Bất ổn trong các chính sách kinh tế mới, viễn cảnh nào cho hoạt động kinh tế quốc tế giai đoạn 2022-2030?

Xung đột chính trị, tôn giáo, chiến tranh thương mại, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường… là các tác nhân chính khiến cho hàng loạt các chính sách kinh tế mới bị thay đổi mà đa phần trong đó gây ảnh hưởng bất lợi tới sự liên kết kinh tế giữa các quốc gia. Các chính sách kinh tế mới phần nào mang lại lợi ích trực tiếp cho chủ thể đặt ra nó nhưng lại gián tiếp tác động bất lợi đến tổng thể kinh tế toàn cầu, điều này tác động như thế nào đến xu hướng tương lai của kinh tế thế giới, kịch bản tồi tệ nhất liệu có xảy ra?

I. Kinh tế quốc tế và các chính sách kinh tế mới hiện nay

1. Kinh tế quốc tế và hội nhập kinh tế

 Kinh tế quốc tế

kinh tế quốc tế - thương mại toàn cầu
Kinh tế liên kết giữa các quốc gia trên thế giới

Kinh tế quốc tế là toàn bộ các hoạt động kinh doanh được thực hiện giữa các quốc gia, nhằm thỏa mãn các mục tiêu kinh doanh của cá nhân, doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế.

Hiện nay, khi công nghệ và Internet phát triển, quá trình quốc tế hóa về kinh tế đang phát triển nhanh hơn bao giờ hết, mỗi quốc gia đều xác định, tập trung phát triển thế mạnh riêng để giữ được vai trò của mình trong nền kinh tế thế giới.

Đến nay, tổng thể nền kinh tế của chúng ta bao gồm hơn 190 nước ( trong đó là 194 nước được chính thức công nhận) với toàn bộ các hoạt động kinh tế của 7,5 tỉ người.

 Hội nhập kinh tế và WTO

coporation of nations
Hội nhập quốc tế giữa các quốc gia. Ảnh: Báo Nhân Dân

Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gắn kết, giao lưu, hợp tác giữa nền kinh tế quốc gia vào nền kinh tế quốc gia khác hay tổ chức kinh tế khu vực và toàn cầu, nó được hình thành dựa trên nền tảng thương mại tự do và các chính sách mở cửa nền kinh tế các quốc gia.

Các mục tiêu chủ yếu của hoạt động hội nhập kinh tế bao gồm:

  • Đàm phán cắt giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan
  • Giảm thiểu các hạn chế đối với các hoạt động dịch vụ, các hoạt động đầu tư quốc tế
  • Điều chỉnh các công cụ, quy định của chính sách thương mại quốc tế khác …vv
WTO building
Trụ sở tổ chức Thương mại Quốc tế WTO – Thụy Sĩ. Ảnh: REUTERS/TTXVN

WTO ( World Trade Organization) là tên viết tắt của tổ chức thương mại thế giới, được thành lập theo Hiệp định thành lập tổ chức thương mại thế giới kí tại Marrakesh ( Maroc ) ngày 15/4/1944 và chính thức hoạt động vào ngày 1/1/1995.

Trụ sở chính: Geneva, Thụy Sĩ

Thành viên: 164 thành viên ( 2016) trong đó Việt Nam là thành viên thứ 150

Nhiệm vụ chủ yếu:

  • Thúc đẩy việc thực hiện các Hiệp định và cam kết đã đạt được trong khuôn khổ WTO (và cả những cam kết trong tương lai, nếu có);
  • Tạo diễn đàn để các thành viên tiếp tục đàm phán, ký kết những Hiệp định, cam kết mới về tự do hoá và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại
  • Giải quyết các tranh chấp thương mại phát sinh giữa các thành viên WTO
  • Rà soát định kỳ các chính sách thương mại của các thành viên.
  • Như vậy, WTO giữ 1 vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa các hoạt động thương mại, góp phần thúc đẩy sự phát triển và thịnh vượng chung của nhân loại

2. Các chính sách kinh tế mới trên thế giới

Các hiệp định thương mại tự do giữa các quốc gia ngày càng trở nên phổ biến và mang tính toàn diện trên nhiều lĩnh vực. Theo đó, số lượng hiệp định mang tính chất ưu đãi thương mại mới, được kí kết tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương năm 2020 là 11 hiệp định và 4 hiệp định trong năm 2021, riêng với thị trường EU, một số mặt hàng được cấp C/O ưu đãi sang thị trường này như giày dep, thủy sản, nhựa.

Ngoài  ra, những hiệp định thương mại lớn, siêu lớn như “Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) ” sẽ tạo ra các thị trường thương mại sôi động, hấp dẫn với hơn 2.2 tỉ người tiêu dùng. RCEp tiến tới loại bỏ 92% thuế quan nhập khẩu giữa các nước trong vòng 20 năm, cho phép cắt giảm chi phí và thời gian trong quá trình hoạt dộng

Các hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU cũng là các chính sách kinh tế mới góp phần nâng cao sự toàn cầu hóa kinh tế thế giới.

II. Các chính sách kinh tế mới bất thường và tác động

1. Sự hình thành các chính sách kinh tế mới

Cuộc chiến thương mại Mỹ Trung và ra các chính sách kinh tế mới:

business war - chính sách kinh tế mới
Cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung. Ảnh: Food Business News

Vào năm, 2018 Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đánh thuế 50 tỷ USD đối với hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ nhằm ngăn chặn các hành vi thương mại không công bằng và hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ, mở ra 1 cuộc chiến tranh thương mại đúng nghĩa

  • Ngày 22/3/2018 Đại diện Thương mại Mỹ áp thuế nhập khẩu 25% đối với 1334 mặt hàng từ Trung Quốc, chủ yếu là mặt hàng công nghệ cao
  • Ngày 2/4/2018 Trung Quốc áp thuế nhập khẩu 15%-25% lên 128 hàng hóa từ Mỹ bao gồm: rượu, hoa quả, ống thép, nhôm tái chế ….
  • Ngày 9/7/2018 Mỹ tuyến bố sẽ áp đặt thêm 10% thuế quan đối với hàng nhập khẩu trị giá 200 tỉ USD nếu Trung Quốc trả đũa các mức thuế của Mỹ
  • 2019 Trung Quốc đe dọa bán phá giá 1100 tỷ USD trái phiếu chính phủ Mỹ…vv

Dịch bệnh Covid 19

corona virus
Dịch bệnh Covid 19. Ảnh: Sở xây dựng Bình Định

Trong thời kì dịch bệnh covid buộc các chính phủ phải có các chi tiêu cho hoạt động khám chữa bệnh và ngăn chặn đại dịch ( vacine, test kit) , các chính sách chi tiêu công bị điều chỉnh

Sau đại dịch, các nước có các chính sách nới lỏng hoặc thắt chặt tiền tệ, các gói hỗ trợ kinh tế

Giảm đầu tư nước ngoài do lo ngại dịch bệnh ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh sản xuất

Trung Quốc – công xưởng của thế giới nhều lần đóng cửa đất nước, thực hiện biện pháp Zero Covid

Xung đột Nga – Ucraine

conflict of russia
Xung đột giữa Ngà và Ucraine. Ảnh: BusinessDay Picture

Cuộc xung đột Nga và Ucraine đã nhen nhóm từ rất lâu, từ khi kết thúc chiến tranh lạnh đến sau khi Nga sát nhập bán đảo Crimea, hậu thuẫn các lực lượng ly khai ở Donbass và đỉnh điểm là chiến dịch quân sự đặc biệt Nga phát động vào Ucraine ngày 24/2/2022

Cuộc xung đột này dẫn tới hàng loạt các chính sách kinh tế mới, chủ yếu trong đó là các lệnh trừng phạt Nga từ các nước thành viên Nato, Mỹ và các nước thân Mỹ:

  • Loại Nga ra khỏi các hệ thống quốc tế như SWIFT
  • Áp đặt các lệnh cấm đối với nhập khẩu dầu mỏ từ Nga
  • Cấm nhập khẩu hàng hóa của Nga, cấm xuất khẩu sang Nga các mặt hàng bao gồm chất bán dẫn và máy tính…vv

Trung Đông hậu vòng xoáy chiến sự

war
Chiến tranh tàn phá các nước vùng Trung Đông. Ảnh: Amazone 3S

Khởi nguồn từ làn sóng “ Mùa xuân Ả Rập” cho đến sự trỗi dậy của các tổ chức khủng bố cực đoan, Trung Đông biến thành chiến trường của các phe phái, quân đội các nước. Vốn được coi là nơi chứa những mỏ dầu dồi dào của thế giới, trong hơn 12 năm qua, các nước Trung Đông hứng chịu nhiều lệnh trừng phạt kinh tế do lo ngại về bất ổn chính trị, tôn giáo sắc tộc, khủng bố.

Mỹ trừng phạt 8 quan chức cấp cao và 17 nhà sản xuất kinh loại của Iran

Mỹ và các đồng minh sẽ gia tăng các lệnh trừng phạt Iran nếu không đạt được thỏa thuận hạt nhân

Phương Tây gia hạn các biện pháp hạn chế đối với Syria thêm 1 năm, cấm nhập khẩu dầu, hạn chế đối với 1 số khoản đầu tư, đóng băng tài sản Ngân hàng Trung ương Syria nắm giữ tại EU, hạn chế xuất khẩu với các thiết bị công nghệ ngày 31/05/2022

Ô nhiễm môi trường

exhaust
Các nhà máy nhiệt điện phát thải khí nhà kính. Ảnh Environtech Online

Ô nhiễm môi trường gây ra nhiều tác hại cho nhiều quốc gia trên thế giới, gây nên những hậu quả cần được khắc phục, dẫn tới chi tiêu kinh tế của các nước phải thay đổi:

Gia tăng chi phí cho khám chữa bệnh

Tăng chi tiêu cho các hoạt động đảm bảo sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, du lịch

Chi phí phát sinh do xung đột môi trường, tranh chấp nguồn nước ngọt, quỹ đất ….

2. Tác động của các chính sách kinh tế mới lên nền kinh tế toàn cầu

Lạm phát đình trệ toàn cầu

inflataion
Lạm phát của các nước phát triển trong tháng 3/ 2022 so với cùng kì các năm. Ảnh: BBC

Nếu như những năm 2008- 2015 được gọi là thời kì đỉnh cao của hội nhập kinh tế quốc tế nhờ các chính sách kinh tế mới phù hợp đã có tỉ lệ giao dịch toàn cầu lên tới 61%  thì sang đến thập niên thứ 2 của thế kỉ 21 lại có sự lao dốc bất ngờ.

Các nhà kinh tế dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới chỉ đạt trung bình 3.3% trong năm nay, giảm so với mức 4.1%, lạm phát được dự báo ở mức 6.2%, cao hơn 2,25 điểm phần trăm so với dự báo hồi tháng 1/2022

Bởi các tác nhân đã kể trên, lạm phát toàn cầu thực tế tính đến quý II/2022 là 7,8 %, Lạm phát toàn cầu tính đến quý II/2022 là 7,8%, mức cao nhất kể từ năm 2008, khi đó, lạm phát lên tới 9,2%. Thực tế ở tất cả các quốc gia đặt mục tiêu lạm phát, các mục tiêu này đều vượt quá – gần 90% các nền kinh tế đang phát triển và tất cả các nền kinh tế phát triển.

Dự kiến lạm phát sẽ còn tiếp tục tăng thêm vào giữa năm 2022 và có thể giảm dần do tăng trưởng kinh tế chậm lại. Lạm phát cao làm ảnh hưởng đến thu nhập thực tế, khi lạm phát tăng mà thu nhập không thay đổi sẽ làm chô thu nhập thực tế của người lao động giảm xuống sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới mức sống của người dân, suy thoái kinh tế, thất nghiệp gia tăng

Lạm phát tăng cao khiến giá trị của đồng tiền giảm xuống, người đi vay sẽ kiếm được lợi trong việc vay vốn trả góp để đầu tư, do đó mà nhu cầu vay vốn trong nền kinh tế tăng cao, đẩy lãi suất lên cao. Nạn đầu cơ vì thế mà xuất hiện làm mất cân đối quan hệ cung cầu, giá cả hàng hóa ngày càng bị đẩy cao hơn

Đứt gãy chuỗi cung ứng ngành năng lượng

oil
Giá xăng dầu tăng cao kỉ lục. ảnh Tehran Times

Đứt gãy nguồn cung năng lượng, cụ thể là từ Nga sau hàng loạt các lệnh cấm vận đã làm giá xăng dầu thế giới tăng cao, liên tiếp lập đỉnh giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 9/2022 đứng ở mức 107,29 USD/thùng, tăng 1,9 USD/thùng trong phiên.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 9/2022 đứng ở mức 113,50 USD/thùng, tăng 1,87 USD/thùng trong phiên.

Tại Việt Nam, xăng E5Ron92 là 30.891 đồng/ lít, dầu Diesel là 29.615 đồng/ lít ( ngày 04/07/2022)

Chuỗi cung ứng ngành năng lượng gián đoạn, các phương pháp khai thác năng lượng thay thế không đáp ứng đủ nhu cầu đã để lại nhiều tác động xấu tới nền kinh tế thế giới:

  • Gây ra siêu lạm phát, sự mát giá của đồng USD
  • Cấu trúc vận hành thương mại tiền tệ suy yếu nhiều mặt
  • Sự lưu thông dòng tiền, dòng vốn bị chặn
  • Hàng hóa tăng giá, các ngành nghề vận tải bị ảnh hưởng nặng nề do chi phí vận hành…

Đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hóa, dịch vụ gây ra:

logistic
Chuỗi cung ứng hàng hóa thế giưới gián đoạn nghiêm trọng. Ảnh: Natural News

Chuỗi cung ứng hàng hóa dịch vụ bao gồm hàng hóa tiêu dùng, nguyên vật liệu sản xuất, thông tin, tài chính, logistic …vv

  • Gia tăng chi phí Logistic
  • Mất cân đối cơ cấu giữa nguồn lực với yêu cầu sản xuất
  • Thiếu hụt lao động
  • Hàng hóa dịch vụ tăng giá do thiếu hụt nguyên vật liệu đầu vào
  • Các lệnh trừng phạt
  • Sau cú shock đại dịch, nhiều doanh nghiệp quốc tế và trong nước hoạt động trở lại và thích ứng với diều kiện bình thường mới

Suy thoái kinh tế và mất an ninh lương thực toàn cầu

food shortage
Khủng hoảng lương thực toàn cầu. Ảnh: TTXVN

LHQ trong tháng 5/2022 đã phải tổ chức 3 cuộc họp về an ninh lương thực toàn cầu. 2/3 cuộc họp được đưa ra bàn thảo ở những cơ quan quyền lực cấp cao của LHP cho thấy sự nguy cấp của việc dảm bảo ăn ninh lương thực, tổng thư kí LHQ : “ chỉ trong 2 năm, số người bị mất an ninh lương thực đã tăng gấp đôi từ 135 triệu nguồi trước đại dịch lên 276 triệu người hiện nay, hơn nửa triệu người đang sống trong điều kiện đói kém, tăng hơn 500% kể từ 2016”

Suy thoái kinh tế và khả năng phục hồi tăng trưởng thế giới giảm sút

IMF đã phải hạ 1% dự báo tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ, mức giảm lớn nhất trong nhóm G7 chủ yếu vì giảm số ô tô sản xuất vì thiếu chip điện tử. Trung Quốc và Châu Âu cũng gặp vấn đề tăng trưởng do các vấn đề đứt gãy chuỗi cung ứng gây ra. Trung Quốc đã công bố tăng trưởng quý III/2021 với mức 4,9% so với quý trước vì sản xuất công nghiệp sụt giảm trong tháng 9 (chỉ tăng khoảng 3,1%, thấp hơn mức dự báo 4,5%)

Nhận định về triển vọng kinh tế thế giới, nhiều nhà phân tích cho thấy sự bi quan, kéo theo mối lo ngại về suy thoái kinh tế và lạm phát tại Mỹ tăng vọt

III. Dự báo tính hình thế giới những năm tiếp theo

 1. Bi quan bao trùm nên triển vọng về hoạt động kinh tế quốc tế

Các chính sách kinh tế mới trong thời kì hội nhập kinh tế quốc tế giống như chiếc dây nối lại các quốc gia trên thế giới, đưa chúng vào trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau nay lại đang bị cắt đứt dần.

Việc áp đạt lệnh trừng phạt và cô lập Nga của các nước phương Tây và Mỹ đẩy nguy cơ chiến tranh cao hơn bao giờ hết kể từ thời kì chiến tranh lạnh. Nếu như trước đây các căng thẳng được thức đẩy giải quyết bởi kinh tế quốc tế bị àng buộc, thì điều này lại có xu hướng giảm dần.

Đại dịch Covid cho thấy các nước phương Tây không thể trông chờ hoàn toàn nguồn cung cấp giá rẻ các hàng hóa từ Trung Quốc và Châu Á, cuộc xung đột giữa Nga và Ucraine buộc EU phải tìm các nguồn cung dầu mỏ thay thế và chuyển hướng nhập khẩu lương thực sang nước khác hoặc tự chủ

Nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới là Trung Quốc giường như đang “làm phép thử” đối với thế giới khi duy trì chính sách đóng của để ngăn chặn covid, đặt ra các câu hỏi lớn về khả năng tự duy trì của các quốc gia trong hoàn cảnh mới

world war
Chiến tranh nổ ra? Ảnh: Infographic Show

Tất cả những điều trên hoàn toàn có thể vẽ ra 1 viễn cảnh thế giới mất đi sự toàn cầu hóa, các hiệp định, tổ chức thương mại bị phá vỡ, lúc này bởi không còn phụ thuộc vào nhau, các cuộc xung đột quy mô lớn có thể xảy ra, nguy cơ chiến tranh thế giới mới vẫn hiện hữu

2. Cái nhìn tích cực cho kinh tế thế giới

Khả quan hơn, nền kinh tế thế giới có thể phục hồi sau những biến động trên nhờ nỗ lực của các nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Trung Quốc, Nga và các nước EU nếu như họ nhận thức được tầm quan trọng của việc hợp tác cùng phát triển và tiến hành các chính sách kinh tế mới phù hợp hơn. Thực tế, sau đại dịch covid và nhiều lần áp dặt các biện pháp trừng phạt lẫn nhau, các lãnh đạo quốc gia đang dần nhận ra tác hại của các biện pháp đó và có các hành động nhằm thay đổi tình hình thực tế

neww rise of globe
Liệu kinh tế quốc tế sẽ lại 1 lần nữa tăng trưởng thần kì? Ảnh: Sputnik News

EU vẫn nhập khẩu dầu của Nga ở mức cao nhất trong 2 tháng bất chấp các lệnh cấm vận của chính liên minh Châu Âu

Các nhà máy lọc dầu ở Châu Âu mua 1.84 triệu thùng dầu thô của Nga mỗi ngày trong tuần thứ 2 tháng 6/2022

Trung Quốc và Ấn Độ tăng cường mua dầu thô của Nga bất chấp các de dọa từ Mỹ và Phương Tây

Trung Quốc nới lỏng các biện pháp chống dịch ( 30/6/2022) nhằm bình ổn kinh tế, hồi phục tốc độ tăng trưởng góp phần xây dựng lại chuỗi cung ứng toàn cầu từ nửa sau năm 2022

Kết luận: nhìn chung nền kinh tế quốc tế trong các năm trở lại đây và các năm tới sẽ dần hồi phục, các chính sách kinh tế mới biến động không thể dự đoán trước được nhưng phần nhiều sẽ mang xu hướng tích cực cho nền kinh tế thế giới, viễn cảnh tồi tệ nhất về cuộc khủng hoảng kinh tế và chiến tranh thế giới thứ 3 ít có khả năng xảy ra.

 

SInh viên thực hiện: Vũ Văn Bình

Mã sinh viên: 20050055

Mã lớp học phần: INE3104-2