Công nghệ Blockchain là một “siêu công nghệ” sở hữu những lợi ích tiềm năng đem lại trong việc quản lý và giám sát thông tin hoạt động rõ ràng, hỗ trợ tối ưu vận hành và vô vàn công dụng nổi bật được ứng dụng trong các lĩnh vực của cuộc sống như nông nghiệp, giáo dục, ngân hàng…
Chính vì vậy, công nghệ này mang lại cho khách hàng những trải nghiệm vượt bậc, quan trọng hơn là đề cao tính công khai minh bạch cho người tiêu dùng. Do phạm vi ứng dụng rộng, bao trùm lên các lĩnh vực đời sống kinh tế – xã hội, nên việc áp dụng Công nghệ Blockchain vào cuộc sống đã đem lại những lợi ích thật sự cho cộng đồng và xã hội.
Đối với ngành Logistic, Công nghệ Blockchain đóng vai trò thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, giúp định hình lại thị trường ngành Logistics trong thời đại 4.0. Blockchain hứa hẹn sẽ tạo ra sự minh bạch của tất cả các tài liệu và giao dịch cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về việc vận chuyển hàng hóa, cuối cùng làm tăng hiệu quả, sự nhanh nhẹn và đổi mới của chuỗi cung ứng.
Bài viết này sẽ đưa cho các bạn một cái nhìn tổng quát về Công nghệ Blockchain và những tác động của nó đến với ngành Logistic
Nội dung bài viết
1. Tìm hiểu về công nghệ Blockchain
Blockchain có thể được định nghĩa là một chuỗi các khối chứa thông tin. Kỹ thuật này nhằm mục đích đánh dấu thời gian các tài liệu kỹ thuật số để không thể sao lưu và sửa đổi chúng. Công nghệ này sở hữu tính năng đặc biệt trong việc truyền tải dữ liệu mà không cần đòi hỏi trung gian để xác nhận thông tin.
Hệ thống này tồn tại rất nhiều nút, có khả năng độc lập xác thực thông tin. Về cơ bản, Bockchain là một chuỗi các máy tính mà tất cả phải chấp thuận thao tác trước khi nó có thể được thực hiện, mỗi block ra đời hay được chỉnh sửa thông tin đều phải có sự xác nhận của các máy tính tham gia hệ thống.
Công nghệ Blockchain ở thời điểm hiện tại, đã cho thấy ở nó có các ưu điểm hơn hẳn những công nghệ khác đang được sử dụng. Tuy nhiên, Blockchains không thể chạy mà không có Internet. nó cũng được gọi là siêu công nghệ vì sự ảnh hưởng đến các công nghệ khác.
Xem thêm Blockchain hoạt động như thế nào
2. Vai trò của Công nghệ Blockchain trong ngành Logistics
Hiện tại, Logistics là ngành nghề hoạt động với nhiều bất cập. Chẳng hạn như: chi phí cao, khâu vận chuyển, quản lý gặp nhiều khó khăn cũng như việc khó để theo dõi được tình trạng hàng hóa, dễ xảy ra gian lận và trộm cắp. Để thúc đẩy việc tối ưu hóa hoạt động trong ngành Logistics với thông tin lưu trữ dữ liệu liên kết xuyên suốt trong tương lai, chính phủ nhiều nơi trên thế giới đã ban bành những chính sách hỗ trợ nhằm giúp đỡ doanh nghiệp và tư nhân hoạt động trong lĩnh vực Logistic nghiên cứu và dựa trên Công nghệ Blockchain.
Vì vậy, ứng dụng công nghệ Blockchain trong ngành Logistics sẽ giải quyết những bất cập này và mang lại những lợi ích to lớn. Điển hình như:
2.1. Tăng khả năng cạnh tranh với đối thủ
Thực tế cho thấy, ngành Logistic là một trong những ngành chịu ảnh hưởng lớn nhất bởi công nghệ. Công nghệ Blockchain trở thành công nghệ được các công ty lớn tăng khả năng cạnh tranh với nhiều dự án về công nghệ chuỗi khối.
Nguyên nhân của cuộc cạnh tranh này được cho là bởi Công nghệ Blockchain có thể giúp các doanh nghiệp giải quyết và xử lý những vấn đề lớn của ngành Logistic như: các quy trình, thủ tục, giao dịch, hồ sơ, công chứng dẫn đến việc thiếu minh bạch và chi phí hoạt đọng cao. Với công nghệ đánh dấu thời gian các tài liệu kỹ thuật số để không thể sao lưu và sửa đổi, blockchain được xem như là chìa khóa giải quyết vấn đề được nêu trên đối với ngành Logistic.
2.2. Cắt giảm chi phí
Theo thống kê của Hiệp hội Doanh nghiệp Dịch vụ Logistics Việt Nam, chi phí Logistic tại Việt Nam thuộc hàng đắt đỏ nhất thế giới chiếm khoảng 17% tổng sản phẩm quốc nội. Chi phí này cao hơn nhiều so với các nước có ngành Logistic phát triển như: Chi phí Logistic tại Singapore và Mỹ ở mức 8-9%, Trung Quốc là 15%. Nguyên nhân đến từ việc cơ sở hạ tầng còn thấp dẫn đến việc đội cao chi phí giao dịch qua trung gian, các hoạt động của các doanh nghiệp vận tải chưa được tối ưu hóa.
Mặt khác, theo nghiên cứu của IBM cho thấy rằng việc áp dụng Công nghệ Blockchain vào ngành Logistic có thể giúp ngành này tiết kiệm được 38 tỉ USD mỗi năm. Với việc giúp đỡ rút ngắn thời gian giao thương hàng hóa của blockchain, doanh nghiệp sẽ có những chiến lược cạnh tranh với các đối thủ và tăng trải nghiệm của khách hàng.
2.3. Minh bạch trong nguồn gốc sản phẩm
Như đã đề cập về tính minh bạch, rõ ràng cũng như không thể thay đổi. Công nghệ Blockchain sẽ giúp nhà cung cấp, nhà bán lẻ cũng như khách hàng dễ dàng xem được nguồn gốc của hàng hóa và các khâu trung gian trong quá trình vận chuyển. Từ đó tạo lợi thế cho các nhà cung cấp trong việc lấy lòng tin của khách hàng, nâng tầm thương hiệu. Trong khi đó, khách hàng cũng sẽ xác thực được sản phẩm và quyết định mua hàng từ nhà cung cấp.
2.4. Tự động hóa quản lý
Công nghệ Blockchain với khả năng tự động số hóa thư tín dụng để phát triển ra một hệ thống hợp đồng thông minh cho phép các bên tham gia thỏa thuận hợp đồng có thể theo dõi được tất cả thông tin về giai đoạn nào đã hoàn tất và giai đoạn tiếp theo được diễn ra.
Ngoài ra, Công nghệ Blockchain có thể tự động hóa các khẩu khác trong chuỗi Logistic như: Quản lý hoạt động vận tải, lập kế hoạch cho hành trình vận chuyển hàng hóa, lên lịch cho hoạt động nhận hàng và quản lý phương tiện nội bộ,… Điều này đã giúp cho các hoạt động trong Logistic được quản lý một cách dễ dàng, từ đó cũng giảm khối lượng công việc cho các doanh nghiệp Logistic
2.5. Theo dõi tài sản theo thời gian và quản lý tồn kho
Công nghệ Blockchain có thể được kết hợp với Internet of Things và các công nghệ dựa trên thiết bị di động để phát triển các hệ thống giám sát phân phối theo thời gian thực. Điều này đã làm việc theo dõi kho không còn phải được thực hiện thủ công mà thay vào đó, nó có thể được thực hiện thông qua các cảm biến kỹ thuật số theo dõi hàng hóa trong toàn bộ chuỗi cung ứng từ đầu đến cuối.
Bằng cách sử dụng Công nghệ Blockchain và IOT, các công ty hậu cần có thể rút ngắn thời gian giao hàng, mang lại sự minh bạch cho quá trình hậu cần và theo dõi chặt chẽ hơn hàng hóa được cung cấp. Các doanh nghiệp có thể duy trì hàng tồn kho chính xác và cập nhật bằng cách sử dụng các cảm biến nhỏ được gắn vào sản phẩm hoặc hàng hóa. Qua đó, có thể cung cấp rất nhiều dữ liệu hữu ích về hàng hóa, vị trí trong quá khứ, thời gian hàng hóa được lưu trữ tại cơ sở và hơn thế nữa.
2.6. An ninh
Với việc tập trung hàng hóa tại kho bãi, có nghĩa là hacker có thể chiếm toàn quyền kiểm soát hàng hóa và thay đổi hoặc xóa bất kỳ thông tin nào được lưu trữ trong hệ thống đó.
Với Công nghệ Blockchain, không có một trung trên toàn bộ hệ thống. So với các giải pháp cạnh tranh khác, Công nghệ Blockchain làm tăng mức độ bảo mật vì bên thứ ba không thể sửa đổi thông tin được lưu trữ trong chuỗi. Hơn nữa, các mạng blockchain có thể sử dụng các kỹ thuật bảo mật mật mã để khiến hacker gần như không thể thay đổi chuỗi dữ liệu.
3. Kết luận
Ngành logistics rất lớn và phức tạp và có rất nhiều khó khăn trong việc kiểm soát phân phối hàng hóa ở các cấp độ khác nhau vì chuỗi cung ứng có thể chạy qua nhiều giai đoạn và vị trí. Tệ hơn nữa, lĩnh vực này liên quan đến rất nhiều giấy tờ và hóa đơn và nếu trong chúng bị mất hoặc thay đổi, việc giao sản phẩm có thể bị trì hoãn.
Thế nên, các công ty Logistics đang tìm kiếm các công nghệ mới có thể giúp họ quản lí các quy trình hiện có để cắt giảm chi phí và cải thiện tính minh bạch của chuỗi cung ứng. Công nghệ blockchain có khả năng để cách mạng hóa hoàn toàn những hoạt động hậu cần.
Khi kết hợp Công nghệ Blockchain với các công nghệ mới nổi như IOT, dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo, Công nghệ blockchain có thể hợp lý hóa các quy trình hậu cần và làm cho chuỗi cung ứng hiệu quả hơn. Không chỉ các doanh nghiệp lớn mà nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp trẻ đang triển khai Công nghệ Blockchain để đạt được lợi thế cạnh tranh.
Xem thêm:
- Top 8 tiêu chí khi lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ Logistics
- Ứng dụng công nghệ blockchain trong hệ thống logistics đô thị: Trường hợp của Thành phố Hà Nội
Người thực hiện: Phạm Mạnh Huy
Mã sinh viên: 19051102
Lớp: INE3104_3