Hiện nay, lĩnh vực Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng (SCM) đang được nhiều sự quan tâm của doanh nghiệp. Nhưng những khái niệm về hai thuật ngữ này lại có rất ít người phân biệt được sự khác nhau giữa chúng. Trên thực tế, hai khái niệm này là khác nhau hoàn toàn, mô hình hoạt động của quả trị chuỗi cung ứng khác lớn hơn hẳn so với logistic (hậu cần). Bài viết này sẽ chỉ ro sự khác nhau giữa hai khái niệm này.
Nội dung bài viết
Định nghĩa, ứng dụng về Logistics
Khái niệm, vai trò của Logistics
Theo pháp luật Việt Nam, Quy định tại điều 233 Bộ Luật Thương Mại năm 2005 thì quy định hoạt động dịch vụ Logistics là hoạt động thương mại. Theo đó cá nhân hoặc tổ chức đứng ra đảm nhận các công việc như: vận chuyển, lưu kho, làm các thủ tục nhận hàng, các dịch vụ liên quan đến hàng hóa.
Theo các tổ chức quốc tế thì Logistic là một phần của Quản lý chuỗi cung ứng. Trong đó nhiệm vụ của bộ phận hậu cần là tối ưu hóa hiệu quả chuỗi hàng hóa, dịch vụ, đảm bảo thông tin được chuyển giữa khách hàng và nhà sản xuất. Mục tiêu cao nhất đó chính là thỏa mãn sự hài lòng của người tiêu dùng.
Nhiều doanh nghiệp khi mới hoạt động thường tập trung chủ yếu vào hoạt động thiết kế và sản xuất sản phẩm những lại quên đi cách mà sản phẩm đó sẽ đến với người tiêu dùng như nào. Nếu một sản phẩm không thể đến được với khách hàng thì chắc chắn sản phẩm đó sẽ thất bại. Vì vậy, Logistic sinh ra để làm giải pháp khắc phục vấn đề này.
Ứng dụng của Logistics trong doanh nghiệp
Đối với các doanh nghiệp, Logistics được xuất hiện từ đầu đến cuối của chuỗi cung ứng, nguyên vật liệu được thu mua, vấn chuyển, lưu trữ môt cách hiệu quả thì doanh nghiệp càng có lợi nhuân và lợi thế cạnh tranh cao. Sau đây là những ứng dụng của Logistic:
Đầu tiền là trong giao thông, vận tải: Ngành Logistics gần đây được ứng dụng nhiều nhất là trong giao thông, vận tải. Chính bởi vì khả năng tối ưu hóa năng lực phương tiện, hoạch định và kiểm soát các tuyến đường, tạo ra một hệ thống chặt chẽ và hiệu quả giữa thời gian và lịch trình di chuyển.
Thứ hai là trong thương mại điện tử: Logistic đang dần len lấn sang các phương diện thương mại điện tử bởi tính tối ưu hóa hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp thương mại điện tử.
Thứ ba là trong sản xuất: các công ty lớn như là Samsung cũng đang tích hợp những hệ thống điều hành, tự động hóa sản xuất.
Phân loại Logistics
Inbuond Logistic (Logistic đầu vào): bao gồm các hoạt động lưu trữ, di chuyển nguyên vật liệu đầu vào từ các nhà cung cấp đến doanh nghiệp. Hoạt động này phải đảm bảo các yếu tố về giá trị tối ưu về thời gian, địa điểm, chi phí nhằm tạo ra lợi thế cho doanh nghiệp.
Outbound Logistic (Logistic đầu ra): gồm các hoạt động lưu trữ, kho bãi, phân phối sản phẩm sao cho tối ưu hóa về thời gian, địa điểm, chi phí. Từ đó tạo ra giá thành rẻ, cung cấp kịp thời, đem về lợi nhuận tối đa cho doanh nghiệp.
Reverse Logistic (Logistic ngược): bao gồm các hoạt động như là thu hồi sản phẩm. phê liệu, phế phẩm nhằm mục đích tái chế hoặc xử lý.
Định nghĩa, ứng dụng về Quản lý chuỗi cung ứng
Khái niệm về Quản lý chuỗi cung ứng
Quản lý chuỗi cung ứng hay còn được gọi là Supply Chain Management là một chuỗi các hoạt động được liên kết với nhau đến việc chuyển đổi những nguyên vật liệu thô, chưa qua sơ chế sang thành những hàng hóa thông dụng, phụ trợ đến tay khách hàng, người tiêu dùng.
SCM bao gồm tất cả các hoạt động như là quản lý hậu cần, lập kế hoạch, tìm nguồn cung, thu mua, tất các hoạt động Logistics. Trong đó, quan trong hơn là các doanh nghiệp cần xây dụng mối quan hệ bền chặt giữa các bên liên quan ( nhà cung ứng), đối tác, nhà cung cấp dịch vụ để bộ máy sản xuất có thể hoạt động hiệu quả. Quy trình của quản trịchuỗi cung ứng có thể miêu tả như sau:
Lên kế hoạch=> Thiết kế sản phẩm=> Nhập nguyên vật liệu=> Sản xuất => Đánh giá sản phẩm=> Trung gian phân phối => Thu thập phản hồi và hỗ trợ.
Cách xây dựng Supply chain hiệu quả
Chiến lược Supply chain của bạn nên tập trung vào việc chuyển giao, di chuyển hàng tồn kho một cách hiệu quả. Đó cũng chính là cách để duy trì bộ máy sản xuất được hoạt động liện tục, cách cân bằng về nhu cầu của khách hàng và nhà cung cấp.
Đối với doanh nghiệp kinh doanh các sản phẩm có vòng đời ngắn thì họ nên tập trung chuỗi cung ứng sao cho đạt được tốc độ cao nhất. Còn đối với các doanh nghiệp lớn, đòi hỏi sự cạnh tranh cao với các đối thủ thì nên tập trung vào việc tiết kiệm chi phí bằng cách đạt được tối ưu hiệu quả của chuỗi cung ứng.
Lợi ích của Quản lỹ chuỗi cung ứng trong doanh nghiệp
Hiện nay, tính cạnh tranh trên thị trường ngày càng cao, vì vậy quản lý chuỗi cung ứng đóng góp một vai trò rất lớn trong hoạt động sản xuất của mọi tổ chức, doanh nghiệp. Nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới các hoạt động kinh doanh và sản xuất của các doanh nghiệp. Hoạt động SCM tốt sẽ giúp các doanh nghiệp đạt được những lợi ích sau:
- Tăng lợi thế cạnh tranh.
- Mở rộng chiến lược kinh doanh.
- Làm giảm chi phí sản xuất của doanh nghiệp.
- Cải thiện vòng đời cung ứng hàng hóa.
- Giảm lượng hàng tồn kho.
- Tăng lợi nhuận sau thuế.
Sự khác biệt giữa Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
Biểu đồ so sánh
Các quan điểm về sự khác nhau giữa Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
- Quan điểm truyền thống: đối với những người theo quan điểm này thì họ cho rằng SCM chỉ là một phần nhỏ trong Logistic. SCM được coi là những hoạt động bên ngoài công ty.
- Quan điểm tương đối: quan điểm này cho rằng Quản lý chuỗi cung ứng chỉ là một cái tên gọi khác của Logistics. Đây là cái nhìn của bên trong một tổ chức, khi mà hai hoạt động này có liên quan chặt chẽ đến nhau.
- Quan điểm đoàn thể: quan điểm này cho rằng SCM là bao gồm các hoạt động Logistics giữa các bộ phận của công ty với nhau. Còn Logistics là một bộ phận của SCM, nghĩa là những hoạt động giúp dòng chảy hàng hóa được hiệu quả.
Sự khác biệt chính giữa Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
- Logistics là dòng chảy hàng hóa, lưu trữ, kho bãi của nhà sản xuất, doanh nghiệp đến với người tiều dùng, khách hàng. Quản lý chuỗi cung ứng là sự chuyển động, tích hợp các hoạt động của chuỗi cung ứng hàng hóa, nguyên vật liệu.
- Mục đích của Logistic đối với doanh nghiệp là đem lại sự hài lòng cho khách hàng. Mục đích của Quản lý chuỗi cung ứng là tăng hiệu quả hoạt động của bộ máy sản xuất tới khách hàng, giảm thiểu chi phí, tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Logistics là hoạt động của một tổ chức nhất định, còn Quản lý chuỗi cung ứng là hoạt động của một số tổ chức với các bên liên quan.
- Logistic chỉ là một hoạt động trong Quản lý chuỗi cung ứng.
Kết luận
Sự cạnh tranh trên các quốc gia về mặt kinh tế đang càng ngày càng gay gắt hơn, chính vì vậy ngành Logistic và Supply chain management đang dần khẳng định được vai trò và tầm quan trọng của mình trong việc thúc đẩy sự phát triển của mỗi quốc gia. Mặc dù Việt Nam là đất nước của rất nhiều tiềm năng phát triển nhưng lại chưa khai thác hết được các tiềm năng của ngành Logistics và SCM. Qua bài viết này, hy vọng các đọc giả có cái nhìn chuẩn xác hơn về hai thuật ngữ này, và nó sẽ đóng góp phần nào đó trong sự phát triển của đất nước.
Bài viêt tham khảo:
https://clibme.com/12-xu-huong-phat-trien-cua-dich-vu-logistics/
https://clibme.com/quan-ly-chuoi-cung-ung/
https://clibme.com/logistics-va-vai-tro-cua-logistics-doi-voi-nen-kinh-te/