Phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam 2022 – thực trạng và giải pháp

phát triển kinh tế xanh - kinh tế xanh

Trước những hệ lụy về môi trường và xã hội, từ phát triển kinh tế nâu, các quốc gia đã dần chuyển sang nền kinh tế xanh – một nền kinh tế quan tâm đến hạnh phúc, công bằng xã hội và môi trường bên cạnh các mục tiêu về kinh tế. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng này. Phát triển kinh tế theo hướng xanh hóa đã được Đảng và Nhà nước quan tâm ngay từ những năm đầu thời kỳ Đổi mới và đạt được một số thành tựu nhất định.

Tuy nhiên, xây dựng kinh tế xanh ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế vì nhiều lý do, như: thiếu nguồn lực vốn, chất lượng lao động, trình độ khoa học kỹ thuật chưa đáp ứng được yêu cầu … Điều này đặt ra những giải pháp đồng bộ và dài hạn với từng bước đi cụ thể để hướng tới kinh tế xanh. Bài viết này clibme sẽ phân tích về thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam hiện nay.

1. Kinh tế xanh là gì?

Kinh tế xanh là thuật ngữ mới xuất hiện trong những năm gần đây, được quốc tế thống nhất sử dụng tại Hội nghị Thượng đỉnh của Liên Hợp Quốc về phát triển bền vững được tổ chức họp vào tháng 6 năm 2012 tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil (gọi tắt là Rio+20).

Kinh tế xanh đã là một trong nội dung chính được bàn thảo tại Hội nghị này. Ngày Môi trường thế giới 5/6/2012 có chủ đề “Kinh tế xanh: Có bạn không?” (Green Economy: Does it include you?), hướng tới phát triển sản xuất bền vững như sản xuất xanh, tiêu dùng xanh, lối sống xanh, sản phẩm xanh với hàm ý là “thân thiện với môi trường”.

Kinh tế xanh là hoạt động của con người gắn tới gìn giữ tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường ngược lại với kinh tế nâu tiêu tốn nhiều nhưng kém hiệu quả.

Trong khái niệm về kinh tế xanh của UNEP, thì kinh tế xanh là khái niệm đối lập với kinh tế nâu. Kinh tế xanh không chỉ đặt ra mục tiêu phát triển kinh tế, mà còn quan tâm nhiều tới hạnh phúc của con người, công bằng xã hội và các vấn đề môi trường, sinh thái.

Tại Việt Nam, phạm trù “kinh tế xanh” xuất hiện từ năm 2010 kể từ sau Hội nghị của Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc (UNEP) tại Nairobi, Kenya để chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh RiO+20 tháng 6/2012 ở Rio de Zanero, Brazin về “Phát triển bền vững”. Trong quá trình thực hiện chương trình này, Việt Nam đã nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ của một số nước và cộng đồng quốc tế. Nhờ đó, hoạt động chuyển dịch sang nền kinh tế xanh ở Việt Nam đã có những kết quả bước đầu, như:

Xây dựng, đưa vào vận hành nhiều công trình thủy điện nhỏ, phong điện, sử dụng năng lượng mặt trời, tăng cường trồng và tái sinh rừng, kiểm soát nhằm hạn chế phá rừng…Cùng với đó, Việt Nam đã có đề xuất “tạm đóng cửa rừng tự nhiên” giảm phát thải khí nhà kính (GHG)

2. Thực trạng nền kinh tế xanh tại Việt Nam

Phát triển kinh tế xanh theo hướng xanh hóa đã được Đảng và Nhà nước quan tâm ngay từ những năm Việt Nam bắt đầu thực hiện công cuộc Đổi mới, đặc biệt là từ khi chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế gắn với cơ cấu lại nền kinh tế theo tinh thần của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII, gắn phát triển nhanh với phát triển bền vững dựa vào khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, hạn chế sử dụng tài nguyên không có khả năng tái tạo.

Nhiều định hướng, chiến lược về tăng trưởng xanh, phát triển bền vững cũng đã được ban hành tạo điều kiện thuận lợi để chuyển đổi sang nền kinh tế xanh.

Định hướng và mục tiêu xanh hóa nền kinh tế được thể hiện chi tiết tại Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050. Đây là chiến lược quốc gia đầu tiên, toàn diện về lĩnh vực phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam.

Trên cơ sở đó, Việt Nam cũng đã đạt được một số thành tựu sau đây:

*Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam duy trì ở mức trung bình khoảng 5,95% trong giai đoạn từ năm 2009-2020.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế xanh của Việt Nam - kinh tế xanh
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam

Biểu 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giai đoạn 2009-2019[iii]

Năm 2020, dù dịch bệnh Covid-19 tác động lớn đến nền kinh tế toàn cầu và Việt Nam, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam vẫn đạt 2,91% và quý 1/2021 là 4,48% (trong khi hầu hết các quốc gia trong khu vực ASEAN có tốc độ tăng trưởng kinh tế âm Malaisia -0,5%; Indonesia – 0,74%; Thái Lan -2,6% và Philippines là -4,2%, ngoại trừ Singapore 0,2%)[iv].

Hình 1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam quý 1/2021

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam quý 1/2021 - kinh tế xanh
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam quý 1/2021

*Cơ cấu kinh tế chuyển biến theo hướng tích cực, giảm dần tỷ trọng đóng góp của nông nghiệp, tăng tỷ trọng đóng góp của công nghiệp và dịch vụ trong GDP

*Cơ cấu lao động từng chuyển dịch theo hướng bền vững, giảm dần tỷ trọng lao động trong ngành Nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng lao động trong ngành Công nghiệp, Dịch vụ.

Tuy nhiên, xây dựng nền kinh tế xanh ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế:

1. Do thiếu nguồn lực vốn (tiết kiệm còn thấp), do chất lượng lao động chưa cao, trình độ khoa học công nghệ còn hạn chế.

2. Mô hình tăng trưởng kinh tế vẫn chủ yếu theo chiều rộng, phụ thuộc vào vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI “tăng trưởng hộ”. Cơ cấu kinh tế ngành chưa thực sự chuyển dịch theo hướng bền vững khi ngành Công nghiệp khai khoáng vẫn chiếm tỷ trọng cao trong GDP. Ngành dịch vụ phát triển chậm dần, “ngủ đông” trước đại dịch Covid-19.

3. Chuyển dịch cơ cấu lao động trên thị trường còn chậm, không theo kịp chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Bên cạnh đó, vẫn còn tình trạng mất cân đối cung – cầu lao động cục bộ giữa các vùng, các khu vực, ngành nghề kinh tế.

4. Đổi mới sáng tạo tuy đã tăng lên trong thời gian qua, song vẫn là con số khiêm tốn, chưa thực sự tạo động lực thúc đẩy nền kinh tế xanh. Hơn nữa, nhận thức hiểu thế nào là một nền kinh tế xanh hiện nay ở Việt Nam vẫn còn mới mẻ, cần tiếp tục có những nghiên cứu và phổ biến kiến thức rộng rãi trong tầng lớp lãnh đạo, các nhà hoạch định chính sách, các doanh nghiệp và người dân. Nếu không nhận thức đầy đủ, tính đồng thuận trong xã hội sẽ không đạt được mong muốn, do vậy sẽ khó thực hiện.

Trên thực tế hiện nay, công nghệ sản xuất ở Việt Nam so với thế giới phần lớn là công nghệ cũ, lạc hậu tiêu hao năng lượng lớn. Vì vậy, việc thay đổi công nghệ mới phù hợp với nền kinh tế xanh là thách thức không nhỏ nếu không có trợ giúp của các nước có công nghệ cao trên thế giới.

Nhiều vùng nông thôn và khu vực miền núi, sinh kế người dân còn gặp nhiều khó khăn. Tốc độ tăng của bụi mịn qua các năm biến động bất thường và nếu theo dõi số liệu quan trắc giai đoạn từ năm 2012 đến nay cũng cho thấy, mức độ ô nhiễm bụi tại các đô thị vẫn ở ngưỡng cao.

Theo số liệu thống kê về hiện trạng chất lượng không khí tại 3.000 thành phố trên thế giới thì có 64% vượt quá mức khuyến cáo phơi nhiễm hàng năm của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) (10µg/m3) đối với bụi mịn, còn được gọi là bụi PM2,5. Nếu xếp hạng theo khu vực, Đông Nam Á có 95% các thành phố bị ô nhiễm PM2.5, tương đương với 20 thành phố, trong đó Hà Nội xếp hạng thứ 2 và TP. Hồ Chí Minh xếp hạng thứ 15.

5. Nền kinh tế xanh gắn với sử dụng năng lượng tái tạo, các-bon thấp, tăng trưởng xanh, đầu tư khôi phục hệ sinh thái, giải quyết sinh kế gắn với phục hồi môi trường. Trên thực tế hiện nay, công nghệ sản xuất ở Việt Nam so với thế giới phần lớn là công nghệ cũ, lạc hậu tiêu hao năng lượng lớn. Vì vậy, việc thay đổi công nghệ mới phù hợp với nền kinh tế xanh là thách thức không nhỏ nếu không có trợ giúp của các nước có công nghệ cao trên thế giới.

3. Một số giải pháp phát triển kinh tế xanh trong giai đoạn tới tại Việt Nam

Tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế hướng mạnh theo chiều sâu dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, hạn chế sử dụng tài nguyên hóa thạch, tăng cường sử dụng tài nguyên có khả năng tái tạo.

Năng lực cho bộ máy quản lí nhà nước các cấp cần được tăng cường về kĩ năng phân tích thách thức, xác định cơ hội, đặt ưu tiên cho các dự án, nguồn lực thực hiện chính sách và đánh giá hiệu quả các mặt của dự án xanh.

Tiến đến đào tạo đội ngũ chuyên trách tiếp cận với kinh tế xanh, tăng trưởng xanh thông qua phương pháp đo lường và hoạch toán xanh (hoạch toán tài sản toàn diện).

Các địa phương cần thiết kế và xây dựng lại những mô hình phát triển phức hợp, có kết hợp 4 chức năng xanh: xanh hóa kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn mới qua một chương trình quốc gia về nhà cửa cho nông dân, đem lại các tiện nghi hiện đại về hạ tầng xã, phát huy hệ thống tín dụng vi mô nhằm kích hoạt chuyển dịch sang tăng trưởng xanh ở các địa bàn nông thôn.

Đẩy mạnh xanh hóa sản xuất thông qua ưu tiên được cụ thể hóa bằng các khung chính sách và kế hoạch hành động phát triển năng lượng tái tạo, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên, phát triển công nghiệp sạch, kiến tạo công nghệ xanh.

Ngân sách Nhà nước phải ưu tiên đầu tư cho các dự án đem lại phúc lợi kinh tế, xã hội cao, khuyến khích đầu tư, mua sắm công nghệ của thị trường xanh.

– Xây dựng cơ cấu kinh tế xanh, bao gồm: nông nghiệp xanh có khả năng thích ứng biến đổi khí hậu, công nghiệp xanh và dịch vụ xanh.

Xây dựng chính sách thúc đẩy chuyển dịch năng lượng theo hướng xanh, sạch, bền vững, tăng tỷ trọng năng tượng tái tạo, giảm phụ thuộc vào năng lượng nhập khẩu, năng lượng hóa thạch

Quản lý chặt chẽ việc phê duyệt và triển khai các dự án nhiệt điện than đảm bảo phù hợp với quy hoạch điện lực quốc gia được cấp thẩm quyền phê duyệt

Tăng cường các giải pháp công nghệ đảm bảo phát triển hài hòa năng lượng mới, năng lượng tái tạo, tăng cường khả năng tích hợp năng lượng tái tạo vào hệ thống điện

Xây dựng cơ chế khuyến khích phát triển nhiên liệu khí hydro gắn với điện gió ngoài khơi.

Khuyến khích nhiều thành phần kinh tế đầu tư vào lĩnh vực năng lượng; nghiên cứu, đề xuất áp dụng các công cụ tài chính, cơ chế khuyến khích, nâng cao khả năng tiếp cận tài chính đối với các dự án đầu tư vào sử dụng hiệu quả năng lượng.

Bên cạnh đó, hoàn thiện các điều kiện cần thiết cho việc phát triển đồng bộ thị trường năng lượng cạnh tranh, đẩy mạnh cơ chế khai thác hạ tầng năng lượng dùng chung; thúc đẩy thị trường cho thiết bị hiệu suất cao và các công ty dịch vụ năng lượng.

Xây dựng danh mục và hướng dẫn triển khai các giải pháp kỹ thuật hiện có tốt nhất, kinh nghiệm quản lý môi trường tốt nhất cho các ngành công nghiệp theo điều kiện quốc gia và mức độ phát triển của khoa học và công nghệ; rà soát, xây dựng và ban hành định mức tiêu hao năng lượng cho các ngành công nghiệp

Đối với đảm bảo diện tích rừng, tăng diện tích rừng che phủ, giảm việc khai thác rừng quá mức; hạn chế việc chuyển đổi rừng và đất rừng thành đất sản xuất nông nghiệp; quản lý tốt công tác kiểm lâm để phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành động chặt, phá rừng, đốt rừng để làm rẫy vì có thể gây ra cháy rừng

– Đầu tư khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ quan trắc môi trường

Khuyến khích các doanh nghiệp chủ động trong việc đầu tư nghiên cứu, đổi mới công nghệ nâng cao năng suất sản xuất, tiết kiệm nguyên liệu

Sản xuất các sản phẩm hữu cơ thân thiện với môi trường và bảo tồn bền vững tài nguyên, góp phần giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu và bảo tồn đa dạng sinh học, cũng như tạo việc làm cho khu vực nông thôn.

Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, nông trại, nông dân chuyển đổi hình thức sản xuất sang hữu cơ; có các gói hỗ trợ tài chính để nông dân duy trì canh tác hữu cơ, hỗ trợ tài chính cho hoạt động giáo dục về canh tác hữu cơ, triển khai các dịch vụ tư vấn về canh tác hữu cơ, hỗ trợ quá trình sản xuất, quảng bá và chế biến sản phẩm hữu cơ

Kết luận:

Việt Nam đã xác định tăng trưởng xanh là một nội dung quan trọng của phát triển bền vững, đảm bảo phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả, bền vững và góp phần quan trọng thực hiện Chiến lược Quốc gia về biến đổi khí hậu. Mục tiêu tổng quát của Chiến lược Tăng trưởng xanh là “Tăng trưởng xanh, tiến tới nền kinh tế các-bon thấp, làm giàu vốn tự nhiên trở thành xu hướng chủ đạo trong phát triển kinh tế bền vững; giảm phát thải và tăng khả năng hấp thụ khí nhà kính dần trở thành chỉ tiêu bắt buộc và quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội”.

 

Các bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau đây:

https://clibme.com/wp-admin/post.php?post=9732&action=edit

Phát triển kinh tế xanh ở Việt Nam 2022 – thực trạng và giải pháp

Phát triển xanh – sứ mệnh vì một Việt Nam bền vững

Giải pháp phát triển xanh cho ngành kinh tế của Việt Nam

Họ và tên: Hoàng Thanh Trang

MSSV: 19051604

Mã lớp: INE3104 4