Vinamilk luôn là một trong những doanh nghiệp thành công và nổi trội nhất trong ngành công nghiệp chế biến sữa của Việt Nam, chiếm hơn 54,5% thị phần sữa nước, 40,6% thị phần sữa bột, 33,9% thị phần sữa chua uống, 84,5% thị phần sữa chua ăn và 79,7% thị phần sữa đặc trên toàn quốc. Vậy ở thị trường quốc tế, Vinamilk đã có những điểm nổi bật như thế nào để khẳng định vị thế và mở rộng kinh doanh quốc tế của mình? Hãy cùng tìm hiểu ngay về chiến lược kinh doanh quốc tế của doanh nghiệp tại bài viết này nhé!
Nội dung bài viết
I. Tổng quan về công ty Vinamilk
1. Thông tin chung
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (tên tiếng Anh là Vietnam Dairy Products Joint Stock Company); tên khác: Vinamilk; là một công ty sản xuất, kinh doanh sữa và sản phẩm từ sữa cũng như các thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam. Vinamilk được ra đời từ ngày 20/08/1976. Đây là công ty được thành lập dựa trên cơ sở tiếp quản 3 nhà máy sữa, do chế độ cũ để lại. Từ đó tới nay, khi lần lượt được nhà nước phong tặng các Huân chương Lao Động, Danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới…
Vinamilk đã cho xây dựng các trang trại bò sữa ở khắp mọi miền đất nước. Không chỉ phát triển ở thị trường trong nước, Vinamilk còn mở rộng thương hiệu đến New Zealand và hơn 20 nước khác, trong đó có Mỹ.
2. Hoạt động kinh doanh
Hoạt động kinh doanh chính của công ty này bao gồm chế biến, sản xuất và mua bán sữa tươi, sữa đóng hộp, sữa bột, bột dinh dưỡng, sữa chua, sữa đặc, sữa đậu nành, thức uống giải khát và các sản phẩm từ sữa khác. Các mặt hàng của Vinamilk cũng được xuất khẩu sang một số quốc gia như Campuchia, Philippines, Úc và một số nước Trung Đông. Doanh thu xuất khẩu chiếm 13% tổng doanh thu của công ty.
Năm 2011, Vinamilk mở rộng sản xuất, chuyển hướng sang phân khúc trái cây và rau củ. Không lâu sau phân khúc hàng mới, dòng sản phẩm đạt được thành công với 25% thị phần tại kênh bán lẻ tại siêu thị. Tháng 2 năm 2012, công ty mở rộng sản xuất sang mặt hàng nước trái cây.
Xem thêm tại>>> Thông tin về Vinamilk
II. Điểm nổi bật trong chiến lược kinh doanh quốc tế của Vinamilk
1. Sử dụng nguồn nguyên liệu thô sẵn có
Trong quá trình sản xuất, Vinamilk cần nhập khẩu nguyên liệu từ bên ngoài Việt Nam do nguồn cung trong nước hạn chế. Bằng cách nhập khẩu nguồn lực, Vinamilk có thể tận dụng được những lợi thế tuyệt đối tại Việt Nam cũng như thị trường nội địa của từng nước trong kinh doanh quốc tế.
Theo Tạp chí Bloomberg, 60-70% nguyên liệu của Vinamilk được nhập khẩu từ New Zealand. Năm 2015, chi phí nguyên liệu của Vinamilk chiếm 89% giá thành sản xuất (tương đương 282 nghìn tỷ đồng) so với 182 nghìn tỷ đồng năm 2014. Từ năm 2012 đến nay, Vinamilk đã có gần 30 chuyến nhập bò, thực hiện hợp tác kinh doanh quốc tế với chi phí hàng tỷ đồng để đưa hơn 8.000 con bò sữa từ Úc, New Zealand và Mỹ về Việt Nam.
Ngoài ra, việc đặt nhà máy sản xuất ở nước ngoài giúp Vinamilk tận dụng được nguồn lực sẵn có từ các trang trại chất lượng. Năm 2010, sau khi được cấp phép đầu tư ra nước ngoài, Vinamilk đã mua cổ phần của Miraka Limited tại New Zealand – nơi có vùng nguyên liệu chất lượng cao nổi tiếng toàn cầu. Nhờ Công ty Miraka ở New Zealand, Vinamilk đã có được nguồn sữa tươi từ trang trại Taupo và sản xuất sữa chất lượng cao có thể bán ra thị trường toàn cầu, tăng cường kinh doanh quốc tế.
Có thể thấy rõ rằng Vinamilk đang có xu hướng nhập khẩu nhiều hơn từ thị trường quốc tế do nhu cầu trong nước ngày càng tăng và công ty đã xảy ra tình trạng khan hiếm nguyên liệu. Nhờ quy trình này, Vinamilk có thể giảm thiểu chi phí sản xuất đến mức tối thiểu, thấp hơn mặt bằng chung của Việt Nam mà vẫn đảm bảo chất lượng tốt.
2. Tăng cường phát triển trình độ kỹ thuật
Là một quốc gia đang phát triển, đặc biệt hơn ở mảng kinh doanh quốc tế, Việt Nam cần phụ thuộc nhiều vào công nghệ nước ngoài trong việc mở rộng và phát triển ngành công nghệ toàn cầu, giúp ngành sản xuất của các công ty Việt Nam hiệu quả hơn.
Vinamilk cũng tích cực áp dụng các công nghệ mới nhất trong quá trình sản xuất của mình. Theo giám đốc GEA’s: “Nhà máy của Vinamilk được cho là có dây chuyền công nghệ hiện đại và lớn nhất thế giới”. Hiện tại, toàn bộ thiết bị của nhà máy được cung cấp bởi GEA / NIRO và các công ty G7 hàng đầu khác như EU Germany, USA, Japan.
Giám đốc Vinamilk, bà Mai Kiều Liên chỉ ra rằng trong việc cải tiến công nghệ không chỉ giúp công ty đảm bảo đầu ra của sản phẩm mà còn cung cấp những sản phẩm chất lượng tuyệt vời được sản xuất bằng công nghệ tiên tiến nhất.
3. Tập trung vào nâng cao chất lượng sản phẩm
Bà Mai Kiều Liên – Tổng Giám đốc Vinamilk khẳng định: “Những thành tựu hiện tại của Vinamilk là minh chứng cho sự nỗ lực không ngừng của công ty nhằm đảm bảo đồng thời ba giá trị cốt lõi: chất lượng – giá cả – chất lượng dịch vụ.
Để hướng tới thương hiệu Vinamilk lớn mạnh trong kinh doanh quốc tế, điều quan trọng nhất là chất lượng. Mọi sự cố gắng của chúng tôi là không bao giờ có sai sót về chất lượng nên được mọi người tin tưởng sử dụng. Chỉ khi sản phẩm của doanh nghiệp đạt chất lượng cao, được khoa học kiểm nghiệm và thực tế thì mới thuyết phục được người tiêu dùng ”.
Như vậy, rõ ràng nơi tạo ra giá trị, tạo nên tên tuổi của Vinamilk không chỉ nằm ở lịch sử hình thành và phát triển mà còn nằm phần lớn ở chất lượng sản phẩm mà thương hiệu này cung cấp tới thị trường. Vinamilk luôn tự hào có đội ngũ nhân viên tận tâm, am hiểu lĩnh vực mình đang theo đuổi, mong muốn tạo nên một thương hiệu Vinamilk vững mạnh, được tin dùng trên thị trường thế giới.
Trong suốt 42 năm hoạt động, Vinamilk luôn tích cực nghiên cứu để cho ra đời những sản phẩm chất lượng tốt vì sức khỏe người tiêu dùng đã được kiểm chứng, và tất nhiên là hương vị rất được ưa chuộng. Đó là kết quả của quá trình tìm kiếm và nghiên cứu không ngừng của bộ phận R&D của công ty.
4. Xây dựng uy tín xứng đáng với tên gọi “Thương hiệu tỷ đô”
Uy tín và sự cam kết với mọi hoạt động của công ty ở cả trong và ngoài nước được các lãnh đạo Vinamilk nhắc đến nhiều lần như một nguyên tắc trong kinh doanh quốc tế. Điều này cho thấy sự ý thức của doanh nghiệp khi bước ra sân chơi chung của thế giới, khi mỗi sản phẩm đều sẽ đóng góp cho việc xây dựng thương hiệu của quốc gia trên thị trường quốc tế.
Ông Võ Trung Hiếu, Giám đốc Kinh doanh quốc tế của Vinamilk chia sẻ “Vinamilk luôn đặt trách nhiệm cao nhất của mình đối với uy tín thương hiệu, điều đó giúp Công ty xây dựng được thương hiệu có giá trị tỷ đô như hôm nay. Cách làm của Vinamilk là bắt tay cùng đối tác như những người bạn đồng hành tại thị trường nước ngoài, cùng chia sẻ một mục đích chung nhằm phát triển kinh doanh và thương hiệu, thay vì vào vai “người bán – người mua” theo cách xuất khẩu truyền thống.”
Vinamilk được đánh giá là doanh nghiệp xuất khẩu uy tín của Việt Nam năm 2019. Trước đó, doanh nghiệp này đã được vinh danh tại Lễ trao giải Doanh nghiệp xuất khẩu Châu Á tại Singapore. Với định hướng kinh doanh quốc tế mang tính bền vững và lâu dài này, có thể nói, ngoài những con số “khủng” thì Vinamilk đã và đang tích lũy được cho mình một tài sản vô cùng có giá trị với doanh nghiệp, chính là sự uy tín trong kinh doanh quốc tế.
Xem thêm tại >>> Uy tín trong kinh doanh của Vinamilk
III. Kết luận
Trải qua hơn 40 năm xây dựng và trưởng thành, cùng gần 20 năm tham gia kinh doanh quốc tế, cho đến nay, Vinamilk đã trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong ngành Sữa tại Việt Nam và đang vươn mình mạnh mẽ ra quốc tế.
Nhờ những bước đi táo bạo nhưng đầy tính toán, từ hoạt động mở rộng giao thương buôn bán, xuất nhập khẩu tới đẩy mạnh đầu tư vào một loạt nhà máy, công ty con tại các nước, Vinamilk đã khẳng định được thương hiệu của mình ở kinh doanh quốc tế và đang dần thực hiện hóa được mục tiêu Top 50 công ty sữa hàng đầu.
Có thể bạn sẽ muốn biết thêm:
>>>2 CHIẾN LƯỢC KINH DOANH QUỐC TẾ TẠO NÊN SỰ THÀNH CÔNG CỦA SAMSUNG Ở THỊ TRƯỜNG NƯỚC NGOÀI
>>>CHIẾN LƯỢC ĐỊA PHƯƠNG HÓA GIÚP GRAB CHIẾN THẮNG Ở THỊ TRƯỜNG ĐÔNG NAM Á
BÀI TẬP LỚN
HỌC PHẦN TMĐT 212_INE3104 2
HỌ & TÊN: NGUYỄN HẢI ANH
MSV: 20050201