4 Tác động chính của cuộc chiến tranh Nga – Ukraine đến kinh tế thế giới
Chiến dịch quân sự của Nga tại Ukraine gây nên những biến động “đáng kể” với nền kinh tế thế giới, đặc biệt trong bối cảnh kinh tế thế giới đang trong giai đoạn phục hồi sau đại dịch Covid – 19,..
Nền kinh tế thế giới đã và đang điêu đứng sau hai năm đại dịch COVID-19, chưa kịp thảnh thơi để lấy lại sức phục hồi thì đã phải đối mặt với một thách thức nghiêm trọng mới, có thể tác động đến kinh tế thế giới, đó là cuộc chiến tranh Nga-Ukraine vừa chính thức nổ ra vào ngày 24/02/2022. Cuộc chiến tranh Nga – Ukraine không chỉ mang lại tổn thất cho nước tham chiến mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến kinh tế thế giới.
Nội dung bài viết
Bối cảnh cuộc chiến tranh Nga – Ukraine
Ảnh minh hoạ
Cuộc khủng hoảng chính trị Nga – Ukraine hiện nay bắt nguồn từ sau khi kết thúc Chiến tranh lạnh đến nay, gần hơn là năm 2014 khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea, tiếp theo là một số bất ổn ở khu vực Donbass, phía đông của Ukraine – nơi có hai nước Cộng hòa tự xưng là Donetsk (DPR) và Luhansk (LPR).
Gần đây nhất là từ cuối năm 2021 đến nay, tình hình trở nên đặc biệt căng thẳng vào thời điểm tháng 12/2021, Nga gửi đến Mỹ và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) bản đề nghị an ninh gồm 8 điểm, trong đó nêu rõ các quan ngại về an ninh được coi như những “lằn ranh đỏ”, đó là:
1) Ukraine không thể trở thành thành viên của NATO;
2) NATO không tiếp tục mở rộng sang phía đông;
3) NATO quay trở lại điểm xuất phát năm 1997, nghĩa là trước khi mở rộng sang phía đông, kết nạp các nước Đông Âu và ba nước Cộng hòa Baltic làm thành viên mới mà Nga cho là đe dọa nghiêm trọng đến an ninh và lợi ích chiến lược của Nga.
Sau khoảng 1 tháng rưỡi, Mỹ và NATO gửi lại bản phản hồi tới Nga kèm theo các đề nghị không được đáp ứng thỏa đáng. Theo Mỹ và NATO, tất cả quốc gia có chủ quyền như Ukraine nếu có yêu cầu về an ninh, có thể làm đơn xin gia nhập không chỉ NATO mà bất kỳ tổ chức nào khác phù hợp với lợi ích quốc gia của Ukraine.
Bản phản hồi cũng nhấn mạnh, việc Nga yêu cầu NATO quay trở lại điểm xuất phát năm 1997 là không hợp lý. Điều này khiến Nga cho rằng, những đề nghị chính đáng của mình không được Mỹ và NATO coi trọng.
Xoay quanh việc Nga triển khai lực lượng quân sự lớn tới khu vực giáp biên giới với Ukraine từ cuối tháng 11/2021, ngày 22/2/2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã công bố quyết định công nhận độc lập của hai nước DPR và LPR, đồng thời điều quân đến đây để thực hiện “nhiệm vụ gìn giữ hòa bình”.
Trước nguy cơ an ninh ngày càng hiện hữu sau khi Ukraine dự kiến ký kết một hiệp định quân sự chiến lược với Anh và Ba Lan, vào ngày 24/2/2022, Tổng thống Nga V. Putin tiếp tục tuyên bố mở “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở miền Đông Ukraine, nhằm đáp lại lời đề nghị hỗ trợ bảo đảm an ninh của lãnh đạo hai nước DPR và LPR. Chiến tranh Nga – Ukraine chính thức mở ra.
Tác động chính của Cuộc chiến tranh Nga – Ukraine đến nền kinh tế thế giới
Thâm hụt ngân sách, nợ công và lạm phát gia tăng
Người dân mua thực phẩm trong siêu thị. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Nhiều nước đang phát triển đã vay nợ nhiều trong thập kỷ qua khi lạm phát và lãi suất cùng ở mức thấp và trong hai năm qua khi các chính phủ phải tăng chi tiêu do đại dịch Covid-19 bởi đại dịch Covid đã giáng đòn mạnh vào kinh tế thế giới.
Tiếp đó, chiến tranh Nga-Ukraine nổ ra đã đẩy giá lương thực-thực phẩm, năng lượng và nhiều mặt hàng khác tăng vọt, vào đúng thời điểm các ngân hàng trung ương rục rịch tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát đã làm gia tăng ảnh hưởng đến kinh tế thế giới.
Khi xảy ra những cú sốc khủng hoảng kinh tế thế giới như thế này, bất kỳ chuyện gì cũng đều có thể”, tờ Wall Street Journal dẫn lời nhà kinh tế học Kenneth Rogoff của Đại học Harvard phát biểu trong một cuộc thảo luận gần đây của IMF. “Lý do để chưa có vấn đề mang tính hệ thống nào xảy ra tính tới thời điểm này là lãi suất trên toàn cầu vẫn còn ở mức thấp chưa tác động nhiều đến kinh tế thế giới…
Nhưng tình hình sẽ ngày càng khác đi đối với các nước đang phát triển và mới nổi”. IMF hiện chưa dự báo về một cuộc khủng hoảng nợ, khủng hoảng kinh tế thế giới có quy mô toàn cầu, nhưng “đó là một rủi ro mà chúng tôi đang rất lưu tâm”, Giám đốc chiến lược, chính sách và rà soát của IMF, bà Ceyla Pazarbasioglu, phát biểu.
Tham dự chuỗi sự kiện thường niên của IMF và Ngân hàng Thế giới (WB) trong tuần vừa rồi ở Washington, Mỹ, các bộ trưởng bộ tài chính và thống đốc ngân hàng trung ương nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20) đã bàn nhiều về các biện pháp nhằm mở rộng và đẩy nhanh một khuôn khổ để giải quyết nợ nần cho các nước đang phát triển gặp khó khăn tài chính.
Tổng vay nợ trên toàn cầu của chính phủ, doanh nghiệp và hộ gia đình đã tăng thêm 28 điểm phần trăm trong năm 2020, lên mức 256% tổng sản phẩm trong nước (GDP). “Đó là mức nợ cao nhất kể từ sau hai cuộc chiến tranh thế giới xảy ra trong nửa đầu của thế kỷ 20”, bà Pazarbasioglu cho biết.
Các nước giàu hiện chưa gặp thách thức lớn với khối nợ gia tăng, nhờ lãi suất vẫn còn thấp và tăng trưởng kinh tế vững vàng, nhưng nhiều nước đang phát triển chịu sức ép ngày càng lớn từ nợ nần. Khoảng 60% trong số các nước thu nhập thấp – nhóm gồm hơn 70 quốc gia đủ tiêu chuẩn tham gia một chương trình hoãn thanh toán nợ toàn cầu trong đại dịch – đang đối mặt rủi ro cao xảy ra nguy hiểm về nợ (debt distress), hoặc đã ở trong tình trạng nguy hiểm nợ trong năm 2020, tăng từ tỷ lệ chỉ 30% trong năm 2012, vô hình chung tác động đến kinh tế thế giới. Tình hình nợ nần được coi là nguy hiểm khi một quốc gia mất khả năng thực thi các nghĩa vụ tài chính hoặc cần phải tái cơ cấu nợ.
Nỗ lực nhằm giúp các quốc gia nặng nợ đã trở nên phức tạp hơn bởi sự xuất hiện trong những năm gần đây của nhiều chủ nợ mới và ít kinh nghiệm trong lĩnh vực cho vay đối với các nước đang phát triển. Với mong muốn tìm kiếm lợi nhuận cao hơn trên một thị trường với mức lãi suất thấp, các nhà đầu tư bao gồm các quỹ lưỡng hưu, quỹ đầu tư cổ phần tư nhân và các thực thể tài chính thuộc sở hữu chính phủ đã đổ vốn mạnh vào các loại trái phiếu chính phủ có mức lợi suất cao do các nhà vay nợ có mức định hạng tín nhiệm thấp phát hành, trong đó có các nước đang phát triển.
Một trong những ảnh hưởng chính của chiến tranh Nga – Ukraine đó là thâm hụt ngân sách sẽ tiếp tục trầm trọng do nhiều nguyên nhân, nhất là việc tăng chi tiêu quốc phòng ở nhiều nước sẽ dẫn đến việc gia tăng nợ công ở những quốc gia này khiến kinh tế thế giới có xu hướng khủng hoảng.
Đặc biệt, trong bối cảnh chiến sự ở Ukraine ngày càng dữ dội, Mỹ và các nước phương Tây tăng cường viện trợ vũ khí, trang thiết bị quân sự cho Ukraine khiến chi tiêu quốc phòng của các nước này tăng vọt điều này đã tác động không nhỏ đến kinh tế thế giới. Chỉ riêng Mỹ đã cam kết viện trợ cho Ukraine lên đến hơn 40 tỷ USD, trong đó có bản là viện trợ vũ khí và các phương tiện chiến tranh.
Thâm hụt ngân sách cùng sự gia tăng nợ công dẫn đến nguy cơ lạm phát bùng nổ tác động đến nhiều nền kinh tế thế giới. Andrey Kortunov dự báo, lạm phát toàn cầu, vốn đã tăng nhanh trong 30 tháng qua, có khả năng sẽ tăng thêm 2-3% (lên 5,7% đối với các nền kinh tế phát triển và 8,7% đối với các nền kinh tế đang phát triển) trong năm 2022 và được dự báo có thể tăng thêm từ 1,5-2% năm 2023.
Giá xăng dầu và năng lượng khí đốt tăng mạnh và phục hồi kinh tế chậm hơn
Bơm xăng cho phương tiện tại trạm xăng ở Montpellier, Pháp. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Chiến tranh Nga – Ukraine khiến nhiều hàng hóa quan trọng như dầu mỏ, khí đốt, lương thực chứng kiến mức giá cả tăng phi mã trên phạm vi toàn cầu, trong bối cảnh tỷ trọng xuất khẩu của Nga đang ở mức cao, điều này đã đe doạ kinh tế thế giới.
Nga là một trong những nhà sản xuất dầu thô lớn nhất thế giới và cũng là nhà cung cấp khí đốt tự nhiên hàng đầu. Hơn nữa, Nga hiện là một trong số các nước sản xuất, xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt lớn nhất thế giới, nước này cung cấp tới 40% khí đốt và 20% dầu thô cho châu Âu.
Ngay khi xung đột xảy ra, mặc dù phía Mỹ cam kết sẽ hạn chế các biện pháp trừng phạt vào lĩnh vực năng lượng, trong khi Nga cũng cam kết sẽ tiếp tục cung cấp dầu mỏ và khí đốt cho thế giới, nhưng số liệu của EIA, trong ngày 24/2, giá dầu vẫn tăng mạnh, dầu WTI có thời điểm vượt 100 USD/thùng khi đạt mức 100,54 USD/thùng, trong khi dầu Brent ở mức 105,79 USD/thùng, trước khi kết phiên ở mức 91,37 USD/thùng và 96,72 USD/thùng. Cuối tháng 2, giá 2 loại dầu trên vẫn đang ở mức cao với 91,21 và 97,13 USD/thùng. Mức giá tăng liên tục gây ảnh hưởng chung đến nền kinh tế thế giới.
Giá khí đốt cũng chứng kiến mức tăng phi mã, nhất là khi Đức dừng cấp phép cho dự án Dòng chảy phương Bắc 2 dẫn khí đốt từ Nga sang châu Âu, theo đó giá khí đốt giao tháng 3 đã tăng 62% (mức tăng cao nhất từ năm 2005), trong khi giá điện hợp đồng tương lai ở Đức cũng tăng kỷ lục 58%, điều này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến kinh tế thế giới.
Giá các sản phẩm xây dựng, bao bì, ô tô, pin xe điện cũng được dự báo sẽ tăng khi Nga đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu niken, nhôm, giá các mặt hàng này đã tăng mạnh trong thời gian qua khi xung đột xảy ra gây áp lực cho nền kinh tế thế giới.
An ninh kinh tế
Đồng xu ruble của Nga (phía trên) và đồng Đôla Mỹ (Ảnh: AFP/TTXVN)
Mỹ và các quốc gia phương Tây đã áp dụng các biện pháp trừng phạt về mặt kinh tế với Nga khi cuộc chiến tranh Nga – Ukraine nổ ra ở mức độ và quy mô chưa từng có, ảnh hưởng chung đến kinh tế thế giới. Trong đó loại các ngân hàng lớn của Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT, hạn chế xuất khẩu công nghệ cao sang Nga và hạn chế nghiêm ngặt việc sử dụng nguồn dự trữ ngoại tệ của Moskva.
Theo AP, phản ứng của quốc tế chống lại Nga đã diễn ra nhanh chóng và nhất quán, khiến chính quyền Tổng thống Putin bất ngờ.”Thế giới, hay hầu hết thế giới, đang bao vây kinh tế đối với Nga“. Đồng rúp giảm xuống mức thấp kỷ lục hôm thứ Hai (28/2).
Người dân xếp hàng dài tại các cây ATM để cố gắng rút tiền của họ từ hệ thống ngân hàng đang bị tắc nghẽn. Bị cắt khỏi Google Pay và Apple Pay, người Nga bị mắc kẹt tại các quầy bán vé ở các tuyến đường sắt Metro.
Viện Tài chính Quốc tế dự báo nền kinh tế Nga sẽ chịu sự suy giảm hai con số trong năm nay, thậm chí còn tồi tệ hơn mức giảm 7,8% trong năm Đại suy thoái 2009.
Thị trường ngũ cốc, nông phẩm
Chiến tranh Nga – Ukraina sẽ tác động tới thị trường ngô toàn cầu. Ảnh: TL
Theo Ngân hàng Thế giới, lĩnh vực nông nghiệp chiếm khoảng 10% tổng sản phẩm quốc nội của Ukraine. Ukraine có điều kiện địa chất cực kỳ thích hợp cho nông nghiệp. Phần lớn đất đai, đặc biệt là ở miền Nam và miền Trung Ukraine là đất đen giàu mùn và sâu, cộng thêm khí hậu thuận lợi, đem lại những vụ mùa bội thu.
Chuyên gia về nông nghiệp Ukraine Wilfried Jilge giải thích: “Ngay cả ở Nga, Ukraine cũng là một trong những nhà cung cấp ngũ cốc lớn, vì đất đen Ukraine quá giàu hàm lượng”.Với việc cung ứng cho thị trường thế giới 70 triệu tấn ngũ cốc mỗi năm với gần khoảng 30% (35 triệu tấn/năm) xuất khẩu lúa mỳ và chiếm thị phần cao trên thế giới đối với lúa mạch, ngô và dầu hướng dương, Ukraine hiện là một trong những nước xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới.
Ở nơi được gọi là ‘vựa lúa’ của Châu Âu, mùa gieo hạt thực sự bắt đầu vào những tuần giữa tháng 3. Nhưng, cuộc chiến với Nga đã và đang khiến nền nông nghiệp Ukraine bị lung lay nghiêm trọng, điều này đã làm bức tranh kinh tế thế giới xuất hiện những gam màu tối.
Nga là nước xuất khẩu lúa mì lớn nhất thế giới, Ukraine đứng thứ 5 – hai nước cộng lại cung cấp hơn 30% cho thị trường lúa mì thế giới. Chiến tranh Nga – Ukraine gây cấm vận đã làm giá lúa mì tăng 50% trong tháng qua và đẩy giá các loại ngũ cốc và nông phẩm khác lên theo, điều này đã ảnh hưởng đến kinh tế thế giới.
Nếu tình hình chiến sự ở Ukraine kéo dài, mức cung lúa mì cho thị trường thế giới có thể giảm 30%, tạo ra khủng hoảng lương thực, giá nông phẩm tăng cao thêm và nạn đói ở một số vùng gây áp lực cho kinh tế thế giới.
Kết luận
Chiến tranh Nga – Ukraine và biện pháp cấm vận của phương Tây đã gây ra thiếu hụt và nâng giá nhiều loại hàng như dầu khí, ngũ cốc và một số khoáng sản chiến lược – chính những điều này tác động mạnh đến kinh tế thế giới. Ngoài ra, việc giao dịch với các doanh nghiệp Nga – hoặc trực tiếp bị cấm vận hoặc gián tiếp vì khó khăn trong việc chi trả thanh toán – sẽ trở nên phức tạp và tốn kém hơn nhiều đã thêm sức năgj vào nền kinh tế thế giới. Tình trạng này sẽ gây thiếu hụt, chậm trễ và tăng chi phí trong dây chuyền sản xuất nhiều ngành công nghiệp gây áp lực đến kinh tế thế giới nói chung.
Nói chung, kinh tế thế giới sẽ bị biến động, đình trệ, lạm phát tăng cao, gây ra tình trạng giảm phát làm môi trường kinh doanh thêm khó khăn cho các doanh nghiệp.
Để hiểu hơn về vấn đề này, hãy cùng xem thêm tại các bài viết chi tiết tại đây >>>>
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Phương Duyên
Mã sinh viên: 19051454
Lớp: 212_INE3104 1