu sinh lãi trên phần chênh lệch giữa số tiền họ trả cho người gửi tiền và họ nhận được từ người đi vay.
  • Dịch vụ cho vay dưới các hình thức, bao gồm tín dụng tiêu dùng, tín dụng thế chấp, mua nợ và tài trợ các dịch vụ cho hoạt động giao dịch thương mại.
  • Dịch vụ bảo lãnh và thế chấp.
  • Dịch vụ cho thuê tài chính.

3.2.2. Những dịch vụ tài chính khác:

  • Dịch vụ kinh doanh chứng khoán và các sản phẩm phái sinh.
  • Dịch vụ ngoại hối.
  • Dịch vụ thanh toán và thanh toán bù trừ cho các tài sản tài chính, bao gồm chứng khoán, các công cụ phái sinh và các công cụ tài chính được thỏa thuận khác.
  • Dịch vụ quản lí tài sản như quản lí tiền mặt hoặc đầu tư gián tiếp, tất cả các hình thức đầu tư tập thể, quản lí quĩ hưu trí, các dịch vụ tín thác, gửi tiền và lưu kho tiền tệ. Ngân hàng sẽ cung cấp các lời khuyên hoặc thay mặt khách hàng, những người trả tiền cho chuyên môn của họ đầu tư quỹ.
  • Dịch vụ cung cấp và chuyển giao thông tin tài chính và xử lí dữ liệu tài chính và các phần mềm có liên quan do nhà cung cấp dịch vụ tài chính khác cung cấp.

4. Lời kết

Các dịch vụ tài chính là công cụ hỗ trợ đắc lực của các doanh nghiệp với khả năng đem lại lợi nhuận cao trong thời gian nhanh nhất. Những loại hình dịch vụ kinh doanh tài chính đang ngày càng phát triển tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động với mức thu nhập ổn định, đa dạng công việc.

Trên đây là những thông tin cơ bản liên quan đến dịch vụ tài chính. Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về dịch vụ tài chính!

 

Người viết: Đoàn Hương Giang

Mã sinh viên: 19051455

 

Các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết về chủ đề Tài chính:

Tài chính công: Tài chính công và 5 thách thức nền kinh tế Việt Nam

Tài chính doanh nghiệp: Tài chính doanh nghiệp- 9 nguyên tắc trong quản lý

Tài chính cá nhân: Quản lý tài chính cá nhân-5 bước làm chủ tương lai

Hãy theo dõi Clibme.com để cập nhật những tin tức mới nhất nhé!

5 thoughts on “Dịch vụ tài chính là gì? Kiến thức cơ bản về dịch vụ tài chính mới nhất năm 2021

Comments are closed.