TOP 4 CHỨNG CHỈ KẾ TOÁN QUỐC TẾ HÀNG ĐẦU – DÂN KẾ TOÁN KHÔNG NÊN BỎ QUA

Top 4 chứng chỉ kế toán quốc tế - dân kế toán không nên bỏ qua

 

Có được một chứng chỉ kế toán quốc tế không chỉ giúp cho một nhân viên kế kiểm nâng câo được trình đồ của bản thân, mà còn làm tăng sự tín nhệm từ các cấp lãnh đạo, giúp sự nghiệp thăng tiến hơn và từ đó nhiều cơ hội mở ra hơn.

Mỗi chứng chỉ có thể khác nhau ở một số điểm. Chính vì vậy, hãy cùng  Clibme tìm hiểu về top 4 chứng chỉ quốc tế hàng đầu mà dân kế toán không nên bỏ qua.

Trong bài viết này, mỗi chứng chỉ sẽ được phân tích giựa trên các tiêu chí sau để có thể thấy được sự khác biệt: thông tin chung, cơ hội nghề nghiệp, điều kiện thi cấp chứng chỉ, chương trì

1. Chứng chỉ CPA (Certified Public Accountant)

chứng chỉ cpa (certified public accountant)
Chứng chỉ CPA

Thông tin chung

Chứng chỉ CPA được coi là chứng ch phổ biến nhất, cũng như quan trọng nhất đối với một kiểm toán viên. Rất nhiều nhà tuyển dụng yêu cầu chứng chỉ CPA ở một nhân viên kiểm toán. Chỉ những kiểm toán viên sở hữu chứng chỉ CPA mới có quyền và khả năng soạn thảo các báo cáo kiểm toán và tư vấn cho các hoạt động tài chính và thuế của các doanh nghiệp.

Tại Việt Nam, các nhân viên kiểm toán thường theo đuổi 1 trong 2 chứng chỉ: Chứng chỉ CPA Việt Nam hoặc chứng chỉ CPA Úc.

CPA Việt Nam, được bộ Tài chính tổ chức thi lần đầu vào tháng 10 năm 1994, là chứng chỉ bắt buộc để một kế toán/kiểm toán viện trở thành hội viên của Hiệp hội Kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA).

Theo Điều 14 Luật kiểm toán độc lập 2011, chỉ khi sở hữu chứng chỉ CPA, nhân viên kiểm toán mới có thể trở thành kiểm toán viên chính thức và có thể điều hành kiểm toán và ký báo cáo kiểm toán. Nếu không có chứng chỉ này, nhân viên chỉ được gọi là trợ lý kiểm toán.

CPA Úc được ra đời vào năm 1886, là chứng chỉ kế toán quốc tế lâu đời nhất và được săn đón nhiều nhất trong ngành Kế toán kiểm toán. Không như CPA Việt Nam, CPA Úc được cấp bởi Hội Kế toán Công chứng Úc (CPA Australia).

Cơ hội nghề nghiệp

Sở hữu chứng chỉ CPA giúp bạn có nhiều lựa chọn nghề nghiệp hơn. Bạn có thể làm việc cho các công ty cung cấp dịch vụ tư vấn kiểm toán, hoặc cho những vị trí kế toán trong các công ty hoặc dịch vụ kiểm toán nhà nước. Các vị trí bạn có thể làm bao gồm:

  • Kiểm toán viên;
  • Kiểm toán nội bộ
  • Chuyên viên kiểm toán công nghệ thông tin;
  • Kế toán trưởng;
  • Chuyên viên kiểm soát tài chính;
  • Tư vấn kế toán & thuế;
  • Chuyên viên phòng tài chính kế hoạch;
  • Chuyên viên chính sách kế toán thuế…

Tuy vậy, phạm vi áp dụng của CPA Việt Nam và CPA Úc là khác nhau. CPA Úc được áp dụng trên toàn thế giới, còn CPA Việt Nam chỉ áp dụng cho nghiệp vụ kế toán tại Việt Nam.

Điều kiện dư thi cấp chứng chỉ

Đối với chứng chỉ CPA Úc, để có thể lấy được chứng chỉ, bạn phải trải qua một khoá học về Kế toán Kiểm toán do chính CPA Australia giảng dạy; sau đó vượt qua kỳ thi CPA. Tuy nhiên, để có thể bắt đầu khoá học, bạn phải đăng ký và được chấp nhận để trở thành thành viên chính thức của CPA Autralia

Toàn bộ quy trình đăng ký thành viên của CPA Australia được đề cập tại đây

Đối với CPA Việt Nam, người dự thi phải đạt các điều kiện sau:

  • Đảm bảo về đạo đức, phẩm chất nghề nghiệp, có tính trung thực thật thà, chấp hành tốt các quy định của pháp luật.
  • Có bằng tốt nghiệp từ cấp bậc Đại học trở lên chuyên ngành: tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán; hoặc bằng Đại học các chuyên ngành khác với điều kiện tổng số học trình các môn: tài chính, kế toán, thuế, kiểm toán, phân tích hoạt động kinh doanh… từ 7% trở lên so với số học trình khóa học. Ngoài ra, người tốt nghiệp chuyên ngành khác và có chứng chỉ hoàn thành khóa học do các tổ chức quốc tế kế toán, kiểm toán tổ chức.
  • Có đủ kinh nghiệm trong ngành kế toán, kiểm toán, tài chính (ít nhất 5 năm ở vị trí kế toán, tài chính hoặc 4 năm ở vị trí kiểm toán).
  • Đảm bảo đầy đủ các giấy tờ, đúng mẫu hồ sơ dự thi, nộp lệ phí thi đủ theo quy định.

Nơi đào tạo 

Đối với chứng chỉ CPA Việt Nam, bạn có thể tham khảo chương trình ôn thi kiểm toán viên online của Hiệp hội Kiểm toán Hành nghề Việt Nam (VACPA). Tuy nhiên, đây là chương trình khá mới và chỉ mới được tổ chức đầu tiên vào năm 2020 tại Hà Nội.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo chương trình ôn thi CPA của TACA (Training And Coaching Accounting). Khoá học bán online, được thiết kế gồm 4 giai đoạn, bao gồm cả lý thuyết và thực hành.

Bộ Tài Chính là cơ quan duy nhất tổ chức thi cấp chứng chỉ CPA Việt Nam.

Đối với chứng chỉ CPA Úc, cơ sở uy tín nhất tổ chức cả đào tạo và thi lấy chứng chỉ chính là CPA Australia. Hiện nay, CPA Austarlia đã cung cấp khoá học online, phù hợp với học viên đến từ nhiều quốc gia khác nhau. Học viên hoàn toàn có thể kiểm soát thời gian học của mình, học ở mọi lúc mọi nơi, 

Ngoài ra, có rât nhiều khoá học ôn thi CPA uy tín của Mỹ được mở ra, giúp bạn có nhiều lựa chọn hơn. Trong đó phải kể đến các khoá học: 

Tuy nhiên, các khoá học này chủ yếu chuẩn bị cho kỳ thi lấy chứng chỉ CPA của Mỹ. Chính vì vậy việc dự thi sẽ trở nên khó khăn hơn khi trung tâm tổ chức thi của Mỹ (NASBA) chưa có mặt tại Việt Nam, đồng nghĩa với việc, nếu muốn có chứng chỉ CPA của Mỹ, bạn phải bay đến các trung tâm tại các quốc gia khác hoặc Mỹ để thi. Dù vậy, nếu mục đích của bạn chỉ là để lấy thêm kiến thức để có thể chuẩn bị cho kỳ thi CPA của Việt Nam, những khoá học trên cũng là những lựa chọn đáng xem xét.

Chương trình đào tạo

Đối với chứng chỉ CPA Úc, chương trình đào tạo bao gồm 2 cấp độ và 12 môn học (2 môn tự chọn)

  • Cấp độ cơ bản (Foundation): gồm 6 môn
    • Môn 1: Economics & Markets 
    • Môn 2: Foundation of Accounting 
    • Môn 3: Fundamentals of Business Law 
    • Môn 4: Business Finance 
    • Môn 5: Financial Accounting & Reporting 
    • Môn 6: Management Accounting
  • Cấp độ chuyên nghiệp (Professional): gồm 6 môn
    • Môn bắt buộc (Compulsory subject)
      • Môn 7: Ethics & Governance 
      • Môn 8: Strategic Management Accounting 
      • Môn 9: Financial Reporting 
      • Môn 10: Global Strategic Leadership
  • Môn 11 + Môn 12 – tự chọn (Elective subject) chọn 2 trong số các môn dưới đây: Advanced Taxation/ Financial Risk Management/ Advanced Audit & Assurance / Contemporary Business Issues/ Financial Planning/ Fundamentals/ Superannuation & Retirement Planning/ Investment Strategies/ Risk Advice & Insurance

Đối với chứng chỉ CPA Việt Nam, chương trình học gồm 7 môn học trọng tâm: 

  • Môn 1: Tài chính và quản lý tài chính nâng cao 
  • Môn 2: Thuế và quản lý thuế nâng cao 
  • Môn 3: Pháp luật về kinh tế và luật doanh nghiệp 
  • Môn 4: Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao 
  • Môn 5: Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao 
  • Môn 6: Phân tích hoạt động tài chính nâng cao
  • Môn 7: Ngoại ngữ (chọn 1 trong 5 ngoại ngữ thông dụng: Tiếng Anh, Trung, Pháp, Nga, Đức)

Nếu bạn sở hữu chứng chỉ hành nghề kế toán, bạn chỉ cần học và thi 3 môn sau: 

  • Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao
  • Phân tích hoạt động tài chính nâng cao
  • Ngoại ngữ trình độ C của 01 trong 05 ngoại ngữ thông dụng: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung quốc

Lệ phí thi

Với chứng chỉ CPA Việt Nam, theo Quyết định 286/QĐ-BTC, lệ phí cho mỗi môn thi là 200 nghìn đồng.

Với chứng chỉ CPA Úc, sau khi bạn trả phí cho khoá học, bạn sẽ không cần trả phí để dự thi. Tuy nhiên nếu muốn hoãn thi, bạn sẽ phải trả thêm một khoản phí. Ngoài ra, trước khi tham gia khoá học, bạn sẽ phải trả một khoản phí để dự thi kì thi nền tảng. Hơn nữa, để có thể duy trì được danh hiệu thành viên của CPA Australia bạn cũng phải đóng một khoản phí, tuỳ theo thời gian duy trì (1 năm hoặc nửa năm).

2. Chứng chỉ CFA (Chartered Financial Analyst)

chứng chỉ cfa (Chartered Financial Analyst)
Chứng chỉ CFA

Thông tin chung

Chứng chỉ CFA (Chartered Financial Analyst) được cấp bởi Viện CFA Hoa Kỳ, thành lập năm 1947 và có hơn 167.000 thành viên tại 165 quốc gia trên thế giới. CFA là chứng chỉ nghề nghiệp và được coi là tiêu chuẩn vàng để đánh giá năng lực, tính chuyên nghiệp và đạo đức nghề nghiệp của nhà đầu tư.

Các khóa học CFA được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới nhờ tính thực tiễn cao, đặt nền móng cho kiến ​​thức và nguyên tắc hoạt động của thị trường đầu tư toàn cầu. Chứng chỉ này phù hợp với nhân sự ngành kế toán, kinh tế, quản lý ngân sách, chứng khoán và các ngành khác liên quan đến tài chính.

3 lợi ích chính khi nhận được chứng chỉ CFA bao gồm

  • CFA là minh chứng cho vốn kiến thức rộng và kỹ năng chuyên sâu
  • Chứng chỉ CFA giúp sự nghiệp rộng mở hơn. Người sở hữu được chứng chỉ CFA sẽ có khả năng ra các quyết định quan trọng trong hoạt động đầu tư. Ngoài ra, người sở hữu CFA còn có cơ hội làm việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm: quản lý tài sản, ngân hàng đầu tư, ngân hàng thương mại, hay dịch vụ tư vấn tài chính,
  • CFA là một chứng chỉ uy tín được công nhận trên toàn thế giới. Người sở hữu CFA có đủ kiến thức và kỹ năng để có thể tiếp tục phát triển trước những biến đổi phức tạp của ngành đầu tư.

Cơ hội nghề nghiệp

Khóa học CFA tập trung vào việc khám phá chi tiết các mô hình tài chính, quản lý danh mục đầu tư và các lĩnh vực đầu tư tương tự. Các công ty hàng đầu trong lĩnh vực đầu tư, quản lý quỹ đầu tư, đánh giá quỹ đầu cơ đều đánh giá cao kiến ​​thức nền tảng này. Do đó, so với các ứng viên ở các lĩnh vực khác, người có chứng chỉ có nhiều cơ hội hơn để nắm giữ các vị trí quan trọng trong công ty.

Người có CFA thường đạt được tiến bộ trong các lĩnh vực sau:

  • Quản lý danh mục đầu tư 
  • Nghiên cứu 
  • Tư vấn 
  • Phân tích rủi ro và quản lý rủi ro 
  • Chiến lược đầu tư 
  • Chuyên viên phân tích tài chính 

Nhiều chức năng của công ty phù hợp với người có chứng chỉ CFA bao gồm quản lý mối quan hệ và quản lý tài sản, khoa học dữ liệu, phân tích tín dụng, giám đốc đầu tư, giao dịch, kế toán và kiểm toán, ngân hàng đầu tư, lập kế hoạch tài chính và bán hàng và giao dịch.

Nơi đào tạo

Tại Việt Nam, bạn có thể tham khảo khoá học của SAPP. Đây là trung tâm uy tín với hệ thống quản lý chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế  ISO 9001:2015 và đội ngũ giáo viên 100% sở hữu chứng chỉ CFA level 3.

Đối với các khoá học online, bạn có thể tham khảo các khoá học CFA tại Udemy. Các khoá học đa dạng và được mua theo từng môn học, nên sẽ bạn sẽ linh hoạt hơn trong việc lựa chọn môn học phù hợp.

Khoá học CFA online tại AmiCoach cũng là một sự lựa chọn đáng tin cậy, khi AmiCoach là  công ty duy nhất tại Việt Nam được công nhận bởi cả Học viện CFA và Hiệp hội GARP. Với 13 năm kinh nghiệm giảng dạy và đào tạo các chứng chri tài chính quốc tế, chương trình học tại AmiCoach có tính toàn diện cao, có cả 3 chương trình luyện chứng chỉ level 1, 2 và 3.

Ở mỗi khoá học, học viên còn được lựa chọn giữa 2 khoá: Full-course và Mini Ami. Full – course là khoá học đầy đủ và học viên được hỗ trợ trong suốt quá trình học; còn Mini Ami là khoá học có giá rẻ hơn, nên hạn chế hơn về khối lượng bài giảng được tiếp cận, phù hợp cho những bạn không có điều kiện tài chính hoặc những bạn muốn tìm hiểu về CFA.

Điều kiên dự thi

Viện CFA là cơ quan duy nhất có đủ thẩm quyền để tổ chức thi cấp chứng chỉ CFA.

Để có được chứng chỉ, ứng viên phải đáp ứng 4 tiêu chí sau:

  • Vượt qua kỳ thi CFA của cả 3 level
  • Hoàn thành các yêu cầu kinh nghiệm làm việc trước, trong hoặc sau khi tham gia Chương trình CFA. Bạn phải trực tiếp tham gia vào quá trình ra quyết định đầu tư hoặc sản xuất một sản phẩm công việc cung cấp thông tin hoặc gia tăng giá trị cho quá trình đó.
  • 2-3 thư giới thiệu từ cấp trên để chứng minh cho kinh nghiệm của bạn
  • Đăng ký để trở thành thành viên thường xuyên của Viện CFA. Sau khi đơn đăng ký của bạn được chấp thuận và bạn đã tham gia Viện CFA, bạn sẽ đạt được chứng chỉ CFA.

Viện CFA không yêu cầu ứng viên phải thi đầu vào. Tuy nhiên, để đủ điều kiện tham gia kỳ thi CFA, ứng viên phải đáp ứng một trong các điều kiện sau: 

  • Bằng đại học hoặc bằng cấp chuyên môn trong bất kỳ chủ đề nào, chẳng hạn như ACCA, CPA, CIMA, AIA, ICSA hoặc tương đương
  • Sinh viên đại học năm cuối (không quá 1 năm kể từ khi đăng ký dự thi CFA đến ngày được cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp)
  • Có ít nhất 4 năm học tập và làm việc (không nhất thiết phải làm trong lĩnh vực đầu tư).

Chương trình học

Chương trình CFA bao gồm 3 cấp độ. Trong đó, Cấp độ I cung cấp cho bạn kiến ​​thức và khái niệm cơ bản trong lĩnh vực tài chính; Cấp độ II tập trung vào phân tích tài chính, và kiến ​​thức sẽ ở mức độ sâu hơn và khó hơn; Cấp độ III tập trung vào kiến ​​thức và kỹ năng áp dụng để lập kế hoạch và danh mục đầu tư hiệu quả ban quản lý.

Cụ thể các môn học và tỷ lệ nội dung các môn trong từng level được thể hiện ở bảng sau

Topic area

Level 1

Level 2

Level 3

Ethical and Profesional Standards

15-20

10-15

10-15

Quantitative method

8-12

5-10

0

Economics

8-12

5-10

5-10

Financial Reporting and Analysis

13-17

10-15

0

Corporate Finance

8-12

5-10

0

Equity Investment

10-12

10-15

10-15

Fixed Income

10-12

10-15

15-20

Derivatives

5-8

5-10

5-10

Alternative Investment

5-8

5-10

5-10

Portfolio Management and Wealth Planning

5-8 10-15

35-40

Source: AmiCoach

Lệ phí thi

Có 2 loại phí gồm phí ghi danh và lệ phí thi. Phí ghi danh $450 chỉ cần đóng 1 lần duy nhất khi đăng ký lần thi đầu tiên. Lệ phí thi và các mốc đóng phí thi cho từng cấp độ và sẽ thay đổi theo từng thời điểm khác nhau.

Thông tin mới nhất về lệ phí thi được cập nhật tại trang web chính thức của Viện CFA

3. Chứng chỉ CMA (Certified Management Accountant)

chứng chỉ cma (certified management accountant)
Chứng chỉ CMA

Thông tin chung

Chứng chỉ Kế toán Quản lý CMA (Certified Management Accountant) là chứng chỉ nghề nghiệp được cấp bởi Hiệp hội Kế toán Quản trị Hoa Kỳ IMA (Institute of Management Accountants) để chứng minh cho kiến ​​thức chuyên môn trong lĩnh vực kế toán quản trị và tài chính doanh nghiệp. 

Có sự khác biệt giữa chứng chỉ CPA và CFA.

CPA là giấy phép hành nghề chuyên về lĩnh vực kế toán công, trong khi chứng chỉ CMA thể hiện kiến ​​thức chuyên môn trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp.

Những vị trí phù hợp nhất với người có CPA bao gồm: kiểm toán nhà nước, kiểm toán nội bộ, kế toán thuế hay dịch vụ kiểm toán, tư vấn. Trong khi đó, người sở hữu CMA phù hợp với các vị trí bên trong một doanh nghiệp như CFO, kế toán giá thành, quản trị rủi ro giá cả và tài chính, kế toán quản trị…

Các nhà tuyển dụng thường tìm kiếm các ứng viên có kỹ năng lãnh đạo và ra quyết định chiến lược khi tuyển dụng cho các vị trí cấp cao. CMA ngày càng có giá trị đối với các nhà tuyển dụng đang đối mặt với sự thiếu hụt ngày càng nhiều các chuyên gia tài chính doanh nghiệp, những người có thể thu thập thông tin chi tiết hữu ích từ các tập dữ liệu lớn và sử dụng thông tin đó để cải thiện dự báo và thông báo các chiến lược kinh doanh trong tương lai.

Chứng chỉ CMA thể hiện tính linh hoạt do tập trung vào cả kế toán và tài chính. Do đó, các chuyên gia được chứng nhận đủ điều kiện cho nhiều vai trò khác nhau, khiến họ trở nên hấp dẫn đối với các nhà tuyển dụng tiềm năng.

Cơ hội nghề nghiệp

Top những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn nhất cho người sở hữu CFA có thể kể đến như:

  • Kiểm soát viên tài chính
  • Nhân viên phân tích tài chính
  • Kế toán giá thành
  • Nhà quản lý rủi ro
  • CFO (Giám đốc tài chính)

Nơi đào tạo

Ở Việt Nam, FTMS là cơ sở đài tào chứng chỉ kế toán quốc tế uy tín nhất, trong đó có chứng chỉ CMA. FTMS được ACCA Anh Quốc chứng nhận là tổ chức đào tạo ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT đến nay đạt chuẩn chất lượng Bạch Kim (Platinum). Đây là chuẩn chất lượng cao nhất và danh tiếng nhất của ACCA Anh Quốc dành cho các tổ chức đào tạo chương trình ACCA.

Khoá học của FTMS có học phí cạnh tranh với đội ngũ giáo viên dày dặn kinh nghiệm, sở hữu các chứng chỉ quốc tế như CMA, ACCA. Ngoài ra, học viên còn có cơ hội học trực tuyến với giáo viên CMA tại Hoa Kỳ. Bạn có thể tham khảo khoá đào tạo chứng chỉ CMA của FTMS tại đây

Với khoá học online, PACE School of Finance & Accounting – đối tác độc quyền của IMA tại Việt Nam, là đơn vị uy tín nhất, sử dụng chương trình Pro CMA™ Review Course – được IMA chứng nhận là hệ thống đào tạo chứng chỉ CMA tốt nhất hiện nay. Học viên được trả nghiệm khoá học online 12 tháng gồm 66 tiết học với giáo viên đạt tiêu chuẩn của IMA, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán quản trị và đào tạo CMA. Bạn có thể tham khảo thông tin của khoá học tại đây.

Điều kiện dự thi

Theo IMA, để có được chứng chỉ CMA, các ứng cử viên phải 

  • Có bằng cử nhân của một trường đại học uy tín 
  • Có hai năm làm việc toàn thời gian trong vai trò kế toán quản lý để đủ điều kiện nhận chứng chỉ CMA. 
  • Vượt qua kỳ thi CMA gồm hai phần, tương ứng với 2 phần lớn trong chương trình đào tạo CMA.

Chương trình học

Chương trình đào tạo CMA gồm 2 phần và 12 kỹ năng, tỷ trọng các kỹ năng ở mỗi phần như sau:

  • Part 1: Financial Planning, Performance, and Analytics
    • 15% External Financial Reporting Decisions
    • 20% Planning, Budgeting, and Forecasting
    • 20% Performance Management
    • 15% Cost Management
    • 15% Internal Controls
    • 15% Technology and Analytics
  • Part 2: Strategic Financial Management
    • 20% Financial Statement Analysis
    • 20% Corporate Finance
    • 25% Decision Analysis
    • 10% Risk Management
    • 10% Investment Decisions
    • 15% Professional Ethics

Lệ phí thi (Đến năm 2022)

  • Đối với sinh viên:
    • Phí đăng ký đầu vào: $210;
    • Phí thi: $345 mỗi phần.
  • Đối với người đi làm chuyên nghiệp:
    • Phí đăng ký đầu vào: $280;
    • Phí thi: $460 mỗi phần.

4. Chứng chỉ CIA (Certified Internal Auditor)

chứng chỉ cia (certified internal auditor)
Chứng chỉ CIA

Thông tin chung

Chứng chỉ CIA – được chứng nhận bởi Hiệp Hội Kiểm Toán Nội Bộ IIA – là tiêu chuẩn toàn cầu cho các kiểm toán viên nội bộ chuyên nghiệp. Khi học CIA, bạn sẽ tìm hiểu về lý thuyết kiểm toán nội bộ và các khuôn khổ cốt lõi, bao gồm các Tiêu chuẩn Quốc tế, cũng như cách lập kế hoạch và thực hiện một hoạt động kiểm toán nội bộ. Bạn cũng sẽ được giới thiệu các khái niệm về kiểm soát nội bộ, rủi ro, quản trị và công nghệ.

Cơ hội nghề nghiệp

Với chứng chỉ CIA, các kiểm toán viên nội bộ có thể dễ dàng được thăng tiến trong sự nghiệp của mình. Ngoài ra, với chứng chỉ này, một kiểm toán nội bộ mới có thể đảm nhiệm các vai trò như:

  • Kiểm toán viên tuân thủ (Compliance Auditor)
  • Kiểm toán hệ thống thông tin
  • Trưởng kế toán nội bộ
  • Chuyên gia kiểm toán
  • Chuyên gia phân tích tài chính
  • Kiểm toán viên kiểm soát nội bộ
  • Chuyên gia đánh giá rủi ro

Các kiểm toán viên nội bộ có kinh nghiệm với chứng chỉ CIA sẽ được thăng chức lên các vị trí giám sát kiểm toán nội bộ cao hơn như:

  • Giám đốc kiểm toán nội bộ
  • Kiểm toán viên nội bộ cấp cao
  • Chủ nhiệm kiểm toán
  • Nhà quản trị rủi ro
  • Giám đốc tài chính
  • Giám đốc kiểm toán
  • Ban điều hành
  • Giám đốc kiểm toán nội bộ

Nơi đào tạo

Tại Việt Nam, bạn có thể tham khảo khoá đào tạo chứng chỉ CIA của viện FMIT – Đối tác của IIA tại Việt Nam. Khoá học được thiết kế theo khung chương trình và ngân hàng luyện thi chuẩn của IIA. Ngoài việc học trên lớp, sau khi đăng ký khoá học, học viên được tặng một tải khoản luyện thi online. Toàn bộ thông tin của khoá học, các bạn có thể tham khảo tại website chính thức của việc FMIT.

Điều kiện dự thi

Theo việcn FMIT, Để đăng ký thi CIA®, thí sinh phải đáp ứng 1 trong những tiêu chí sau:

  • Có 1 năm kinh nghiệm đối với người tốt nghiệp Thạc sĩ;
  • Có 2 năm kinh nghiệm đối với người tốt nghiệp đại học;
  • Tốt nghiệp Cao đẳng và có 5 năm kinh nghiệm được xác nhận trong lĩnh vực kiểm toán nội bộ hoặc tương đương;
  • Có 7 năm kinh nghiệm được xác nhận trong lĩnh vực kiểm toán nội bộ hoặc tương đương

Chương trình học

Gồm 2 phần lớn

  • Quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ: Trang bị cho học viên kiến thức căn bản về quản trị rủi ro và kiểm soát nội bộ. Đây là kiến thức nền tảng và quan trọng nhất của kiểm toán viên. Nội dung công việc trọng tâm của kiểm toán nội bộ chính là GRC (Governance, Risk, và Control).
  • Kiểm toán nội bộ nền tảng: Các kiến thức thực hành thực tế về kiểm toán nội bộ bao gồm các kiến thức căn bản về kiểm toán nội bộ, thu thập dữ liệu, lập kế hoạch kiểm toán, triển khai kế hoạch, báo cáo kiểm toán, rủi ro gian lận, tổ chức và xây dựng quy trình hoạt động cho phòng kiểm toán nội bộ, các kiến thức về doanh nghiệp. 

Lệ phí thi

Có 2 mức giá khác nhau dành cho ứng viên đã là thành viên của IIA và ứng viên không phải là thành viên IIA.

Đối với thành viên, các khoản phí bao gồm:

  • Phí đăng ký: 115 USD
  • Phí thi CIA – Phần 1: 280 USD
  • Phí thi CIA – Phần 2: 230 USD
  • Phí thi CIA – Phần 3: 230 USD

Đối với các ứng viên khác, các khoản phí bao gồm:

  • Phí đăng ký: 230 USD
  • Phí thi CIA – Phần 1: 395 USD
  • Phí thi CIA – Phần 2: 345 USD
  • Phí thi CIA – Phần 3: 345 USD

TỔNG KẾT

Sau một vài phân tích ở trên, Clibme xin được phép được tổng hợp lại top 4 chứng chỉ ở bảng sau

Tiêu chí CPA CFA CMA CIA
Lĩnh vực Kiểm toán công Tài chính

Quảng lý danh mục đầu tư

Kế toán quản trị Kế toán nội bộ
Cơ hội nghề nghiệp
  • Kiểm toán viên;
  • Kiểm toán nội bộ
  • Chuyên viên kiểm toán công nghệ thông tin;
  • Kế toán trưởng;
  • Chuyên viên kiểm soát tài chính;
  • Tư vấn kế toán & thuế;
  • Chuyên viên phòng tài chính kế hoạch;
  • Chuyên viên chính sách kế toán thuế…
  • Quản lý danh mục đầu tư 
  • Nghiên cứu 
  • Tư vấn 
  • Phân tích rủi ro và quản lý rủi ro 
  • Chiến lược đầu tư 
  • Chuyên viên phân tích tài chính 
  • Kiểm soát viên tài chính
  • Nhân viên phân tích tài chính
  • Kế toán giá thành
  • Nhà quản lý rủi ro
  • CFO (Giám đốc tài chính)
  • Giám đốc kiểm toán nội bộ
  • Kiểm toán viên nội bộ cấp cao
  • Chủ nhiệm kiểm toán
  • Nhà quản trị rủi ro
  • Giám đốc tài chính
  • Giám đốc kiểm toán
  • Ban điều hành
  • Giám đốc kiểm toán nội bộ
Nơi đào tạo Hiệp hội Kiểm toán Hành nghề Việt Nam

TACA

CPA Austarlia

SAPP

AmiCoach

FTMS

PACE School of Finance & Accounting

viện FMIT
Điều kiện dự thi Khác nhau giữa CPA Úc và Việt Nam.
  • Bằng đại học hoặc bằng cấp chuyên môn trong bất kỳ chủ đề nào, chẳng hạn như ACCA, CPA, CIMA, AIA, ICSA hoặc tương đương
  • Sinh viên đại học năm cuối (không quá 1 năm kể từ khi đăng ký dự thi CFA đến ngày được cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp)
  • Có ít nhất 4 năm học tập và làm việc (không nhất thiết phải làm trong lĩnh vực đầu tư).
  • Có bằng cử nhân của một trường đại học uy tín 
  • Có hai năm làm việc toàn thời gian trong vai trò kế toán quản lý để đủ điều kiện nhận chứng chỉ CMA. 
  • Vượt qua kỳ thi CMA gồm hai phần, tương ứng với 2 phần lớn trong chương trình đào tạo CMA.
  • Có 1 năm kinh nghiệm đối với người tốt nghiệp Thạc sĩ;
  • Có 2 năm kinh nghiệm đối với người tốt nghiệp đại học;
  • Tốt nghiệp Cao đẳng và có 5 năm kinh nghiệm được xác nhận trong lĩnh vực kiểm toán nội bộ hoặc tương đương;
  • Có 7 năm kinh nghiệm được xác nhận trong lĩnh vực kiểm toán nội bộ hoặc tương đương.
Chương trình học Khác nhau ở CPA Việt Nam và Úc. Nhìn chung CPA Úc có nhiều môn hơn. 10 môn phân làm 3 cấp độ 2 phần chính, 12 kỹ năng 2 phần chính
Lệ phí thi CPA Việt Nam: 200k đồng/ môn

CPA Úc: 1340 USD / 1 khoá học (chưa kể các khoản phí khác)

Phí đăng ký lần đầu: 450 USD

Phí dự thi năm 2022: 1000 USD

→ Tổng phí phải đóng khi đăng ký thi lần đầu: 1450 USD

Đối với sinh viên:

  • Phí đăng ký đầu vào: $210;
  • Phí thi: $345 mỗi phần.

Đối với người đi làm chuyên nghiệp:

  • Phí đăng ký đầu vào: $280;
  • Phí thi: $460 mỗi phần.
Đối với thành viên, các khoản phí bao gồm:

  • Phí đăng ký: 115 USD
  • Phí thi CIA – Phần 1: 280 USD
  • Phí thi CIA – Phần 2: 230 USD
  • Phí thi CIA – Phần 3: 230 USD

Đối với các ứng viên khác, các khoản phí bao gồm:

  • Phí đăng ký: 230 USD
  • Phí thi CIA – Phần 1: 395 USD
  • Phí thi CIA – Phần 2: 345 USD
  • Phí thi CIA – Phần 3: 345 USD

 

Tóm lại, chứng chỉ kế toán quốc tế luôn là được xem là những tiêu chuẩn vàng trong ngành kế kiểm không chỉ bởi vì danh tiếng mà còn bởi lẽ một ứng viên phải trải qua rất nhiều khoá học khó khăn cũng như nhiều kỳ thi khắc nghiệt để có thể sở hữu được những chứng chỉ danh giá này. Người sở hữu được những chứng chỉ này hiển nhiên sẽ nhận được sự tín nhiệm cao hơn và dễ dàng thăng tiến trong sự nghiệp.

Tuy nhiên, để có được một chứng chỉ quốc tế đòi hỏi sự đầu tư thất sự nghiêm túc cả về tài chính, thời gian lẫn năng lực của bản thân, đòi hỏi mỗi ứng viên phải cân nhắc kỹ càng và nghiêm túc trước khi đi đến quyết định thi để lấy một chứng chỉ nào đó.

 

Người thực hiện: Phan Kế Huy

Mã sinh viên: 19051103

Lớp: INE3104-4