NHỮNG ĐIỂM NHẤN TRONG BỨC TRANH KINH TẾ THẾ GIỚI ĐẦY BIẾN ĐỘNG 6 THÁNG ĐẦU NĂM 2022

Nền kinh tế thế giới 6 tháng đầu năm 2022 đã có rất nhiều điểm nhấn đặc biệt. Đặc biệt, kinh tế toàn cầu được dự báo giảm so với các dự báo đưa ra trước đó.

Kinh tế thế giới trong năm 2022 được dự báo giảm. Trong đó, được coi như “điểm nhấn” trong bức tranh thế giới nhiều biến động là Liên Hợp Quốc hạ mức tăng trưởng kinh tế thế giới, thương mại hàng hóa toàn cầu suy giảm, giá cả và lạm phát tăng, điều kiện tài chính toàn cầu có xu hướng thắt chặt và vốn FDI giảm.

I  Tổng quan tình hình kinh tế thế giới 6 tháng đầu năm

Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định sau hơn hai năm đại dịch cùng với tác động lan tỏa từ cuộc xung đột giữa Nga và U-crai-na hoạt động kinh tế thế giới giảm mạnh, dự kiến chỉ đạt 2,9% năm 2022, giảm 1,2 điểm phần trăm so với dự báo đưa ra vào tháng 01/2022. 

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2022 ở mức 3,6%, thấp hơn 0,8 điểm phần trăm so với dự báo tháng 01/2022. Tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2022 được Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) dự báo sẽ chậm lại và chỉ đạt mức 3%, thấp hơn 1,5 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 12/2021

Theo Liên hợp quốc, điểm nhấn của nền kinh tế thế giới được dự báo chỉ tăng trưởng 3,1% vào năm 2022, đánh dấu mức điều chỉnh giảm 0,9 điểm phần trăm so với dự báo được công bố vào tháng 01/2022. 

WB điều chỉnh giảm dự báo điểm nhấn tăng trưởng của một số nền kinh tế chủ chốt trên thế giới. Theo đó, tăng trưởng của Hoa Kỳ năm 2022 dự báo đạt 2,5%, giảm 1,2 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 01/2022; Khu vực đồng Euro chỉ đạt 2,5%. Trong khu vực Đông Nam Á, In-đô-nê-xi-a đạt 5,0%, Phi-li-pin đạt 6,0%, Thái Lan đạt 3,0%, Xin-ga-po đạt 4,3%, Ma-lai-xi-a đạt 6,0% và Việt Nam đạt cao nhất ở mức 6,5%.

điểm nhấn tăng trưởng toàn cầu
Dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2021 và 2022 của các tổ chức quốc tế – Nguồn: WB, IMF, OECD, UNDESA

II  Điểm nhấn của bức tranh kinh tế thế giới 

1. Liên hợp quốc hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới trong năm 2022

Dẫn Báo cáo Tình hình Kinh tế thế giới và Triển vọng tính đến giữa năm 2022 của Liên hợp quốc phát hành vào tháng 6/2022, nền kinh tế toàn cầu có thể đang trên đỉnh của một cuộc khủng hoảng mới, trong khi vẫn đang phục hồi sau đại dịch Covid-19. Cuộc chiến ở Ukraine đã làm cản trở sự phục hồi mong manh của toàn cầu, gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo tàn khốc ở châu Âu, đẩy giá lương thực và hàng hóa lên cao, tăng trưởng chậm lại và làm trầm trọng thêm áp lực lạm phát trên toàn thế giới…

Trong bối cảnh đó, nền kinh tế thế giới hiện được dự báo sẽ chỉ tăng trưởng 3,1% vào năm 2022 và 2023 (điều chỉnh giảm đáng kể lần lượt là 0,9 và 0,4 điểm % so với dự báo đưa ra tháng 1/2022)…

Điểm nhấn tăng trưởng kinh tế thế giới
Liên Hợp Quốc hạ mức tăng trưởng kinh tế thế giới xuống còn 3,1%

2. Thương mại hàng hóa toàn cầu suy giảm trong nửa đầu năm 2022

Thước đo thương mại hàng hóa của Tổ chức thương mại thế giới (WTO)[1] trong tháng 5/2022 cho thấy xung đột ở U-crai-na và các đợt phong tỏa liên quan đến đại dịch gần đây ở Trung Quốc đang làm suy giảm thương mại hàng hóa toàn cầu trong nửa đầu năm 2022.

Ngoài ra, xung đột giữa Nga và U-crai-na đã dẫn đến những xáo trộn nghiêm trọng trong hoạt động sản xuất và tiếp vận (logistic). Tuy Nga và U-crai-na chiếm dưới 3% tỷ trọng xuất khẩu toàn cầu nhưng nhiều ngành công nghiệp toàn cầu phụ thuộc vào nguồn cung cấp các mặt hàng quan trọng được sản xuất tại hai quốc gia này, đặc biệt là ở Nga.

Tình trạng thiếu hụt và giá các nguyên liệu đầu vào tăng cao chưa từng thấy đã xảy ra trong các chuỗi giá trị toàn cầu, dẫn đến sản xuất đình trệ và giá sản xuất tăng cao. Ngoài ra, chi phí vận tải tăng lên khi hoạt động hàng hải và thương mại ở Biển Đen bị gián đoạn, ảnh hưởng tiêu cực đến vận chuyển lương thực và dầu thô.

Thương mại dịch vụ đã gần phục hồi như mức trước đại dịch, chủ yếu từ các dịch vụ phi du lịch. Mặc dù hoạt động du lịch đã bắt đầu phục hồi ở các nền kinh tế phát triển có mức độ bao phủ tiêm chủng cao, nhưng nhìn chung hoạt động này vẫn còn khiêm tốn ở các quốc gia đang phát triển và mới nổi, đặc biệt là các quốc đảo nhỏ phụ thuộc vào du lịch.

Thương mại hàng hoá
Điểm nhấn thương mại hàng hoá toàn cầu suy giảm – Nguồn: Internet

3. Giá cả biến động và lạm phát tăng

Giá hàng hóa tiếp tục tăng cao trong nửa đầu năm 2022 sau đà tăng từ giữa năm 2020 do nhu cầu phục hồi trong bối cảnh sản xuất một số mặt hàng bị hạn chế cũng như tác động của xung đột giữa Nga và U-crai-na dẫn đến sự gián đoạn lớn đối với sản xuất và thương mại, đặc biệt những mặt hàng xuất khẩu chủ chốt năng lượng và lúa mì.

Giá các sản phẩm dầu, đặc biệt là dầu diesel và xăng, tăng cao hơn nhiều so với giá dầu thô do công suất lọc dầu không đủ và hoạt động xuất khẩu các sản phẩm dầu tinh chế của Nga bị gián đoạn. Nhóm các quốc gia G7 và EU tuyên bố sẽ cấm hoặc dần dần loại bỏ nhập khẩu dầu của Nga, với các biện pháp tương tự được thực hiện đối với than và khí đốt tự nhiên của quốc gia này.

Giá nông sản được dự báo sẽ tăng 18% trong năm 2022, cao hơn các dự báo trước đó, do sản lượng ngũ cốc giảm ở U-crai-na cũng như chi phí đầu vào cao. Giá phân bón dự kiến sẽ tăng gần 70% năm 2022 do chi phí đầu vào tăng cao, sản xuất giảm và gián đoạn thương mại.

Nga và U-crai-na là những nước xuất khẩu lúa mì chính, chiếm khoảng 1/4 lượng lúa mì xuất khẩu toàn cầu. Nga cũng là nước xuất khẩu phân bón lớn nhất thế giới và đã thiết lập các hạn ngạch và hạn chế mới đối với xuất khẩu. Khoảng 90% lượng ngũ cốc xuất khẩu của U-crai-na chảy qua các cảng Biển Đen, hiện không hoạt động. Một số lượng lúa mì có thể được vận chuyển qua  đường bộ và đường sắt, nhưng khối lượng sẽ giảm mạnh do tắc nghẽn cơ sở hạ tầng và các lo ngại về an toàn. 

Giá kim loại tiếp tục tăng trong năm 2022, góp phần làm tăng đáng kể so với mức tăng của năm ngoái. Giá nhôm và niken tăng khoảng 30% do tầm quan trọng của Nga với tư cách là một nhà xuất khẩu lớn. Giá kim loại hiện dự kiến sẽ tăng 12% năm 2022, một mức tăng đáng kể so với các dự báo trước đó. Ảnh hưởng của cuộc xung đột ở U-crai-na được cho là ít tác động lâu dài đến giá kim loại hơn là giá năng lượng.

Theo IMF, do tác động của xung đột ở U-crai-na và áp lực giá cả ngày càng tăng, lạm phát dự kiến sẽ tiếp tục tăng cao hơn so với dự báo trước đó. Xung đột có thể sẽ kéo dài tác động đến giá hàng hóa, ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến giá dầu và khí đốt năm 2022 và giá lương thực năm 2023. Trong năm 2022, IMF dự báo lạm phát là 5,7% ở các nền kinh tế phát triển và 8,7% ở thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển, cao hơn 1,8 và 2,8 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 01/2022.

Lạm phát
Giá cả và lạm phát tăng – Nguồn: Internet

4. Điều kiện tài chính toàn cầu có xu hướng thắt chặt, vốn FDI giảm

Theo WB, lạm phát tăng dẫn đến kỳ vọng thắt chặt chính sách tiền tệ diễn ra nhanh hơn trên toàn thế giới. Lợi tức trái phiếu của các nền kinh tế phát triển đã tăng rõ rệt và các thước đo về biến động vốn chủ sở hữu đã tăng liên tục, ảnh hưởng đến việc định giá tài sản rủi ro. Kể từ đầu năm, chứng khoán Hoa Kỳ và khu vực đồng Euro đã giảm lần lượt khoảng 13% và 12%. 

Ngày 15/6/2022, Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ (Fed)[2] thông báo nâng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm để đối phó với tình trạng lạm phát tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ. Đây là lần đầu tiên kể từ năm 1994, Fed nâng lãi suất lên mức này. Lãi suất tham chiếu tại Mỹ hiện nằm trong khoảng 1,5% – 1,75% và sẽ ảnh hưởng đến hàng triệu hộ gia đình và doanh nghiệp Hoa Kỳ do sẽ kéo nhiều loại lãi suất lên cao, như lãi vay mua nhà, mua ô tô, lãi thẻ tín dụng và vay kinh doanh, từ đó làm giảm tốc tăng trưởng của nền kinh tế. 

Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển UNCTAD[4] nhận định dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu năm 2021 là 1,58 nghìn tỷ USD, tăng 64% so với năm đầu tiên diễn ra đại dịch. Động lực chính của dòng vốn FDI đến từ việc bùng nổ hoạt động mua bán và sáp nhập, tốc độ tăng trưởng nhanh chóng trong lĩnh vực tài trợ dự án quốc tế do nới lỏng tài chính và các gói kích thích cơ sở hạ tầng lớn.

Tuy nhiên, môi trường toàn cầu đối với kinh doanh quốc tế và đầu tư xuyên biên giới đã thay đổi đáng kể trong năm 2022 đặc biệt điểm nhấn là do xung đột giữa Nga và U-crai-na, trong khi thế giới vẫn phải đối mặt với tác động của đại dịch. Sự không chắc chắn của nhà đầu tư và tình trạng rủi ro có thể gây áp lực giảm đáng kể lên FDI toàn cầu vào năm 2022. Nhìn chung, UNCTAD dự báo động lực tăng trưởng của năm 2021 không thể duy trì và dòng vốn FDI toàn cầu năm 2022 có thể sẽ đi xuống hoặc đi ngang.

Tài chính toàn cầu
Điều kiện tài chính toàn cầu có xu hướng thắt chặt, vốn FDI giảm – Nguồn: Internet

III Lời kết

Trên đây là một số điểm nhấn của bức tranh kinh tế thế giới đầy biến động 6 tháng đầu năm 2022. Qua bài viết, giúp bạn sẽ biết và hiểu rõ hơn về tình hình kinh tế thế giới. Bên cạnh đó, có những cái nhìn tổng quan về thương mại hàng hóa, giá cả và điều kiện tài chính toàn cầu.

Hy vọng rằng bài viết sẽ cung cấp đủ thông tin cho nội dung bạn đang tìm kiếm!

https://dangcongsan.vn/the-gioi/tin-tuc/nhung-diem-nhan-trong-buc-tranh-the-gioi-nhieu-bien-dong-610502.html

 

Sinh viên: Phạm Thị Phương Thảo

MSV: 20050018

Lớp: 212_INE3104 2