Bùng nổ cuộc chiến giữa ví điện tử và ngân hàng số thời 4.0

ví điện tử và ngân hàng số - ví điện tử
Thanh toán trực tuyến qua ví điện tử và ngân hàng số

Ví điện tử và ngân hàng số đang từng ngày khẳng định được tầm quan trọng của mình trong cuộc sống hiện đại bởi sự tiện lợi, nhanh chóng và an toàn khi giao dịch, cả hai đều sở hữu trong mình các ưu điểm riêng tạo ấn tượng đối với khách hàng. Tuy vậy, hiện nay khái niệm ví điện tử và ngân hàng số vẫn được đa số người dùng xem là một, nhưng thực ra lại hoàn toàn khác nhau và độc lập với nhau.

Bạn muốn biết thêm về hai ứng dụng công nghệ này? Ví điện tử và ngân hàng số có gì khác nhau? Cái nào có lợi thế cạnh tranh hơn? Hãy cùng đọc bài viết dưới đây để nắm bắt thêm thông tin nhé!

 

Khái niệm ví điện tử

Sở dĩ gọi ví điện tử vì sản phẩm này tương tự như một chiếc ví trên điện thoại thông minh. Loại ví online này có vai trò thanh toán trực tuyến các khoản tiền mà không cần mang theo tiền mặt. Trong đó chẳng hạn như mua sắm, thanh toán tiền điện nước, mua hàng online, cước internet, vé tàu xe, mua sắm và thanh toán các dịch vụ ăn uống, giải trí; chuyển tiền giữa các tài khoản, rút tiền.

khái niệm ví điện tử - ví điện tử
Khái niệm ví điện tử

Chức năng hoạt động của ví điện tử thực hiện bằng cách liên kết tài khoản ngân hàng, nạp tiền vào ví trực tiếp tại các điểm giao dịch. Đối với dòng tiền có tài khoản liên kết ngân hàng, người dùng sẽ không phải nạp tiền vào ví, khi thanh toán tiền sẽ được trừ thẳng vào tài khoản của người dùng và nhanh chóng thanh toán bất kì dịch vụ có liên kết một cách đơn giản, tiện lợi. Chỉ cần bạn có Smartphone, mạng Wifi và tài khoản đã có thể thực hiện mọi giao dịch ở mọi nơi.

Các ví điện tử thông dụng tại Việt Nam

Thị trường ví điện tử tại Việt Nam hiện nay xuất hiện rất nhiều các loại ví khác nhau có thể kể đến như là: MoMo, ViettelPay, Airpay, ZaloPay,…

 

4 ông lớn tại thị trường ví điện tử Việt Nam - ví điện tử
4 ông lớn tại thị trường ví điện tử Việt Nam

Ví điện tử MoMo

Ví điện tử MoMo là gì? - ví điện tử
Ví điện tử MoMo là gì? (Nguồn: Ví MoMo)

Ví điện tử MoMo được ứng dụng rộng rãi với mạng lưới 4.000 điểm giao dịch và phổ biến trên khắp 45 tỉnh thành trên toàn quốc. Loại ví này có thể hỗ trợ người dùng thanh toán trong tích tắc chỉ bằng một lần chạm. Ngoài ra, MoMo cung cấp rất nhiều tiện ích đến hơn 100 dịch vụ khác nhau đáp ứng nhu cầu khách hàng.

MoMo không yêu cầu số dư tối thiểu trong tài khoản, không thu phí khởi tạo, phí sử dụng hay bất kỳ khoản phí bất thường nào. MoMo chỉ thu phí khi bạn sử dụng các dịch vụ sau:

  1. Nạp tiền từ thẻ ATM của 30 ngân hàng thuộc hệ thống Napas. Phí: 2.000đ + 1,6% giá trị giao dịch.
  2. Từ thẻ quốc tế Visa/Master/JCB. Phí: 2.200đ + 2% giá trị giao dịch
  3. Rút tiền từ tài khoản MoMo về tài khoản ngân hàng hoặc tại Điểm Nạp/rút MoMo.

Ví điện tử ZaloPay

Ví điện tử ZaloPay - ví điện tử
Ví điện tử ZaloPay

Ví điện tử ZaloPay được cấp phép từ nhiều ngân hàng khác nhau tại Việt Nam sở hữu tính bảo mật cao. Trong đó ZaloPay giúp người dùng vừa chuyển tiền, nạp tiền, thanh toán tiền internet, truyền hình cáp,…Bạn có thể liên kết ZaloPay với thẻ quốc tế hoàn toàn miễn phí. Cụ thể như Visa, Mastercard,… như vậy sẽ thuận tiện hơn cho người dùng khi đi du lịch.

Ví điện tử Airpay

Ví điện tử AirPay - ví điện tử
Liên kết Airpay và ứng dụng Shopee (Nguồn: Airpay)

Airpay là một trong các ví có lượng người dùng lớn và cũng có nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Ví AirPay được tích hợp trực tiếp trên ứng dụng Shopee, mang đến trải nghiệm mua sắm không dùng tiền mặt với nhiều lợi ích. Người dùng sẽ nhận được rất nhiều ưu đãi khi thanh toán cho Shopee qua Airpay như mã freeship, voucher giảm giá sản phẩm,…

Xem thêm tại: >>>

Ngân hàng số là gì?

Ngân hàng số hay còn gọi là Digital Banking là ngân hàng hoạt động dựa trên ứng dụng tài chính hoặc website cho phép thực hiện hầu hết các giao dịch như tại một ngân hàng thông thường bằng hình thức trực tuyến thông qua mạng internet. Mỗi ngân hàng khác nhau sẽ có ứng dụng mobile banking khác nhau.

Ngân hàng số - ví điện tử
Tính đa nhiệm của ngân hàng số

Vì vậy, khách hàng không cần đến chi nhánh ngân hàng mà vẫn có thể chủ động thực hiện các hoạt động mọi lúc, mọi nơi, giúp giảm tối đa các giấy tờ thủ tục cũng như mọi giao dịch được vận hành đơn giản, tiện lợi hơn.

Ví điện tử và ngân hàng số khác gì nhau?

Điểm giống nhau giữa ngân hàng số và ví điện tử là đều cho phép người dùng có thể thực hiện các hoạt động giao dịch mua bán không dùng tiền mặt, và sử dụng thông qua ứng dụng di động hoặc website.

sự khác nhau giữa ví điện tử và digital banking - ví điện tử
Sự khác nhau giữa E-wallet và Digital banking (Nguồn: iDautu)

Tuy nhiên, khác với ví điện tử, ngân hàng số còn cho phép người dùng sử dụng đầy đủ các tính năng, dịch vụ của một ngân hàng.

Các tính năng như: quản lí tài chính cá nhân và doanh nghiệp, chuyển tiền trong hệ thống và chuyển tiền quốc tế; vay nợ ngân hàng; gửi tiết kiệm, tham gia các dịch vụ tài chính như bảo hiểm, đầu tư,… sẽ chỉ tìm thấy trên ngân hàng số mà hoàn toàn không hề có mặt trong ví điện tử.

Với ngân hàng số, khi sử dụng người dùng được cung cấp thẻ và tài khoản ngân hàng để có thể giao dịch online và offline, đồng thời tiền sẽ được tính trực tiếp vào tài khoản ngân hàng.

Trong khi đó, người dùng muốn sử dụng ví điện tử thì bắt buộc phải nạp tiền vào ví, hoặc liên kết với các ngân hàng. Tức là sẽ phải qua một khâu trung gian khác, điều này có thể gây bất tiện hơn trong nhiều trường hợp.

Ví điện tử và ngân hàng số, cái nào lợi hơn?

Nếu đặt lên bàn cân, lợi ích khách hàng nhận được khi sử dụng ngân hàng số sẽ nhỉnh hơn ví điện tử. Tuy rằng khi sử dụng ví điện tử, người dùng sẽ nhận được nhiều ưu đãi, khuyến mãi, giảm giá hơn, nhưng khi nhìn về vấn đề về bảo mật thì người dùng nên chọn ngân hàng số thay vì ví điện tử, bởi các giao dịch được thực hiện bằng ngân hàng số sẽ được bảo mật chặt chẽ, thông qua smart OTP và được Ngân hàng Nhà nước quản lí trực tiếp.

Ngoài ra, mức phí các dịch vụ chuyển tiền, rút tiền,… từ các ví điện tử thường cao hơn so với ngân hàng số và những chương trình ưu đãi này thường có đặc điểm chỉ áp dụng với những người lần đầu tiên kích hoạt và sử dụng ví điện tử.

Thực hiện bởi: 

Bùi Phương Thảo – 18050572

QH2018E – KTQT CLC 5.