4 Loại Tiền Mã Hoá Phổ Biến Và Cách Đầu Tư Tiền Ảo An Toàn

4 loại tiền mã hoá phổ biến và cách đầu tư tiền ảo an toàn

Tiền mã hoá là gì, đầu tư tiền ảo có những rủi ro gì và cách đầu tư tiền điện tử thế nào cho an toàn là các câu hỏi thường được đặt ra bởi các nhà đầu tư mới. Bài viết này sẽ giải đáp các thắc mắc trên đồng thời đưa ra bốn loại crypto currency phổ biến nhất hiện nay.

Tiền mã hoá là gì?

Tiền mã hoá được gọi với tên tiếng Anh là cryptocurrency, là từ ghép giữa cryptography (mật mã hay mã hoá) và currency (tiền tệ). Đây là một loại tiền kỹ thuật số phi tập trung được bảo mật bằng kỹ thuật mã hóa dựa trên sức mạnh của công nghệ blockchain.

Cryptocurrency không được được phát hành bởi bất kỳ cơ quan trung ương nào. Do vậy, về mặt lý thuyết, chúng không bị ảnh hưởng bởi sự can thiệp hoặc thao túng của chính phủ. Một số loại tiền mã hoá phổ biến trên thị trường tiền ảo có thể kể đến như Bitcoin, Binance Coin, Ethereum, Near, BNB, Dogecoin,..

Tiền mã hoá đang ngày càng trở nên phổ biến
Tiền mã hoá đang ngày càng trở nên phổ biến

Tiền mã hoá có phải là khoản đầu tư an toàn không?

Tiền mã hoá thường là khoản đầu tư không ổn định do nhà đầu tư thua lỗ cao do lừa đảo, bị hack, lỗi sàn giao dịch và các biến động thị trường. Mặc dù được bảo mật một cách an toàn, sự phức tạp về mặt kỹ thuật của việc sử dụng và lưu trữ tài sản mã hoá có thể mang đến rủi ro cho người dùng mới.

  • Rủi ro người dùng: Không giống như giao dịch truyền thống, giao dịch tiền điện tử không thể bị đảo ngược hoặc hủy sau khi nó được thực hiện. Theo một số ước tính, khoảng 1/5 tổng số bitcoin hiện không thể truy cập được do mất mật khẩu hoặc địa chỉ gửi không chính xác.
  • Rủi ro pháp lý: Tình trạng pháp lý của một số loại tiền kỹ thuật số vẫn chưa rõ ràng do thiếu các quy định chung toàn cầu. Hiện tại, nhiều chính phủ chưa có quy định cụ thể về việc đầu tư tiền ảo hoặc đang tìm cách quản lý chúng dưới dạng chứng khoán và tiền tệ.
  • Rủi ro trong việc quản lý: Tính phức tạp và ẩn danh của các giao dịch tiền điện tử cản trở việc điều tra và phát hiện các hành vi rửa tiền nếu các nhà quản lý không có chuyên môn. Tiền mã hoá đặc biệt khó kiểm soát và theo dõi do tính xuyên biên giới. Mặt khác, việc theo dõi và quản lý đòi hỏi các công cụ tư nhân đắt đỏ với chi phí cao.
  • Rủi ro thị trường: Do thiếu tính minh bạch và các định cụ thể, nhiều cá nhân hay tổ chức có hành vi thao túng thị trường nhằm tư lợi cá nhân. Do đó, các nhà đầu tư cần cẩn thận khi ngày càng có nhiều loại tiền kỹ thuật số mới và khi giao dịch trên các thị trường nhỏ và kém thanh khoản.

Đầu tư tiền mã hoá tuy mang lại sự thuận tiện và lợi nhuận cho nhà đầu tư nhưng lại tiềm ần không ít rủi ro. Do đó, trước khi quyết định đầu tư tiền ảo, các nhà đầu tư cần xem xét và tìm hiểu kĩ những rủi ro và khó khăn có thể xảy ra trong quá trình giao dịch và đầu cơ để bảo vệ tài sản của chính mình.

Các nhà đầu tư cần phòng tránh các rủi ro tiền mã hoá
Các nhà đầu tư cần phòng tránh các rủi ro tiền mã hoá

Các bước đầu tư tiền mã hoá một cách an toàn

Đầu tư tiền ảo luôn luôn tiềm ẩn các rủi ro. Vậy làm thế nào để đầu tư tiền mã hoá an toàn? Dưới đây là một số lời khuyên bạn nên tham khảo trước khi thực hiện “thương vụ” đầu tư của mình.

Nghiên cứu và tìm hiểu về các sàn giao dịch tiền mã hoá

Trước khi đầu tư, điều quan trọng là phải tìm hiểu về các sàn giao dịch tiền mã hoá khác nhau. Có hơn 500 sàn giao dịch để bạn lựa chọn, do đó, hãy nghiên cứu, đọc các bài đánh giá, nghiên cứu các tiện ích khác nhau và so sánh phí. Ngoài ra cần nên cân nhắc các dịch vụ hỗ trợ khách hàng, các loại tiền có sẵn, giao diện người dùng và trao đổi với các nhà đầu tư có kinh nghiệm hơn trước khi đưa ra quyết định.

Lưu trữ tiền kỹ thuật số của bạn một cách an toàn

Hãy cân nhắc sử dụng ví ‘phần cứng” (hardware wallet), chẳng hạn như ổ USB hoặc ví phần mềm trực tuyến (online software wallet) để lưu trữ tiền mã hoá. Một số nhà giao dịch chọn đầu tư vào ví tiền điện tử (crypto wallet ) để giữ tiền của họ ngay cả khi ngoại tuyến, khiến tin tặc không thể truy cập được.

Tiền mã hoá cần được lưu trữ cẩn thận
Tiền mã hoá cần được lưu trữ cẩn thận

Luôn luôn cảnh giác

Hãy cảnh giác với những chiêu trò lừa đảo trên thị trường tiền ảo. Những kẻ lừa đảo có thể cố gắng lợi dụng cơn sốt cryptocurrency và lừa mọi người đầu tư vào những cơ hội không tồn tại. Hãy nhớ rằng không có khoản đầu tư tiền ảo nào được đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Bắt đầu từ khoản đầu tư tiền ảo nhỏ

Thị trường tiền ảo có thể có nhiều biến động và thay đổi khó nắm bắt. Do đó, người dùng mới nên bắt đầu từ những khoản đầu tư nhỏ để theo dõi và dự đoán các biến động về giá. Từ số vốn khiêm tốn, bạn có thể tăng khối lượng đầu tư sau khi đã rút ra được những bài học và kinh nghiệm đối phó với những thay đổi đột ngột trên thị tường.

Đa dạng hoá danh mục đầu tư tiền điện tử

Đa dạng hoá các danh mục đầu tư tiền ảo thay vì chỉ tập trung vào một loại cryptocurrency là cách đầu tư khôn ngoan. Việc này giúp nhà đầu tư giảm thiểu rủi ro và bảo vệ mình trước những cú sốc trên thị trường. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải có phương pháp đầu tư cho từng loại tiền kỹ thuật số mà bạn nắm giữ và đảm bảo tăng trưởng dài hạn cho từng danh mục đầu tư.

Đa dạng hoá danh mục đầu tư giúp giảm thiểu rủi ro trong đầu tư tiền ảo
Đa dạng hoá danh mục đầu tư giúp giảm thiểu rủi ro trong đầu tư tiền ảo

Các loại tiền mã hoá phổ biến hiện nay

Các loại tiền mã hoá phổ biến nhất trên thế giới hiện nay bao gồm:

  1. Bitcoin (BTC)
  2. Ethereum (ETH)
  3. Tether (USDT)
  4. Binance Coin (BNB)

Bitcoin (BTC)

Bitcoin là loại tiền mã hoá đầu tiên, phổ biến nhất và có giá trị cao nhất trên thị trường. Bitcoin được giới thiệu ra công chúng vào năm 2009 bởi một nhà phát triển ẩn danh hoặc một nhóm nhà phát triển dưới cái tên Satoshi Nakamoto.

  • Không giống như tiền tệ fiat, Bitcoin được tạo, phân phối, giao dịch và lưu trữ phi tập trung bằng công nghệ blockchain.
  • Bitcoin được bảo mật bằng cơ chế đồng thuận PoW (proof-of-work), tạo nên một môi trường đầu tư an toàn cho các “thợ đào” cạnh tranh trong việc xác thực giao dịch.
  • Với giới hạn nguồn cung là 21 triệu coin, giá trị của BTC luôn được duy trì theo thời gian.

Giá tiền điện tử Bitcoin có biên độ dao động rất lớn. Ví dụ, Bitcoin có mức giá 7.167,52 USD vào ngày 31 tháng 12 năm 2019 và một năm sau, nó đã tăng giá hơn 300% lên 28.984,98 USD.

Ethereum (ETH)

Ethereum (ETH) được cho ra mắt vào năm 2015 bởi Vitalik Buterin và các cộng sự. Xếp ngay sau Bitcoin, Ethereum là loại tiền mã hoá phổ biến thứ hai trên thế giới.

  • Ethereum được thiết kế để có khả năng mở rộng, lập trình với đặc tính an toàn và phi tập trung. Đó công nghệ blockchain dành riêng các nhà phát triển và doanh nghiệp tạo ra công nghệ dựa trên nó để thay đổi cách thức hoạt động của nhiều ngành công nghiệp.
  • Ban đầu ETH sử dụng cơ chế PoW giống BTC nhưng sau này đã đổi sang mô hình PoS (proof-of-stake) tiết kiệm năng lượng hơn.
  • ETH hỗ trợ các hợp đồng thông minh, một công cụ thiết yếu đằng sau các ứng dụng phi tập trung.

Số lượng đồng Ethereum đang lưu hành là hơn 122 triệu đơn vị. Mặc dù số lượng ETH có thể được tạo ra là vô hạn, thời gian cần thiết để xử lý một khối ETH sẽ giới hạn số lượng ETH được tạo ra mỗi năm.

Ethereum là một loại tiền mã hoá phổ biến
Ethereum là một loại tiền mã hoá phổ biến

Tether (USDT)

Tether được ra mắt với tên RealCoin vào tháng 7 năm 2014 và được đổi tên thành Tether. Tether thuộc sở hữu của iFinex, một công ty đến từ Hồng Kông và đồng thời sở hữu sàn giao dịch tiền mã hoá BitFinex.

  • Theo trang web của Tether (USDT) là một loại tiền điện tử ổn định cố định theo đồng đô la Mỹ và được hỗ trợ “100% bằng nguồn dự trữ của Tether”.
  • Tether cũng phát hành các token được gắn với đồng euro, đồng nhân dân tệ của Trung Quốc, đồng peso của Mexico và vàng.
  • Tether được sử dụng bởi các nhà đầu tư muốn tránh sự biến động về giá của tiền kỹ thuật số trong khi nắm giữ tiền.

Tính đến tháng 1 năm 2023, Tether là loại tiền mã hoá phổ biến thứ ba sau Bitcoin (BTC) và Ethereum (ETH) và là loại tiền ổn định (stablecoin) lớn nhất với vốn hóa thị trường gần 68 tỷ USD.

Binance Coin (BNB)

Binance Coin là loại tiền điện tử do sàn giao dịch Binance phát hành và giao dịch với ký hiệu BNB. Tính đến tháng 8 năm 2023, Binance Exchange là sàn giao dịch tiền mã hoá lớn nhất thế giới, với khối lượng 6,7 tỷ USD.

  • Từ một token tiện ích để giảm phí giao dịch, Binance được mở rộng sang thêm nhiều ứng dụng, bao gồm thanh toán phí giao dịch (trên Chuỗi Binance), đặt chỗ du lịch, giải trí, dịch vụ trực tuyến và dịch vụ tài chính.
  • BNB ban đầu phát triển dựa trên công nghệ blockchain của Ethereum nhưng hiện là cryptocurrency gốc của chuỗi Binance.
  • Binance Chain giúp nguời dùng tạo các DApp và hợp đồng thông minh, đồng thời hoạt động nhanh chóng và tốn ít phí hơn so với nhiều blockchain khác.

Binance Smart Chain đang xử lý tới 3,9 triệu giao dịch tiền điện tử hàng ngày; gấp ba lần Ethereum. Trong tương lai, BNB sẽ ngày càng trở nên phổ biến hơn nữa với những ưu điểm vượt trội của mình.

Kết luận: Có nên đầu tư vào tiền mã hoá ?

Các nhà đầu tư chỉ nên đầu tư vào tiền mã hoá khi biết rõ những rủi ro mình có thể gặp phải và cách đầu tư an toàn để tránh được những sự cố đáng tiếc hay những thay đổi đột ngột trên thị trường tiền ảo và thành công kiếm được lợi nhuận.

Xem thêm:

Sinh viên thực hiện: Đỗ Trà My

Mã sinh viên: 20050887

Mã lớp học phần: INE3104 5