Với bất cứ doanh nghiệp nào dù là mới thành lập hay lâu năm đều cần có những chiến lược Marketing cụ thể để giúp doanh nghiệp đạt được thành công trên thị trường. Quá trình xây dựng chiến lược Marketing cho doanh nghiệp sau đây sẽ giúp mọi người hiểu hơn về việc thành lập một chiến lược Marketing.
Nội dung bài viết
Khái niệm chiến lược Marketing
Chiến lược Marketing là một hệ thống những chính sách và biện pháp lớn nhằm triển khai và phối hợp các chính sách Marketing để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp một cách có hiệu quả nhất.
Vai trò của chiến lược Marketing
- Giúp doanh nghiệp thấy rõ hướng đi trong tương lai
- Giúp cho nhà quản trị thấy rõ cơ hội và nguy cơ => giành thắng lợi trong cạnh tranh
- Giúp nhà quản trị đưa ra các quyết định để đối phó với môi trường kinh doanh
- Tạo sự liên kết, gắn bó giữa nhân viên và nhà quản trị
Quá trình xây dựng chiến lược Marketing của doanh nghiệp
Bước 1. Xác định nhiệm vụ tổng quát của doanh nghiệp trước khi xây dựng chiến lược Marketing
- Nhiệm vụ kinh doanh cần thực tiễn và khả thi
- Nhiệm vụ cần rõ ràng và cụ thể
- Nhiệm vụ cần thể hiện định hướng quan trọng của công ty
Bước 2. Xác định mục tiêu chiến lược Marketing
Mục tiêu sẽ ảnh hưởng đến các loại hình hoạt động chiến lược của công ty, căn cứ vào mục tiêu để người ta lựa chọn chiến lược và các chính sách cụ thể.
- Mục tiêu về khả năng sinh lời
- Mục tiêu tạo ra uy tín và thế lực trong kinh doanh
- Mục tiêu an toàn trong kinh doanh
* Mục tiêu cần đáp ứng:
- Phải có tính hiện thực
- Phải có định hướng rõ ràng, cụ thể
- Phải thống nhất
- Phải có tính định tính, định lượng
Bước 3. Nghiên cứu môi trường và phân tích nguồn lực khi xây dựng chiến lược Marketing
Khi nghiên cứu môi trường, cần trả lời những câu hỏi sau:
- Những thay đổi nào đang và sẽ diễn ra trong môi trường
- Những nguồn lực nào mà công ty có thể có và cần sử dụng để thích nghi với những thay đổi đó
- Những đối tượng nào có liên hệ với công ty mà công ty mong muốn thiết lập mối quan hệ tốt lâu dài với họ
Khi phân tích nguồn lực bên trong, cần chú ý các vấn đề sau:
- Khả năng về nguồn tài chính
- Khả năng nguồn nhân lực và tổ chức quản lý
- Năng lực sản xuất và trình độ công nghệ
- Năng lực Marketing
Bước 4. Xác định cơ hội thị trường và các rủi ro khi xây dựng chiến lược Marketing
Xác định cơ hội:
– Đối với sản phẩm hiện tại, cần: thâm nhập thị trường và phát triển sản phẩm
Thâm nhập thị trường: Tăng số lượng mại vụ các sản phẩm hiện tại của công ty trên thị trường đối với số khách hàng hiện tại hoặc thu hút khách hàng của đối thủ cạnh tranh và những khách hàng mới.
Phát triển sản phẩm: Nâng cao sản phẩm cả về kiểu dáng, chất lượng, mẫu mã,…
– Đối với sản phẩm mới, cần: Phát triển thị trường và đa dạng hóa sản phẩm
Phát triển thị trường: Tăng số mại vụ các sản phẩm trên thị trường mới.
Đa dạng hóa: Công ty đưa ra nhiều sản phẩm mới trên những thị trường hoàn toàn mới
Các rủi ro có thể xảy ra:
- Rủi ro do thiếu kiến thức về quản trị kinh doanh
- Rủi ro do sự thay đổi về nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng
- Rủi ro do sự biến động về giá cả, lạm phát.
- Rủi ro do sự thay đổi chính sách thuế của Nhà nước
- Rủi ro do thiếu thông tin và kinh nghiệm
- Rủi ro về chính trị
Bước 5. Nhận dạng và đánh giá các phương án chiến lược Marketing
Nhận dạng chiến lược bằng cách:
– Phân tích thị trường để tìm ra những phân đoạn then chốt
– Tìm ra và phân tích những yếu tố làm phân biệt các công ty thắng thế trong cạnh tranh với các công ty thất bại.
Đánh giá các phương án chiến lược:
Về mặt chất lượng: Sự thích ứng của chiến lược; Sự liên kết của chiến lược; Ưu thế của chiến lược
Về mặt số lượng: Nhà quản trị còn cần đánh giá về mặt số lượng thông qua những con số, chỉ tiêu phản ánh kết quả của chiến lược dự kiến và các biện pháp cho phép đạt được những mục tiêu đã định
Bước 6. Lựa chọn chiến lược Marketing phù hợp và ra quyết định
– Nếu duy nhất 1 chiến lược, DN sẽ thông qua và chấp nhận
– Nếu nhiều chiến lược nhưng không chắc chắn, DN phải điều tra, thử nghiệm, hiệu chỉnh mô hình để làm chính xác hơn dự đoán trước đây.
– Nếu DN không tìm thấy một chiến lược có thể đạt được các mục tiêu đã định từ đầu và đối chiếu với những khả năng và yêu cầu bắt buộc của mình, DN có thể:
+ Xem xét loại bỏ để giảm bớt các mục tiêu
+ Đề nghị tăng cường khả năng hoặc giảm bớt yêu cầu bắt buộc
đối với DN
Bước 7. Đề ra chương trình hành động và dự toán ngân sách
Trong chương trình hành động để xây dựng chiến lược Marketing cần phải xem xét:
Cái gì sẽ được thực hiện?
Khi nào thực hiện?
Cách thức thực hiện như thế nào?
Ai có trách nhiệm thực hiện?
Tổng chi phí trong khi thực hiện như thế nào?
Kết luận
7 bước xây dựng chiến lược Marketing trên sẽ giúp bạn hiểu thêm về cách mà các doanh nghiệp lập kế hoạch Marketing. Để giúp cho doanh nghiệp có thể tiếp cận nhiều khách hàng tiềm năng cũng như tăng doanh thu hàng tháng, việc xây dựng những bản kế hoạch marketing chi tiết, hiệu quả chính là nhiệm vụ quan trọng của các nhân viên marketing trong công ty. Đồng thời, lập kế hoạch cũng là một trong những kỹ năng thiết yếu mà nhân viên cần trau dồi trong quá trình học Marketing cho doanh nghiệp hiện nay.
Tham khảo thêm các nội dung liên quan tại link:
https://clibme.com/chien-luoc-marketing-hieu-qua-trong-covid-19/
https://clibme.com/chien-luoc-marketing-cua-kfc/
https://clibme.com/3-chien-luoc-marketing-kinh-dien-tren-the-gioi/
Tham khảo thêm các bài viết khác về chiến dịch Marketing tại link:
Người viết: Nguyễn Thị Xuyến
MSV: 19051264
INE 3104 6_bài tập lớn
visit my blog https://doithuong777.com/fanvip-club/