Dù mới xuất hiện đầu năm 2022 tại Việt Nam, những TikTok Shop là một chủ đề rất nóng được thảo luận, trao đổi trên rất nhiều nền tảng mạng xã hội. Nhiều nguồn tin cho rằng, kênh bán hàng mới mẻ này là đối thủ rất nặng ký của các sàn thương mại điện tử nổi đình nổi đám hiện nay như: Shopee, Lazada, Tiki,… Vậy Tik Tok Shop đã làm thế nào để kiếm được nguồn doanh thu khổng lồ trong năm vừa qua.
Nội dung bài viết
1. Tik Tok Shop là gì?
Sàn thương mại điện tử Tiktok Shop tạo môi trường mua sắm ngay trong Tiktok mà không cần thông qua trình duyệt hay ứng dụng khác. Công ty chủ quản của Tiktok cho biết “Tiktok shop là tất cả giải pháp, tính năng và công cụ cần thiết cho doanh nghiệp có nhu cầu triển khai thương mại điện tử trên Tiktok.”
Tiktok Shop là một gian hàng được tích hợp trên nên tảng Tiktok. Khi người dùng xem video sẽ hiện trực tiếp link mua hàng trên đó. Các sản phẩm của người bán được giới thiệu cho người dùng thông qua video, livstream và tab giới thiệu nổi bật. Người mua sẽ dễ dàng tìm hiểu được đầy đủ các thông tin chi tiết của sản phẩm như về giá, lượt mua, đánh giá,…
Khi thiết lập TikTokShop, doanh nghiệp sẽ có ngay một tab mua sắm trên hồ sơ tài khoản (biểu tượng giỏ mua sắm). Lúc này, khách hàng có thể lướt qua và lựa chọn sản phẩm có nhu cầu mua sắm.
2. Thứ hạng của Tik Tok Shop trên thị trường thương mại điện tử tại Việt Nam
Trong 3 năm vừa qua, không thể phủ nhận được sự bùng nổ và phát triển đáng kinh ngạc của thương mại điện tại Việt Nam. Hiện nay, Shopee là sàn TMĐT phổ biến nhất và TikTok là kênh chia sẻ video lớn nhất.
Trước khi TikTok Shop chính thức chào sân tại Việt Nam, giữa TikTok và các sàn TMĐT đã tồn tại hình thức tiếp thị liên kết (Affiliate marketing) có thể coi như mối quan hệ cộng tác giữa TikTok và sàn TMĐT như Shopee, Lazada, Tiki,…Các KOLs sẽ review, giới thiệu sản phẩm trên TikTok và điều hướng người dùng có nhu cầu mua sản phẩm vào link trong video liên kết trực tiếp với trang bán hàng tại sàn TMĐT hoặc gắn link dưới mô tả.
Nhưng hiện tại, khi có TikTok Shop, các TikToker, nhà bán hàng có thể gắn link gian hàng ngay trên video, người xem có thể vào mua hàng trực tiếp trên TikTok mà không cần phải thoát ra khỏi ứng dụng.
Chính vì thế, có thể nhận định, TikTok Shop là đối thủ nặng ký của các sàn TMĐT trong tương lai gần.
Tổng quan về TikTok Shop trong tháng 11 năm 2022.
3. Các chiến lược giúp cho Tik Tok Shop thu về khoản doanh thu khổng lồ
3.1. Tập trung chủ yếu đối tượng khách hàng trẻ tuổi
Đa số người dùng của Tiktok ở độ tuổi trẻ, trong đó độ tuổi từ 15 tới 30 là đối tượng tiêu dùng chính, được phân thành 2 nhóm tuổi:
– Nhóm 15-22 là học sinh, sinh viên thường lựa chọn mặt hàng giải trí, giá thấp, theo trend.
– Nhóm còn lại từ 23-30 là nhóm dân văn phòng, mẹ bỉm sữa. Mặt hàng phù hợp với nhóm khách hàng này là các mặt hàng gia dụng cần thiết cho gia đình, hoặc làm đẹp, chăm sóc sức khỏe.
Các seller tại Việt Nam đã phân khúc tệp khách hàng để đưa ra chiến lược kinh doanh trên Tiktok Shop một cách thông minh. Một trong những cách bán hàng trên Tiktok Shop hiệu quả là phải nắm được nhu cầu, sở thích của 2 nhóm khách hàng này, từ đó các seller dễ dàng chọn lựa mặt hàng cũng như hình thức video phù hợp. Tiktok Shop được chia thành 2 loại như sau:
Mặt hàng theo trend
Một trong những mặt hàng bán chạy trên Tiktok Shop hiện nay là hàng theo trend, chủ yếu mặt hàng này xuất xứ từ Trung Quốc, có giá trị thấp nhưng tiện lợi cho cuộc sống hằng ngày. Bán hàng qua Tiktok Shop có thể chọn mặt hàng là đồ gia dụng trong nhà bếp, dụng cụ làm đẹp, thể dục thể thao hay đồ chơi trẻ em.
Các mặt hàng theo trend được giới trẻ ưu chuộng.
Cân bằng giá bán, giá nhập
Cách bán hàng trên Tiktok hiệu quả không chỉ đơn thuần là chạy theo trend, bán sản phẩm cực rẻ. Bài toán đặt ra phải cân đối được tài chính, tỉ suất lợi nhuận của các sản phẩm được kinh doanh. Theo chia sẻ của một chủ shop chuyên kinh doanh trên Tiktok Shop: ”Nếu chọn ngách là sản phẩm bình dân, sẵn sàng bán giá cực rẻ để hút khách thì phải ăn về số lượng, vì một sản phẩm dù lãi rất ít thì cần có số lượng khách mua cực lớn mình mới đảm bảo đủ lãi để vận hành bộ máy, nhân viên”.
3.2. Tiên phong cho trào lưu tiếp thị liên kết (Affiliate marketing)
Trước khi bắt đầu với TikTok Shop, ứng dụng này đã tiên phong cho trào lưu tiếp thị liên kết (Affiliate marketing) giúp người dùng dễ dàng chuyển tiếp đến một ứng dụng khác để mua hàng, thông qua đường link được gắn trên TikTok.
Minh hoạ hình thức mua hàng thông qua đường link tiếp thị liên kết.
Nhờ tiếp thị liên kết, nhiều đơn hàng phát sinh từ những review, quảng cáo trên TikTok, mở ra trào lưu #TikTokMadeMeBuyIt (tạm dịch: TikTok khiến tôi mua nó). Tuy nhiên, quá trình đặt hàng không cần phải diễn ra trên nền tảng này. Đơn hàng có thể được thực hiện trên sàn thương mại điện tử, thậm chí là các trang mạng xã hội đối thủ như Facebook, Instagram.
Tại ngày 27/9, lượt xem các video có hashtag #TikTokMadeMeBuyIt lên đến 23,8 tỷ, gấp gần 4 lần tổng dân số thế giới.
Người dùng hưởng lợi khi mua được mặt hàng ưng ý, các KOLs, influencers (người có ảnh hưởng với một cộng đồng trên internet) nhận hoa hồng thông qua đường link liên kết, các sàn thương mại điện tử phát sinh thêm giao dịch.
Còn TikTok nắm bắt được toàn bộ dữ liệu về hành trình và thói quen mua hàng của người dùng. Và TikTok Shop xuất hiện, phá đảo cục diện thị trường thương mại điện tử. Tiktok Shop đang làm được điều Shopee và Lazada chưa làm được – nền tảng kết nối vững chắc. Tiktok thành công trong việc kết nối trải nghiệm khách hàng từ giải trí đến mua sắm.TikTok đang chứng minh mình là một ứng dụng đa nhiệm tốt nhất hiện nay khi có thể đáp ứng nhu cầu của đa số người dùng thông qua shoppertainment (mua sắm online kết hợp giải trí).
ByteDance – công ty sở hữu TikTok định vị trang TikTok Shop là bước phát triển tiếp theo trong mua sắm trực tuyến. Gây nghiện hơn vì được hỗ trợ bởi thuật toán của TikTok và thú vị hơn khi được xếp lớp vào cuộn video lướt đến vô tận. Sử dụng TikTok Shop, người bán có thêm nút mua sắm hiển thị ngay trên video hoặc trang cá nhân của họ, cho phép khách hàng mua sắm mà không cần rời khỏi ứng dụng.
Minh hoạ hình thức mua hàng thông qua TikTok Shop.
3.3. Tiếp nối trào lưu mua sắm trực tiếp
Mua sắm trực tiếp, kết hợp giữa mua sắm (shopping) và phát trực tiếp (livestream), cho phép người bán và người mua tương tác với nhau theo thời gian thực thông qua video được phát trực tiếp. Nền công nghiệp này đã thịnh hành tại Trung Quốc trong hơn một thập kỷ, ước tính trị giá 305 tỷ USD vào năm 2021, theo Coresight Research.
Tính năng này phổ biến trên toàn cầu nhờ sự “tiếp tay” của Facebook. Tuy nhiên, mới đây, Facebook đã thông báo sẽ dừng tính năng mua sắm trực tiếp vào tháng 10 để tập trung phát triển các tính năng khác.
Đây chính là cơ hội cho TikTok Shop đánh chiếm phân khúc này (TikTok Shop Stream). Dù Shopee và Lazada đều đã giới thiệu tính năng mua sắm trực tiếp nhưng chưa thực sự tạo được tiếng vang.
Lướt nhanh TikTok vào khung giờ vàng, không khó để bắt gặp hàng loạt livestream bán hàng có liên kết đến gian hàng.
Trở ngại lớn nhất của TikTok là chuyển mình từ một mạng xã hội thành nền tảng tích hợp mua sắm. TikTok vẫn bị mặc định là một công cụ giải trí thay vì kênh mua sắm hữu ích.
Nếu ở các sàn thương mại điện tử khác, khách hàng phải tìm kiếm sản phẩm dựa trên nhu cầu của bản thân. Tại TikTok Shop, người dùng chỉ cần dừng lại xem một video bất kỳ, những video tương tự sẽ hiển thị ngay sau đó khiến họ bị kích thích bởi nội dung giới thiệu sản phẩm, livestream bán hàng. Từ đó, người dùng dễ phát sinh nhu cầu dù trước đó không có.
Để đứng vững trên thị trường thương mại điện tử cạnh tranh khốc liệt, TikTok Shop sẽ phải đối mặt với những thách thức tương tự các sàn thương mại điện tử hiện nay như chi phí hoa hồng, phương thức thanh toán, logistics, chất lượng hàng hoá, giá cả…
Theo báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company, quy mô thương mại điện tử của Việt Nam hiện đạt giá trị 21 tỷ USD và dự kiến sẽ tăng lên 57 tỷ USD vào năm 2025.
Số liệu tháng 7 của DataReportal chỉ ra có đến 60,7% người dùng internet từ 16 đến 64 tuổi tại Việt Nam mua sắm trực tuyến mỗi tuần. Dù “sinh sau đẻ muộn” nhưng dư địa phát triển vẫn còn, tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của TikTok Shop sẽ đe dọa các sàn thương mại điện tử thuần Việt như Tiki, Sendo để giành lấy thị phần thương mại điện tử tại Việt Nam, nhăm nhe bước vào top 3 để đối đầu với Shopee và Lazada.
3.4. TikTok Shop nội dung chiếm 80% và quảng cáo 20%
Một khác biệt lớn của nền tảng Tiktok Shop mà nhà bán hàng cần lưu ý, đó là vấn đề quảng cáo. Triết lý đằng sau việc hạn chế bán quảng cáo hiển thị của Tiktok rất đơn giản, quảng cáo thì thường không hấp dẫn và không mang lại trải nghiệm tốt nhất cho số đông người xem, nói cách khác người xem không thích quảng cáo mà thay vào đó là những video có nội dung chất lượng.
Hiện nay, đã có khá nhiều việc để quảng cáo chen vào nhiều trong quá trình mua hàng sẽ làm mất cảm xúc và không còn thích thú mua nữa. Nếu như TikTok Shop có thể xây dựng nội dung chiếm 80% thì đây sẽ là đối thủ đáng gờm và đe dọa cho các nhà bạn cạnh tranh.
3.5. Tỷ lệ chuyển đổi cao
Điểm đặc biệt trong thuật toán phân phối nội dung của Tiktok đó là ưu tiên tuyệt đối nội dung. Đối với người xem thì nó chính lá tab “For you” trên giao diện ứng dụng, đối với nhà bán hàng và nhà sáng tạo nội dung thì đó là cơ hội video được phân phối tới hàng triệu lượt người xem chỉ sau 1 đêm – nếu nội dung đủ chất lượng.
Lá tab “For you” giúp cho bất kỳ video nào cũng có thể nhanh chóng trở nên nổi tiếng.
Khác với các nền tảng MXH và sàn TMĐT khác cần thời gian để phân tích hành vi, tính cách của người dùng để lựa chọn đối tượng sẽ phân phối nội dung mỗi khi người dùng đó đăng một nội dung mới, thuật toán của Tiktok làm ngược lại, họ phân phối thử nội dung cho một lượng người dùng nhất định để kiểm chứng và sẵn sàng mở rộng nhanh chóng tập đối tượng được phân phối khi xác nhận được tín hiệu tốt từ các tập được thử nghiệm.
Điều này đặc biệt quan trọng đối với các nhà bán hàng mới, các shop sẽ bình đẳng trước cơ hội được phân phối nội dung, không quan trọng shop mới hay shop cũ, chưa có follow hay đã có nhiều follow. Mọi người chỉ cần tập trung vào sáng tạo nội dung tốt, cơ hội bùng nổ doanh số trên TikTok Shop là tức thì.
Với các nền tảng thương mại điện tử khác, việc nổ số lượng đơn hàng lớn, hàng trăm đơn một đêm là điều hoàn toàn không thể với các shop bán hàng mới. Tuy nhiên, với TikTok Shop thì hoàn toàn có thể. Chỉ cần nội dung đủ chất lượng, khi chấm điểm và phân phối video lên xu hướng, rất dễ dàng bùng nổ đơn từ hàng trăm đến hàng nghìn đơn là hoàn toàn bình thường.
3.6. Video dạng ngắn giúp thúc đẩy quá trình mua hàng nhanh chóng
Những video thu hút và giúp cho thúc đẩy quá trình mua hàng.
4. Kết luận
Như vậy, tuy TikTok Shop là một nền tảng màu mỡ và rất nhiều tiềm năng cho việc kinh doanh, nhưng để thành công vẫn đòi hỏi cách tiếp cận thông minh và hiệu quả. So với các sàn TMĐT hiện tại, TikTok Shop vẫn còn những mặt ưu điểm và hạn chế nhất định cần cải tiến và phát triển hơn nữa. Đồng thời TikTok Shop có tiềm năng lớn trong tương lai, nền tảng thương mại điển tử, mua sắm trực tuyến tại Việt Nam sẽ ngày càng phát triển nhờ có những nỗ lực cải tiến không ngừng của các kênh bán hàng hiện đại.
Có thể bạn quan tâm:
6 chiến lược giúp sàn thương mại điện tử Shopee thành công tại thị trường Việt Nam
Top 10 ý tưởng khởi nghiệp thành công nhất để bắt đầu trên Alibaba vào năm 2023
Top 6 sàn giao dịch thương mại điện tử hot nhất
Sinh viên thực hiện: Phạm Phi Hùng
Mã sinh viên: 20050095
Lớp: QH-2020-E KTQT CLC 1
Mã lớp học phần: INE3104 5