4 điều thiết yếu cần nắm vững khi quản trị rủi ro trong ngành logistics để nắm chắc chìa khóa vàng tiết kiệm chi phí.

quản trị rủi ro ngành logistics

Mặc dù là lĩnh vực có cơ hội phát triển vượt bậc trong tương lai song ngành logistics lại tiểm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro và dễ phát sinh nhiều khoản phí khiến gia tăng gánh nặng cho các doanh nghiệp hiện nay. Bởi vậy quản trị rủi ro trong ngành logistics là điều cần thiết để đảm bảo hiệu quả hoạt động ngành logistics trong doanh nghiệp.

dịch vụ logistics
Quản trị rủi ro trong ngành logistics là chìa khóa để tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp

1. Khái niệm quản trị logistics và quản trị rủi ro trong logistics

Quản trị ngành logistics là một khâu quan trọng trong nghiệp vụ quản trị chuỗi cung ứng bao gồm một loạt các công việc như: việc hoạch định, thực hiện, kiểm soát việc vận chuyển và dự trữ hiệu quả hàng hóa, dịch vụ cũng như những thông tin liên quan từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ nhằm đáp ứng hiệu quả thị hiếu và đầy đủ các yêu cầu của khách hàng.

Hoạt động cơ bản của quản trị ngành logistics bao gồm:

  • Quản lý vận chuyển đầu vào và đầu ra.
  • Sắp xếp đội xe, đội tàu.
  • Quản trị kho bãi, vật tư.
  • Hoàn tất đơn hàng.
  • Thiết kế mạng lưới ngành logistics.
  • Quản trị hàng tồn kho.
  • Dự đoán cung cầu.
  • Quản lý các nhà cung cấp dịch vụ ngành logistics bên thứ ba.

Thông qua hoạt động quản trị rủi ro trong ngành logistics, doanh nghiệp sẽ tìm ra, đánh giá, theo dõi và giảm thiểu các rủi ro có thể xảy đến khi đang thực hiện các hoạt động logistics.

kiểm soát vận chuyển hàng hóa trong logistics
Quản trị ngành logistics kiểm soát việc vận chuyển hàng hóa từ nơi xuất phát đến nơi tiêu thụ 

2. Tầm quan trọng và lợi ích của quản trị rủi ro trong logistics

Quản trị rủi ro trong ngành logistics khi kinh doanh rất quan trọng. Việc này đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

Tránh tổn thất kinh doanh do gián đoạn trong ngành logistics

Những gián đoạn không mong muốn trong ngành logistics do môi trường kinh doanh và thị trường phức tạp sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp và làm suy yếu sức mạnh kinh doanh của doanh nghiệp. Như vậy, quản lý rủi ro trở thành chìa khóa để giảm thiểu tổn thất kinh doanh nghiêm trọng.

các khâu trong ngành logistics
Những lợi ích khi tiến hành quản trị rủi ro trong logistics

Chiến lược cạnh tranh bài bản trong ngành logistics

Quản trị rủi ro trong ngành logistics tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp thông qua việc quản lý và điều phối các sản phẩm, dịch vụ đến tay khách hàng nhanh chóng, thuận tiện và an toàn nhất.

Các lợi ích khác từ quản lý rủi ro trong ngành logistics

Quản lý rủi ro ngành logistics mang lại nhiều lợi ích khác cho doanh nghiệp như:

  • Hỗ trợ ra quyết định nhanh chóng và hiệu quả.
  • Tận dụng và tối ưu hóa thời gian.
  • Khai thác triệt để nguồn lực.
  • Phòng vệ các rủi ro về tài chính cho doanh nghiệp, đảm bảo sự ổn định.
  • Duy trì vị thế, ổn định mức tăng trưởng và phát triển trên thị trường.
  • Cải thiện đội ngũ kiểm toán nội bộ.

3. Các loại rủi ro trong hoạt động ngành logistics

Để quản trị rủi ro trong ngành logistics được diễn ra hiệu quả, điều quan trọng là chúng ta cần nắm rõ hoạt động ngành logistics sẽ phát sinh các loại rủi ro nào. Có 7 loại rủi ro trong ngành logistics, cụ thể như sau:

Rủi ro vận chuyển trong ngành logistics

phương tiện vận tải trong logistics
       Rủi ro vận chuyển là điều không tránh khỏi trong chuỗi hoạt động ngành logistics

Trong quá trình hoạt động logistics có thể phát sinh một số rủi ro vận tải sau:

  • Hỏng hóc hoặc sự cố đối với máy móc và phương tiện làm việc.
  • Trục trặc, khó khăn trong việc tìm kiếm phụ tùng thay thế cho máy móc hoặc phương tiện làm việc, thiết bị sửa chữa và bảo dưỡng không phù hợp.
  • Điều kiện ngoại cảnh ảnh hướng tới các tuyến đường ngăn cản việc lưu thông hàng hóa.
  • Không có kế hoạch cụ thể sử dụng nhiên liệu.
  • Không vận chuyển theo đúng thông số kỹ thuật của sản phẩm hoặc tài liệu được sử dụng trong vận chuyển hoặc lắp đặt không chính xác.
  • Sự cố mất cắp khi bốc xếp, vận chuyển.
  • Sự cố ngừng hoạt động hoặc ngừng hoạt động kinh doanh khiến việc vận chuyển không kịp thời.
  • Không tuân thủ luật hay quy định trong quá trình vận chuyển.
  • Thể chất và tinh thần của nhân viên vận chuyển không được đảm bảo.
  • Nhà cung cấp gặp khó khăn về tài chính.
  • Các vấn đề phát sinh từ công nghệ thông tin

Rủi ro hàng tồn kho trong ngành logistics

Danh sách dự kiến các rủi ro có thể gặp phải trong quá trình quản lý hàng tồn kho bao gồm:

  • Đầu tư quá mức vào hàng tồn kho.
  • Dịch vụ khách hàng không đảm bảo.
  • Thu nhập và lỗ lãi do quản lý hàng tồn kho vượt ngoài dự kiến.
  • Kho lưu trữ không phù hợp với trữ lượng hàng lưu kho.
  • Sự cố do phần mềm.
  • Chủ quan trong khâu quản lý hàng tồn kho.
  • Nhân viên thiếu chuyên môn, tỷ lệ luân chuyển nhân viên quá cao.
  • Bộ phận sản xuất tạm dừng do thiếu nguyên vật liệu.
  • Bảo quản đầu vào và đầu ra sản phẩm không đồng đều.
  • Dư thừa do lượng cầu biến động đột ngột.
  • Trộm cắp, cháy nổ, thiên tai.
  • Lỗi hệ thống an ninh, lỗi hệ thống cảnh báo.
hàng tồn kho
Nhiều rủi ro phát sinh khi quản lý hàng tồn kho

Rủi ro quản lý dịch vụ khách hàng trong ngành logistics

Một số rủi ro trong quá trình phục vụ khách hàng có thể liệt kê như sau:

  • Bán hàng không chính xác hoặc đơn đặt hàng không chính xác.
  • Thiếu hệ thống thông tin, các vấn đề về bảo mật hoặc lỗi.
  • Chuyển thông tin về khách hàng cho đối thủ cạnh tranh.
  • Nhân viên thiếu kĩ năng nghiệp vụ hoặc nhân viên chăm sóc khách hàng không có sự học hỏi, tiếp thu để đáp ứng nhu cầu của khách.
  • Ngân sách thiếu hụt.
  • Các nghiên cứu khảo sát không được tiến hành một cách chính xác.
  • Chậm giao hàng.
  • Phí vận chuyển cao.
  • Khách hàng không thể bày tỏ chính xác mong muốn và nhu cầu của mình.
  • Không duy trì được tính liên tục trong dịch vụ khách hàng.
  • Mất khách hàng do thiếu chính sách đãi ngộ đặc biệt với khách hàng trung thành.
chăm sóc khánh hàng ngành logistics
Rủi ro phát sinh khi chăm sóc khách hàng ảnh hưởng không nhỏ tới doanh nghiệp

Rủi ro quản trị logistics ngược trong ngành logistics

Rủi ro xảy ra trong logistics ngược có thể được tóm tắt như sau:

  • Chi phí vận chuyển rất cao.
  • Các vấn đề về chất lượng trong quá trình hoạt động.
  • Dịch vụ chăm sóc khách hàng không phù hợp.
  • Không thực hiện được các phân tích chi phí – lợi ích, các vấn đề về nguồn lực tài chính.
  • Các vấn đề về bảo quản.
  • Sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng.
  • Khó khăn trong tái sản xuất.
  • Các vấn đề về đóng gói.
  • Không có kế hoạch chiến lược cụ thể.
  • Sự không phù hợp của hệ thống thông tin và công nghệ mà doanh nghiệp đang sử dụng với sự phát triển của doanh nghiệp.
  • Thiếu hụt nhân lực.
  • Vấn đề chất lượng của sản phẩm bị trả lại.
rủi ro logistics ngược
Rủi ro logistic ngược tạo sức ép về tài chính, công nghệ và quản lý cho doanh nghiệp

Rủi ro khi xử lý đơn đặt hàng của khách hàng trong ngành logistics

Các rủi ro liên quan đến hoạt động đặt hàng của khách hàng bao gồm:

  • Các vấn đề do đặc tính sản phẩm gây ra.
  • Vấn đề quản lý trong tính đa dạng của sản phẩm.
  • Sự thay đổi về nhu cầu.
  • Vấn đề phần mềm.
  • Vấn đề chia sẻ thông tin giữa các bộ phận.
  • Vấn đề về đào tạo chuyên môn của nhân viên.
  • Không chuẩn bị đơn hàng đúng hạn.
  • Không đủ công cụ và thiết bị cần thiết để chuẩn bị đơn đặt hàng.
  • Chi phí phát sinh liên quan đến xử lý đơn đặt hàng.
quy trình xử lý đơn hàng trong logistics
Rủi ro khi xử lý đơn đặt hàng ảnh hưởng trực tiếp tới sự hài lòng của khách hàng

Rủi ro quản lý kho trong ngành logistics

Các rủi ro về quản lý kho đến từ:

  • Sản phẩm trả lại, sản phẩm chờ.
  • Chậm trễ do mật độ sản phẩm giữa các tầng trong kho hàng.
  • Bảo quản tại nơi vận chuyển sản phẩm.
  • Giải quyết sự cố.
  • Chứng từ giao hàng hoặc giao hàng không chính xác, không đầy đủ.
  • Sản phẩm không có mã vạch.
  • Thiếu phương tiện vận chuyển.
  • Hệ thống kho thiếu an ninh.
  • Sai sót trong việc lựa chọn vị trí kho.
  • Do giá kệ không đúng với đặc tính sản phẩm.
kho hàng
Rủi ro về kho hàng ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm và chi phí cho doanh nghiệp

Rủi ro quản lý mua hàng trong ngành logistics

Các rủi ro có thể phát sinh trong hoạt động mua hàng là:

  • Rủi ro không hoạt động do chức năng của sản phẩm.
  • Rủi ro hư hỏng sản phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe con người hay các sản phẩm khác.
  • Rủi ro tài chính của đơn vị.
  • Rủi ro phát sinh do sản phẩm được mua hoặc bán sẽ không tuân theo văn hóa địa phương.
  • Sản phẩm đã mua không phù hợp với mong đợi của khách hàng.
  • Trong quá trình trả lại sản phẩm phát sinh rủi ro khi sửa chữa, khó thay thế các sản phẩm lỗi.
tài chính công ty
Rủi ro trong quá trình mua hàng ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm, tài chính và danh tiếng của doanh nghiệp

4. Quy trình quản trị rủi ro trong ngành logistics

Mỗi giai đoạn của hoạt động ngành logistics đều tiềm ẩn những rủi ro nhất định, vì vậy, những rủi ro này phải được dự đoán, phát hiện và có biện pháp phòng ngừa. Trong đó, quy trình quản trị rủi ro ngành logistics gồm 5 bước:

Bước 1: Xác định những rủi ro có thể gặp phải

Bước đầu tiên khi quản trị rủi ro trong ngành logistics là xác định những rủi ro có thể gặp phải.

Rủi ro có thể bắt nguồn từ trong doanh nghiệp cũng như bên ngoài. Do đó, ta cần phải xác định mọi sự kiện có ảnh hưởng đến lợi ích doanh nghiệp cũng như có thể gây ra vấn đề trong hoạt động ngành logistics.

Bước 2: Phân tích các rủi ro

Tiếp theo, bước 2 khi quản trí rủi ro trong ngành logistics là phân tích các rủi ro.

Phân tích kỹ càng mọi ảnh hưởng dự kiến mà mỗi rủi ro có thể tác động tới chuỗi hoạt động ngành logistic, hành vi người tiêu dùng hoặc bất kỳ nỗ lực nào đang được thực hiện.

Bước 3: Đánh giá rủi ro

Sau khi phân tích, bước tiếp theo ta cần làm để quản trị rủi ro trong hoạt động ngành logistics là đánh giá rủi ro.

Xếp hạng các rủi ro theo khả năng rủi ro để xem mức độ nghiêm trọng của rủi ro đối với hoạt động ngành logistic và chiến lược phát triển.

Bước 4: Xử lý rủi ro

Đây là bước xem xét các cách để giảm xác suất rủi ro, tăng xác suất xuất hiện các sự kiện có ảnh hưởng tích cực, chuẩn bị kế hoạch phòng ngừa và dự phòng cần thiết. Có 4 cách để xử lý rủi ro phổ biến:

  • Tránh rủi ro: Hay có nghĩa là làm biến mất tất cả các hoạt động gây rủi ro, cũng tức là bỏ qua lợi nhuận, cơ hội tiềm năng liên quan.
  • Giảm rủi ro: Tức thực hiện các thay đổi nhỏ để giảm mức độ rủi ro cũng như phần thưởng.
  • Chuyển nhượng hoặc chia sẻ rủi ro: Tức phân phối lại gánh nặng thua lỗ hoặc lợi nhuận bằng cách tham gia vào quan hệ đối tác hoặc đưa vào các thực thể mới.
  • Chấp nhận rủi ro: Sức gánh vác hoàn toàn mọi rủi ro cũng như lợi nhuận có thể đạt được. Thường được áp dụng cho trường hợp rủi ro nhỏ và mọi tổn thất doanh nghiệp có thể đảm đương, chấp nhận.

Bước 5: Theo dõi rủi ro

Bước cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng giúp chúng ta quản trị rủi ro trong ngành logistics một cách hiệu quả là theo dõi rủi ro để kịp thời đưa ra đánh giá và cách xử lý kịp thời.

Trong trường hợp chấp nhận rủi ro trong ngành logistics, doanh nghiệp cần theo dõi rủi ro thường xuyên bằng cách theo dõi các sự thay đổi cũng như các mối đe dọa có thể xảy ra và bình tĩnh đưa ra giải pháp khi xác định được.

Kết luận

Từ những chia sẻ của bài viết đã cung cấp cho bạn một số thông tin căn bản về quản trị rủi ro trong ngành logistics, tầm quan trọng của việc hạn chế rủi ro trong hoạt động ngành logistics và nắm vững các bước quan trọng để quản lý những rủi ro đó. Mong rằng, bài viết này sẽ hữu ích để đưa doanh nghiệp luôn tự tin, đủ sức mạnh để phát triển ngành logistics giàu tiềm năng.

***Bài viết liên quan:

3 bước thúc đẩy Logistics số cho các doanh nghiệp trong công cuộc chuyển đổi số hiện nay

Top 5 loại hình vận tải thông dụng nhất trong Logistics quốc tế

Top 4 Xu Hướng Công Nghệ Trong Ngành Logistics

Logistics và chuỗi cung ứng: 15% tăng cường hiệu suất khi sử dụng công nghệ Blockchain

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Quỳnh Anh

Mã sinh viên: 21050770

Mã lớp học phần: INE3104 6

Nhóm 2