Thương mại điện tử đang rất bùng nổ trong những năm gần đây và hứa hẹn sẽ trở thành một xu hướng tất yếu trong tương lai. Yếu tố logistics đang được chú trọng hơn bao giờ hết, với việc các doanh nghiệp đang tập trung vào phát triển mảng dịch vụ này của họ nhất để thu hút một lương lớn khách hàng.
Hiểu được nhu cầu của khách hàng: người tiêu dùng muốn mua hàng nhanh chóng, mua được các sản phẩm chất lượng, muốn được giao đến hàng một cách an toàn và chắc chắn. Các doanh nghiệp cần xây dưng một hê thống logistics đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng để gây dưng nên uy tín của mình, thu hút đầu tư và cả khách hàng.
Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng logistics trong thương mại điện tử cần thiết để đáp ứng nhu cầu của khách hàng là không dễ dàng để đạt được. Ta sẽ cùng tìm hiểu tưng khía cạnh để có thể xây dựng nên một hệ thống “thành công”.
Nội dung bài viết
1. Logistics trong thương mại điện tử là gì?
Thương mại điện tử (E-commerce) là mô hình bán hàng qua mạng thông qua các kênh bán hàng trực tuyến.
Logistics là một hoạt động thương mại bao gồm quá trình lên kế hoạch, áp dụng và kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hóa hay thông tin liên quan tới nguyên nhiên liệu vật tư (đầu vào) và sản phẩm cuối cùng (đầu ra) từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ.
Logistics trong thương mại điện tử (E-logistics) đề cập đến các quy trình có liên quan đến việc lưu trữ và vận chuyển các hàng hóa từ nơi sản xuất hoặc tại kho hàng đến nơi tiêu dùng thông qua các giao dịch mua bán điện tử. Để có thể tiếp nhận và xử lý hàng triệu gói hàng được vận chuyển trên khắp cả nước vào bất kỳ thời điểm nào sẽ cần xây dựng một hệ thống có tổ chức, có quy mô và đi theo đúng hướng.
2. Sự quan trọng của Logistics trong Thương mại điện tử
Sự phát triển của thương mại điện tử trên thế giới là không thể phủ nhận. Ngay tại Việt Nam, sự phát triển mạnh mẽ trong thời gian ngắn của mô hình thương mại điện tử đã được thể hiện rất rõ qua những thành công nhất định. Song song với đó là sự phát triển của hệ thống logistics khi các doanh nghiệp cũng rất chú trọng đến. Đây chính là một trong những yếu tố tất yếu để quyết định sư thành công của một doanh nghiệp.
Trước đây trong hình thức truyền thống, hình thức vận chuyên chủ yếu sẽ là vận chuyển nguyên công (FCL – full container load), gây ra nhiều khó khăn và chưa thực sự phù hợp với ngành logistics hiện đại. Với việc ứng dụng yếu tố thương mại điện tử, chúng kết hợp để trở thành logistics trong thương mại điện tử (E-logistics), dần dần tạo thành một hình thức vận chuyển phổ biến và hợp lý hơn: hình thức vận chuyển hàng đơn lẻ (LCL – less than container).
Với việc xu hướng mua sắm online đang ngày càng phát triển, sự canh tranh của các doanh nghiệp đang dần trở nên “khốc liệt” hơn. Đi kèm với đó là sự xuất hiện và phát triển của các sàn thương mại điện tử như: Shopee, Lazada, Tiki, Amazon,… Sự phát triển này vô hình chung tạo ra một nhu cầu mua sắm lớn hơn, đòi hỏi một hệ thống phân phối hàng hóa với quy mô lớn hơn.
Logistics trong thương mại điện tử có khả năng đáp ứng vấn đề tái cấu trúc chuỗi cung ứng sinh ra từ nhu cầu bán hàng đa kênh. Bán hàng đa kênh làm cho hoạt động mua bán hàng hóa dần mất đi ranh giới giữa “thực” và “ảo”, đòi hỏi sự thay đổi và kết hợp linh hoạt cả hai phương thức online và offline. Việc ứng dung này giúp thỏa mãn yêu cầu mua hàng đa kênh của khách hàng.
3. Nhu cầu nâng cao hiệu quả dịch vụ logistics và chuyển phát hỗ trợ thương mại điện tử
Sư phát triển mạnh mẽ của Internet ở Việt Nam trong những năm gần đây đã trở thành bàn đạp cho sự phát triển nhanh chóng của hình thức mua bán trực tuyến các sản phẩm số hóa.
Nhưng mặt khác, đối với các sản phẩm hữu hình, dù cho các khâu tìm kiếm thông tin, hình ảnh sản phẩm, giao kết hợp đồng, thanh toán đơn hàng,… có thể thực hiện thông qua hình thức online thì khâu giao hàng từ nhà sản xuất, người bán đến tay khách hàng vẫn phải thực hiện offline, gắn với dịch vụ logistics và chuyển phát.
Mức chi phí dành cho dịch vụ logistics và chuyển phát là khá cao trong giá bán trực tuyến các sản phẩm hữu hình. Đây là một trong các yếu tố dẫn tới giá mua hàng trực tuyến chưa thấp hơn đáng kể so với hình thức mua hàng truyền thống.
Đồng thời, chất lượng của dịch vụ chuyển phát cũng chưa cao. Một phần, nhiều doanh nghiệp thương mại điện tử còn phải tự triển khai dịch vụ giao hàng. Mặt khác, người tiêu dùng còn nhiều quan ngại về thời gian giao hàng chưa đúng cam kết, khó theo dõi, định vị hay trả lại hàng đã mua. Đây là một trong các nguyên nhân dẫn tới việc mua hàng trực tuyến chưa thực sự hấp dẫn người tiêu dùng.
4. Một số thách thức ngành Thương mại điện tử phải đối mặt
Mặc dù là một lĩnh vực đang phát triển mạnh, lĩnh vực logistics ở Việt Nam có khá nhiều những thách thức phải đối mặt. Ngay những công ty như Lazada có mạng lưới giao hàng riêng cũng có những hạn chế nhất định. Kể cả khi có mạng lưới logistics của riêng mình, nó vẫn phải phụ thuộc vào các đối tác 3PL để thực hiện và phân phối các đơn đặt hàng dựa trên nhu cầu của lĩnh vực thương mại điện tử đang phát triển.
Bên cạnh đó, Việt Nam chủ yếu là nền kinh tế dựa trên tiền mặt, với hầu hết các giao dịch được thực hiện chủ yếu qua phương thức thanh toán bằng tiền mặt. Các công ty thương mại điện tử buộc phải dựa vào tiền mặt khi giao hàng và dẫn đến chi phí hoạt động cao hơn.
Các hãng cũng phải đối mặt với tình trạng sản phẩm bị trả lại, đổi, hỏng. Ngoài ra, 75% đơn hàng thương mại điện tử hàng ngày được giao dịch ở các thành phố lớn như Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, những nơi có lượng truy cập lớn, sẽ làm tăng chi phí.
https://vilas.edu.vn/logistics-trong-thuong-mai-dien-tu-toc-do-phat-trien-vuot-bac.html
5. Giải pháp để hoàn thiện và phát triển dịch vụ Logistics
Hoàn thiện khung pháp lý, hệ thống chính sách:
Nâng cao năng lực cơ sở hạ tầng logistics:
Theo đó, cần hoàn thiện quy hoạch chi tiết phát triển hạ tầng logistics bao gồm: kết cấu hạ tầng giao thông vận tải phù hợp với các quy hoạch về sản xuất các ngành công nghiệp, nông nghiệp, xuất nhập khẩu, chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương; huy động nguồn lực đầu tư vào hạ tầng logistics.
Nâng cao năng lực doanh nghiệp và chất lượng dịch vụ:
Để làm được như vây cần nâng cao năng lưc thông qua việc thu hút đầu tư trong và ngoài nước phát triển logistics; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào trong khâu quản lý, vận hành, đào tạo chuỗi cung ứng logistics; tích hợp sâu các dịch vụ logistics với các ngành sản xuất, xuất nhập khẩu, lưu thông hàng hóa trong nước.
Phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu:
Tuyên truyền cho các chủ hàng sử dụng dịch vụ logistics theo hướng chuyên môn hóa, thay đổi tập quán xuất nhập khẩu mua CIF – bán FOB nhằm tránh phụ thuộc vào đối tác nước ngoài trong việc thuê vận tải tạo điều kiện cho doanh nghiệp logistics tham gia vào nhiều công đoạn cung ứng dịch vụ có hàm lượng giá trị gia tăng cao.
Đẩy mạnh đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực:
Cần xây dựng và chuẩn hóa chương trình đào tạo logistics ở các cấp đại học, cao đẳng, trung cấp nghề; tiến tới hình thành đội ngũ cán bộ quản lý và lao động logistics có trình độ cao; nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng nhân lực tại các doanh nghiệp,…
Tạm kết
Tốc độ phát triển của thương mại điện tử (TMĐT) đã góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển của ngành logistics tại Việt Nam. E-commerce hiện nay được xem như là một mảnh đất màu mỡ để các “ông lớn” trong ngành tham gia vào và phục vụ cho các sàn TMĐT, nhằm mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho cả người bán và người mua. Tuy nhiên, những thách thức phải đối mặt cũng không hề nhỏ: các vấn đề về chi phí, quy trình thực hiện đơn hàng – fulfillment,…
Nếu thương mại điện tử là ngành công nghiệp của tương lai, thì logistics chính là “xương sống” giúp ngành phát triển mạnh mẽ và vững chắc. Bối cảnh đại dịch là minh chứng cho việc chỉ khi doanh nghiệp làm chủ được “xương sống” này thì chuỗi cung ứng và công tác giao vận mới không gãy và doanh nghiệp nhanh chóng nhận được sự đón nhận của người tiêu dùng. Đồng thời, điều này đã giúp mở ra tiềm năng phát triển không ngừng của thị trường E-logistics tương lai.
Tham khảo một số bài viết khác về TMĐT:
So sánh 2 sàn thương mại điện tử phổ biến nhất hiện nay. Shopee hay Lazada?
Đẩy mạnh kinh doanh nông sản trực tuyến trong bối cảnh Covid-19
TOP 10 tập đoàn TMĐT lớn nhất thế giới
5 CHỈ SỐ KPI THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ B2B QUAN TRỌNG MÀ BẠN KHÔNG NÊN BỎ LỠ
Số 1 của số 1 luôn tác giả ơi