Quản trị đa văn hóa – 6 bí kíp làm việc trong môi trường đa văn hóa bạn phải biết

Toàn cầu hóa khiến cho hội nhập trở thành vấn đề tất yếu. Sự kết nối giữa các quốc gia trở nên phổ biến và thường xuyên hơn trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức lớn đối với thế hệ trẻ.

Để có thể trở thành những công dân toàn cầu; tìm kiếm những cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn với môi trường năng động, hiện đại, đãi ngộ cao; làm việc được trong môi trường đa văn hóa; có thể tiếp cận những cơ hội học tập nâng cao trình độ tại các quốc gia trên thế giới, việc tìm hiểu về những rào cản văn hóa, trang bị những kỹ năng thích nghi và hòa nhập khi học tập, làm việc trong môi trường đa văn hóa là rất cần thiết

Bài viết sau đây sẽ đem đến cho bạn những bí kíp để làm việc trong môi trường đa văn hóa một cách hiệu quả mà bạn cần phải biết để phục vụ cho công việc.

  1. Quản trị đa văn hóa là gì?

Quản trị đa văn hóa (tiếng Anh: Multicultural management) là việc nghiên cứu con người trong các tổ chức trên toàn thế giới, mô tả hành vi tổ chức thông qua các quốc gia và các nền văn hóa.

Quản trị đa văn hóa

Quản trị đa văn hóa được Adler định nghĩa như sau:

“Nghiên cứu con người trong các tổ chức trên toàn thế giới, mô tả hành vi tổ chức thông qua các quốc gia và các nền văn hóa. Quan trọng hơn, nó nghiên cứu nhằm tìm hiểu và thúc đẩy mối quan hệ tương tác giữa các đồng nghiệp, khách hàng và đối tác đến từ các quốc gia và các nền văn hóa khác nhau.

Nó mở rộng phạm vi quản trị của các nhà quản trị doanh nghiệp từ trong nước tới phạm vi quốc tế, trong đó bao gồm cả sự đa dạng về văn hóa”.

      2. Bí kíp làm việc trong môi trường đa văn hóa

  • Kiên nhẫn và thấu hiểu:

Với một môi trường mới, những đồng nghiệp hay cấp trên mới, đến từ những nền văn hóa khác nhau, kiên nhẫn và thấu hiểu giúp tâm thế của chúng ta dễ dàng khi tiếp cận với một nền văn hóa mới. Khi đã chấp nhận tham gia một sân chơi toàn cầu, hay quyết tâm hòa nhập với một nền văn hóa mới, việc hạn chế cái tôi cá nhân, tránh các định kiến và những quan điểm dập khuôn là điều nên làm.

Thử học cách đón nhận những ý tưởng mới và học cách thích nghi với những nền văn hóa khác nhau.

Kiên nhẫn và thấu hiểu
Kiên nhẫn và thấu hiểu – Làm việc trong môi trường đa văn hóa
  • Hòa nhập chứ không hòa tan

Trong học tập, giao tiếp và làm việc, vẫn chú ý “hòa nhập chứ không hòa tan” về văn hóa. Điều này đòi hỏi sự khéo léo và tinh tế. Bối cảnh và không gian làm việc, giao tiếp đến từ những nền văn hóa khác nhau nên cởi mở nhất có thể để các cá nhân thể hiện cá tính riêng, văn hóa giao tiếp và chấp nhận một văn hóa chung nhất, hài hòa và tốt nhất.

Chúng ta luôn sẵn sang học hỏi cái mới cái tốt nhưng không có nghĩa là đánh mất đi bản sắc của riêng mình giống như nguyên tắc trong hội nhập văn hóa mà Đảng và nhà nước đã đưa ra vậy “hòa nhập chứ không hòa tan”. Trong môi trường đa văn hóa đây là cách để bảo vệ bản thân và những nét riêng của mình.

Hòa nhập chứ không hòa tan
Hòa nhập chứ không hòa tan – Làm việc trong môi trường đa văn hóa
  • Kỹ năng ngoại ngữ là cánh cửa đầu tiên mở ra sự hiểu biết liên văn hóa

Điều này tối quan trọng trong làm việc và học tập. Đảm bảo sự tương tác trong giao tiếp có được kéo dài và lâu bền hay không. Phiên dịch không thể thay thế hoàn toàn cho người đàm phán. Kỹ năng ngoại ngữ giúp cho người làm việc ở môi trường quốc tế nâng cao tính tự chủ, tự tin, thể hiện sự tôn trọng đối với chủ nhân hay khách nước ngoài trong công việc, cũng như giúp xây dựng mối quan hệ và sự tín nhiệm.

Nắm vững ngoại ngữ còn giúp nhà quản trị nâng cao hiểu biết về các nền văn hóa, giảm thiểu những cú sốc về văn hóa khi làm việc trong môi trường đa văn hóa, đồng thời cải thiện xác suất thành công khi mở doanh nghiệp ở nước ngoài.

Kĩ năng ngoại ngữ
Kĩ năng ngoại ngữ là cánh cửa mở ra sự hiểu biết liên văn hóa – Làm việc trong môi trường đa văn hóa
  • Tôn trọng sự khác biệt văn hóa

Các nền văn hóa khác nhau sẽ có những đặc điểm khác nhau có thể bạn sẽ thấy sốc khi thấy sự khác biệt đó nhưng hãy tôn trọng nó vì đó là đặc trưng văn hóa của người khác. Bạn sẽ cảm thấy thế nào khi văn hóa của mình không được tôn trọng vậy thì đừng khiến người đối diện phải đối mặt với điều đó.

Vậy nên khi bước vào một môi trường đa văn hóa chúng ta nên tìm hiểu về nền văn hóa – nơi mình dự định sinh sống – những chuẩn mực của họ và thực hành trước các kỹ năng trong giao tiếp, làm việc để có thể nhanh chóng thích nghi, quan sát để có thể nhận diện và tôn trọng những sự khác biệt này để tránh những hiểu lầm. Bên cạnh đó, hãy cố gắng giữ gìn và giới thiệu văn hóa Việt Nam tới bạn bè quốc tế.

Tôn trọng sự khác biệt
Tôn trọng sự khác biệt – Làm việc trong môi trường đa văn hóa
  • Quan sát và lắng nghe

Khi giao tiếp với ai đó thuộc nền văn hóa khác, việc đầu tiên bạn cần thực hiện đó là thể hiện khả năng quan sát của mình. Hãy quan sát ngôn ngữ cơ thể của họ, cách họ cư xử, giao tiếp với bạn và cố gắng sử dụng ngôn ngữ cơ thể, cách ứng xử cho phù hợp. Mối quan hệ sẽ dần được thiết lập khi giữa bạn và đối tượng có sự đồng điệu.

Muốn giao tiếp tốt, vượt qua những khác biệt về văn hóa, bạn phải lắng nghe để hiểu và nắm bắt được ý nghĩa thực sự mà người đối diện muốn nói. Bằng cách đó, bạn sẽ nghe hiệu quả hơn và nâng cao khả năng giao tiếp, tránh được mâu thuẫn hay hiểu lầm.

Hầu hết các nghiên cứu chỉ ra rằng một người bình thường chỉ nhớ được khoảng 25% đến 50% những gì họ nghe thấy. Điều đó có nghĩa là khi bạn nói chuyện với sếp, với đồng nghiệp hay khách hàng, họ chỉ có thể nhớ chưa đầy một nửa những gì đã nghe.

Không phải là chúng ta có trí nhớ kém mà đúng hơn là đa số chúng ta thường không lắng nghe. Thêm vào đó, sự đa dạng văn hóa trong giao tiếp ngày nay càng khiến cho việc lắng nghe trở nên khó khăn hơn.

Quan sát và lắng nghe
Quan sát và lắng nghe – Làm việc trong môi trường đa văn hóa
  • Chấp nhận sự khác biệt

Nhận thức được sự khác biệt về mặt tư duy và lối suy nghĩ sẽ giúp bạn tránh được khá nhiều tranh luận trong quá trình làm việc với người nước ngoài. Thực tế thì mỗi nền văn hóa lớn trên thế giới đều định hình ra những quan niệm và lối sống hoàn toàn khác nhau, chính vì vậy nên sự khác biệt về suy nghĩ là rất lớn.

Bởi vậy, sẽ rất khó để bạn có thể thay đổi suy nghĩ của một người đến từ nền văn hóa khác với bạn. Việc đơn giản hơn là hãy chấp nhận sự khác biệt này và cùng tìm ra hướng đi để có thể đạt được mục tiêu chung của tất cả mọi người.

Làm việc trong môi trường đa văn hóa có thể khá thử thách ở giai đoạn đầu khi bạn cần cố gắng để thích nghi với những khác biệt. Thế nhưng, một khi đã hòa mình vào bức tranh đầy màu sắc ấy, bạn sẽ được mở mang tầm mắt với vô vàn những bài học quý giá và những điều thú vị, đồng thời có thêm những người bạn, người đồng nghiệp ở khắp năm châu.

Chấp nhận sự khác biệt - Làm việc trong môi trường đa văn hóa
Chấp nhận sự khác biệt – Làm việc trong môi trường đa văn hóa

           3. Kết luận

Bài viết đã cung cấp những cách để làm việc trong môi trường đa văn hóa một cách hiệu quả. Chúng ta đã thấy được rằng để có thể hòa nhập trong môi trường đa văn hóa là cả một sự nỗ lực. Mong rằng qua bài viết này bạn sẽ có thêm cho mình những kĩ năng để có thể hòa nhập với môi trường đa văn hóa và đạt được hiệu quả cao tronng công việc.

Xem thêm: Lãnh đạo trong môi trường đa văn hóa.

Xem thêm: 4 điều lưu ý khi làm việc trong môi trường đa văn hóa