Đặc sản mùa thu Hà Nội – Cốm làng Vòng-1 món quà dân dã, thanh tao

 

 

Mỗi khi nhắc đến mảnh đất thủ đô yêu dấu, không ai không nhớ đến đặc sản mùa thu Hà Nội- một thứ quà của lúa non. Hà Nội đã mang đến một thứ quà vừa dân dã vừa thanh tao với tên gọi vô cùng bình dị: “Cốm làng Vòng”.

Không biết tự bao giờ, cốm làng Vòng đã hòa quyện vào sắc thu Hà Nội, để trở thành nỗi nhớ của biết bao người con thủ đô mỗi khi đi xa. Vậy cách chế biến và thưởng thức món quà thanh tao này sẽ có điều gì đặc biệt mà có thể đem đến sự nổi tiếng của đặc sản mùa thu Hà Nội này?

 

 

 

Có thể nói đặc sản mùa thu Hà Nội, cốm làng Vòng, một đặc sản ẩm thực của Việt Nam nói chung và của Hà Nội nói riêng. Đây là một sản phẩm, một món quà đặc trưng của làng Vòng (hay còn gọi là thôn Hậu) nay là phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Theo lời kẻ của nhiều người cao tuổi tại Làng Vòng cho biết thì cái tên này xuất phát từ vị trí địa lý của làng: nằm trong một con đường quanh co, uốn khúc bao quanh làng.

Đặc sản mùa thu Hà Nội- Cốm làng Vòng
ĐẶC SẢN MÙA THU HÀ NỘI

 

Chế biến cốm làng Vòng- “đặc sản mùa thu Hà Nội” vô cùng công phu, tỉ mỉ

Để có thể chế biến loại đặc sản mùa thu Hà Nội này phải trải qua công đoạn vô cùng công phu và tỉ mỉ. Cốm làng Vòng được làm từ loại lúa nếp hoa vàng- loại lúa non, nhưng không non quá vì sẽ làm cốm bị nát, cũng không già quá vì cốm sẽ cứng, ăn mất vị ngon.

Quy trình làm thứ đặc sản mùa thu này trải qua rất nhiều công đoạn khá tỉ mỉ, trong những hạt cốm thơm dẻo ấy chứa đựng biết bao công sức, mồ hôi, sự trân trọng của người dân nơi đây.Khi cây lúa hoe hoe vàng cũng chính là lúc mà người dân bắt đầu lựa chọn từng bông lúa tốt nhất đem về chế biến.

Muốn có được hương vị thơm ngon thì cần lựa chọn thời điểm cắt lúa sao cho phù hợp; nếu quá thời gian lúa trở nên già thì hạt cốm sẽ không đạt tiêu chuẩn để làm nên hương vị riêng biệt mà bất cứ ai khi đã thưởng thức một lần sẽ không bao giờ quên.Bông lúa khi gặt xong sẽ được tiến hành các công đoạn khác nhau để chọn lọc được những hạt thóc thơm ngon nhất.

Những hạt thóc cuối cùng sẽ được đãi sạch, cho vào chảo rang và đảo đều tay sao cho hạt cốm vừa chín tới, không giòn mà tróc trấu chính là công đoạn đòi hỏi sự khéo léo, kinh nghiệm của người làm cốm. Lửa dùng để rang cốm cũng cần có sự tỉ mỉ: lửa phải để to đều, nhưng khi gạo bắt đầu tái trắng thì để lửa bé dần.

Cốm- thứ đặc sản mùa thu ngay sau khi rang xong sẽ được đem giã bằng một loại cối riêng biệt, nhịp chày nhịp nhàng theo nhịp,đều đều và khoan thai thì cốm sẽ mịn, dẻo. Sau khi giã xong, cốm sẽ được đem đi để sàng rồi cho vào trong các thúng nhỏ xinh với lớp lá sen được rải sẵn để mang đi bán.

Cốm làng Vòng chuẩn, đúng hương vị phải được bao bọc trong hai lớp lá: lá ráy và lá sen. Lá ráy bao bọc, tiếp xúc trực tiếp với cốm để giữ cho cốm không bị khô, để được lâu hơn. Lớp ngoài cùng chính là lá sen như để  tô điểm hương sen thoang thoảng, thơm mát, mang lại sự thích thú, cảm giác muốn thưởng thức loại đặc sản mùa thu Hà Nội này. Cuối cùng là dùng hai dây lạt để gói cốm cho chắc chắn và đem đến sự thỏa mãn thị giác hơn.

Cách thưởng thức cốm làng Vòng

Tuy được coi là đặc sản mùa thu Hà Nội; nhưng để thưởng thức món quà thanh tao của mảnh đất thủ đô một cách trọn vẹn thì phải cần sự tinh tế của người thưởng thức.

Cốm làng Vòng- món quà dân dã, đặc sản của mùa thu Hà Nội; tuy nhiên món quà đấy lại không phải là món ăn cho no, thỏa mãn cơn đói; do đó cũng sẽ không được mua nhiều hàng ngày. Cầm trên tay gói cốm nhỏ nhỏ xinh xinh, hàn huyên tâm sự với gia đình, bạn bè bên cạnh chén trà hay cùng nhau ngắm cảnh thiên nhiên tươi đẹp chính là một khung cảnh không gì sánh bằng.

Ăn cốm tươi đúng kiểu là phải nhẹ nhàng dùng 5 đầu ngón tay nhón một ít rồi bỏ vào miệng, cảm nhận được cái ngậy ngậy, béo béo khi nhai hòa cùng vị ngọt tràn ngập trong miệng, đọng lại nơi cuống họng, như thể ta đang đi trong làn nắng vàng, hít thở không khí mùa thu Hà Nội. Cứ như vậy, từng chút từng chút một để thưởng thức hương vị đặc biệt thơm ngon của đặc sản mùa thu Hà Nội.

Có nhiều cách để ăn cốm như ăn bằng thìa, đũa nhưng ngon nhất vẫn là dùng tay nhón từng hạt nhấm nháp, thưởng thức mùi vị của cốm và dành cho chính bản thân mình khoảng không gian thư giãn, thoải mái, tận hưởng trọn vẹn những giây phút nghỉ ngơi sau những lúc căng thẳng, mệt mỏi.

Thời gian ăn cốm ngon

Vụ cốm mùa thu kéo dài tới gần 3 tháng, bắt đầu từ mùng 1 tháng 7 âm lịch trở đi. Muốn ăn “đặc sản mùa thu Hà Nội”- Cốm làng Vòng ngon phải đợi đến mùa vụ, bắt đầu từ tháng bảy đến tháng mười. Khi ấy là vào mùa thu, mùa của đất trời Hà Nội. Độ ngon ngọt, thơm mềm và xanh màu tự nhiên của cốm phụ thuộc vào thời điểm đầu, giữa, cuối vụ.

Đến cuối tháng, cốm mộc là nếp cuối, màu hạt to và cứng thường để rang thành cốm khô hay gia giảm, pha chế ăn tạm đợi mùa sau. Cốm mộc cũng phải có màu xanh của mạ già pha ánh vàng mới đúng nguyên chất, còn cốm đã bị hồ qua trông xanh tươi mát mắt nhưng chất lượng pha đắng chẳng còn vị cốm thật.

Cốm làng Vòng ăn tươi thì ngon tuyệt còn mang đi xa  cũng vẫn có thể đảm bảo mùi vị chất lượng trong vài ngày nếu như bọc ký bằng cả lá ráy và lá sen.

Cách thức bảo quản 

Đặc sản mùa thu Hà Nội- Cốm thành phẩm được gói thành hai lớp lá ráy và lá sen. Nhà văn Thạch Lam đã viết: “Cái màu xanh tươi của cốm như ngọc thạch quý, màu đỏ thắm của hồng như ngọc lựu già. Một thứ thanh đạm, một thứ ngọt sắc, không gì hòa hợp bằng. Cốm làng Vòng đượm mùi hương dạt dào trong màu sắc và trân quý thanh khiết như những hạt ngọc được gói cẩn thận, tỉ mỉ trong những chiếc lá sen. Tất cả những gì tinh túy của đất trời, của làng quê Việt Nam cũ như gói ghém dành trong những hạt cốm khiến cho người thưởng thức phải ngất ngây”.

Muốn để cốm- đặc sản mùa thu Hà Nội ăn lâu dần, có thể bảo quản ở nhiệt độ dưới 10 độ C, có thể sử dụng ngăn làm đá của tủ lạnh để bảo quản, thời gian bảo quản không giới hạn. Cốm từ ngăn đá, đóng băng, mang ra ngoài, phơi trước quạt gió để rã đông 15 phút sẽ trở lại trạng thái tươi, mềm và dẻo như lúc mới làm.

Các món ăn từ cốm

Đặc sản mùa thu Hà Nội- cốm làng Vòng tươi ăn ngay, hoặc ăn kèm với chuối , bên ấm trà ngon có lẽ là thanh tao nhất. Song, cốm còn có thể làm nguyên liệu để chế biến rất nhiều món ăn như bánh cốm, xôi cốm, chè cốm, … Trong đó, bánh cốm ngon phải được làm từ người làng Vòng.

Cốm còn được dùng như một thứ quà tặng tinh tế. Cốm xuất hiện trong các lễ cưới hỏi truyền thống với tên gọi là bánh phu thê, cho thấy được những giá trị về văn hóa, tinh thần của người dân Việt Nam.

Ngoài ra có thể tham khảo thêm các sản phẩm khác của cốm làng Vòng tại: https://dacsancomlangvong.com.vn/

Ngày nay nghề làm cốm bị mai một nhiều, không còn nhiều các sản phẩm cốm chất lượng được làm thủ công tỉ mỉ trong từng công đoạn, thay vào đó là những sản phẩm thương mại, làm mất đi bao nét phong vị cổ.

Kết luận

Đặc sản mùa thu Hà Nội- cốm làng Vòng, cùng hương hoa sữa, gió heo may hòa quyện vào nhau tạo nên một mùa thu Hà Nội gây bao nhung nhớ cho những ai khi đặt chân đến mảnh đất thủ đô; một nét văn hóa đã khắc sâu vào tâm hồn của biết bao con người mảnh đất Hà Thành. Người người đều mong muốn biết được cách chế biến cũng như cách thưởng thức món đặc sản này để có thể cảm nhận sâu hơn, chân thực hơn món quà đặc biệt mà mùa thu Hà Nội đặc biệt trao tặng cho chúng ta.

Cốm làng Vòng là thức quà đặc biệt nhất trong mọi thứ quà Hà Nội. Gói cốm làng Vòng bình dị giống như cái gói kỳ diệu gói cả mùa thu, để bất cứ ai thưởng thức rồi đều thấy bâng khuâng, quyến luyến, nhớ nhung cái mộc mạc, thanh tao ấy.

Khi nói về đặc sản mùa thu Hà Nội, mọi người sẽ nghĩ ngay đến cốm làng Vòng. Các bạn có thể tham khảo một số bài viết sau về đặc sản mùa thu và các loại đặc sản khác của mảnh đất hình chữ S yêu dấu; hi vọng các bài viết sẽ giúp ích cho các bạn.

https://clibme.com/9-mon-ngon-bat-buoc-phai-thuong-thuc-khi-du-lich-hue/

https://clibme.com/top-6-mon-an-nhat-dinh-phai-thu-khi-toi-ha-noi/

https://clibme.com/kham-pha-ban-do-food-tour-hai-phong-15-dia-diem-tieu-bi/

 

Sinh viên thực hiện: Đoàn Thị Hồng Ngọc

Mã sinh viên: 21051450

Mã lớp học phần: INE3014 4