7 tuyệt chiêu quản lý nhân sự cho Start-up mà bạn nên biết

7 tuyệt chiêu quản lý nhân sự cho Start-up mà bạn nên biết

I. MỞ ĐẦU

Hầu hết, lý do cho sự thất bại của một Start-up chính là chưa biết các vấn đề liên quan đến quản lý nhân sự. Con người luôn là yếu tố quan trọng, tiên quyết cho sự thành công hay thất bại đối với các công ty khởi nghiệp.

Mỗi doanh nghiệp Start-up, với sự non trẻ và đầy nhiệt huyết, đều đối mặt với thách thức lớn khi quản lý nhân sự. Việc xây dựng và duy trì một đội ngũ nhân viên động lực, sáng tạo và ổn định là chìa khóa quyết định đến sự thành công hay thất bại của họ. Trong bối cảnh môi trường kinh doanh ngày càng biến động, tìm ra tuyệt chiêu quản lý nhân sự hiệu quả đối với Start-up không chỉ là ưu tiên mà còn là yếu tố quyết định sự bền vững của họ trên thị trường.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc đó trong môi trường Start-up, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá những chiêu lược quản lý thông minh, đúng đắn, và linh hoạt mà mỗi nhà quản lý cần nắm vững. Từ việc tuyển dụng đúng người đến việc xây dựng môi trường làm việc tích cực, từ việc phát triển kỹ năng lãnh đạo đến việc giữ cho đội ngũ luôn động lòng và cam kết, chúng ta sẽ đi sâu vào những chiến lược quản lý nhân sự giúp Start-up vượt qua những thách thức, đồng thời phát triển mạnh mẽ trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh.

II. GIẢI PHÁP

1. Tuyệt chiêu –  xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp

Mối quan hệ thân thiết và gần gũi giữa các cấp trong công ty không chỉ là “tuyệt chiêu” quan trọng cho sự thành công tổng thể mà còn tạo ra một môi trường làm việc tích cực, sáng tạo và có sức mạnh động lực lớn. Tưởng chừng như rất dễ thực hiện nhưng không phải bất kỳ doanh nghiệp nào cũng làm được.

Điều này đòi hỏi, người quản lý  phải lắng nghe, chia sẽ những ý kiến và đóng góp từ mọi người trước khi đưa ra những chính sách mới hay thấu hiểu tâm tư nguyện vọng sẽ giúp doanh nghiệp mới có cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề. Đồng thời xây dựng được lòng tin từ đội ngũ nhân sự của mình.

Mối quan hệ giữa các nhân sự
Tuyệt chiêu về xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp

2. Phân công nhiệm vụ phù hợp năng lực

Đối với một công ty Start-up, việc phân công nhiệm vụ không chỉ đơn thuần là giao việc cho từng nhân sự mà còn là một quá trình chiến lược giúp hình thành sức mạnh tổ chức và khuyến khích sự đóng góp từ phía mỗi cá nhân. Phân công nhiệm vụ đúng đắn không chỉ là chìa khóa để đạt được hiệu suất làm việc cao mà còn là bước quan trọng trên con đường đến sự hài hòa tổ chức.

Bên cạnh đó, việc phân công nhiệm vụ phải đi kèm với việc cung cấp nguồn lực đủ, đào tạo khi cần, và tạo ra một môi trường hỗ trợ. Khi mọi người cảm thấy rõ ràng về công việc của mình và nhận được sự hỗ trợ từ đồng đội cũng như quản lý, họ sẽ có động lực cao hơn để hoàn thành nhiệm vụ.

Một cấp quản lý thông minh không chỉ biết cách phân công nhiệm vụ mà còn tạo cơ hội cho sự đổi mới và sáng tạo. Giao việc phù hợp với kỹ năng là đam mêm của từng người, là “cá thả về nước”, nhân sự sẽ có đủ tự tin, bản lĩnh cũng như kinh nghiệm chuyên môn để xử lý vẫn đề một cách hiệu quả nhất cho doanh nghiệp.

Công việc phù hợp với năng lực bản thân sẽ giúp chúng ta hoàn thiện
Công việc phù hợp với năng lực bản thân sẽ giúp chúng ta hoàn thiện

>> Xem thêm tại: Cách phân công công việc trong nhóm hiệu quả [kèm biểu mẫu] (fastdo.vn)

3. Linh hoạt trong công việc là một yếu tố quan trọng để thu hút và giữ chân nhân sự

Môi trường làm việc linh hoạt không chỉ là xu hướng mà còn là yếu tố quan trọng đưa doanh nghiệp và đội ngũ nhân sự đến thành công. Trong một môi trường như vậy, nhân viên không chỉ được tự do lựa chọn nơi làm việc mà còn có khả năng quản lý thời gian một cách linh hoạt. Việc này giúp tạo ra một đội ngũ nhân sự tự chủ, sáng tạo và luôn giữ cho tinh thần làm việc luôn tươi mới.

Đồng thời, việc xây dựng một môi trường làm việc linh hoạt còn là biểu tượng cho sự tin tưởng và tôn trọng từ phía lãnh đạo đối với nhân viên. Đây là tín hiệu tốt, không chỉ tạo sự hài lòng mà còn thúc đẩy cam kết và sự đóng góp tích cực từ phía đội ngũ nhân sự.

Tôi cho rằng, sự linh hoạt không đơn thuần chỉ là một chính sách, mà là một triết lý, một phong cách sống mà chính điều này sẽ làm nổi bật doanh nghiệp trong thế giới kinh doanh ngày nay, nơi mà sự đổi mới và thích nghi nhanh chóng là chìa khóa để tồn tại và phát triển.

“Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”, không có một thước đo chuẩn xác nào cho tiêu chuẩn của thành công, chính vì thế, các Start-up đừng cố để gò mình vào cái khuôn thụ động. Hãy chủ động tìm lấy sự thành công cho chính mình.

Nhân sự được làm việc trong môi trường linh hoạt, sáng tạo
Nhân sự được làm việc trong môi trường linh hoạt, sáng tạo

4. Kiến thức chuyên môn nhân sự

Trong môi trường cạnh tranh khắc nghiệt của các công ty Start-up, nhân sự đóng vai trò quan trọng trong việc định hình và thúc đẩy sự phát triển. Sự thành công của một Start-up không chỉ đến từ ý tưởng độc đáo mà còn phụ thuộc lớn vào kiến thức chuyên môn  của nhóm nhân sự. Nhân sự có kiến thức chuyên môn sẽ giúp xây dựng cơ sở hạ tầng nhân sự vững chắc, từ quá trình tuyển dụng đến quản lý hiệu suất.

Việc hiểu rõ về quy trình tuyển dụng hiệu quả, đào tạo và phát triển nhân sự, cũng như quản lý mối quan hệ lao động, giúp tối ưu hóa đội ngũ và tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp.

Ngoài ra, nhân sự cần có kiến thức sâu rộng về phát triển nghề nghiệp và quản lý hiệu suất cá nhân sẽ giúp tối ưu hóa khả năng của từng thành viên trong đội ngũ, đồng thời thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới, điều quan trọng đối với sự sống còn của một start-up trong thị trường đầy cạnh tranh.

>> Xem thêm tại: Những kĩ năng chuyên môn của nhân viên nhân sự cần có. | LinkedIn

5. Tạo cơ hội đào tạo và phát triển năng lực nhân sự

Cạnh tranh càng lớn thì cốt lõi xây dựng nên doanh nghiệp phải càng vững chắc. Đặc biệt là đối với những Start up “chân ướt chân ráo” bước vào thị trường đầy thách thức và rủi ro. Vậy, đầu tư vào đâu mang lại hiệu quả nhất? Chắc chắn là con người. Cơ hội đào tạo và phát triển liên tục không chỉ là một lợi ích dành cho nhân sự mà còn là đầu tư vào sự phát triển bền vững của tổ chức.

Bằng cách này, đội ngũ nhân sự có thể không chỉ tiếp cận với những xu hướng mới nhất trong ngành mà còn phát triển những kỹ năng cần thiết để đáp ứng các thách thức ngày càng phức tạp.

Tổ chức có thể tạo ra các chương trình đào tạo nội bộ, hỗ trợ việc học online, hoặc thậm chí cung cấp học bổng để khuyến khích nhân viên nâng cao kiến thức và kỹ năng của mình. Ngoài ra, việc tạo ra một môi trường khích lệ chia sẻ kiến thức giữa các thành viên trong tổ chức cũng đóng vai trò quan trọng.

Chính vì lý do đó, doanh nghiệp start-up nên tích cực tổ chức các buổi workshop, hội thảo nội bộ, hoặc kết nối thông qua các nền tảng trực tuyến. Đây được xem là các phương pháp tốt nhất để tạo cơ hội giao lưu và học hỏi liên tục giữa nhân sự với nhau.

6. Khuyến khích sự “không đồng ý” trong tổ chức

Một startup muốn phát triển cần phải có sự xung đột về ý tưởng. Nếu mọi người luôn đồng ý với mọi ý kiến bạn đưa ra đó có thể là 1 dấu hiệu xấu cho sự phát triển của công ty.

Dữ liệu nghiên cứu chỉ ra rằng các founder thường đánh giá thấp việc trao cơ hội cho nhân sự được quyền nói lên ý kiến của họ, trong khi nhân viên lại đánh giá cao điều đó. Điều này chứng tỏ bên cạnh một số lợi ích của một nhà lãnh đạo “chuyên quyền” thì cũng có những mặt hạn chế cần khắc phục.

Xung đột về tính cách là điều nên tránh nhưng cần khuyến khích sự xung đột về ý tưởng. Nên thường xuyên có những buổi trò chuyện trao đổi mở. Trao đổi và phản biện giúp các ý tưởng trở nên rõ ràng hơn và là nền tảng cho sự sáng tạo.

>> Xem thêm tại: Tìm hiểu về lãnh đạo chuyên quyền trong tổ chức và doanh nghiệp (xaydungso.vn)

Bất đồng quan điểm trong tập thể
Bất đồng quan điểm trong tập thể

7. Tối thiểu việc quản lý quá tiểu tiết

Mặc dù quản lý vi mô có thể hữu ích trong một số tình huống nhất định. Nhưng nếu Founder, CEO quản lý quá tiểu tiết thường sẽ hạn chế việc ủy quyền công việc, khiến nhân sự cảm thấy stress và hạn chế sự sáng tạo của nhân sự.

Dữ liệu nghiên cứu chỉ ra rằng quản lý tiểu tiết, tủn mủn thường là một lỗ hổng chết người đối với các CEO. Nhiều nhân sự rời bỏ startup chỉ vì không chịu được sử quản lý quá tiểu tiết của người quản lý.

III. KẾT LUẬN

Trên đây là một số tuyệt chiêu quản lý nhân sự, những bí quyết mà không phải ai cũng biết, nhằm tạo ra một môi trường làm việc linh hoạt, đầy động lực và sáng tạo. Đồng thời, chúng ta cũng nhận thức rằng quản lý nhân sự không chỉ là vấn đề của một bộ phận, mà là trách nhiệm của toàn bộ tổ chức.

Và trên hành trình đầy thách thức này, sự sáng tạo, tự chủ, và khả năng học hỏi liên tục sẽ là những đòn bẩy quan trọng, giúp start-up không chỉ tồn tại mà còn phát triển bền vững trong thời đại đầy chuyển động của chúng ta.

*** Bài viết liên quan:

3 bài học từ chiến lược quản trị nguồn nhân lực của SamSung

Nguyên tắc quản trị nguồn nhân lực của Tập đoàn 2000 tỷ Apple (clibme.com)

3 chính sách nhân sự quốc tế được các Công ty đa quốc gia (MNCs) sử dụng phổ biến nhất hiện nay (clibme.com)

 

Sinh viên thực hiện: Trương Hải Yến

Mã sinh viên: 21051074 

Lớp: INE3104 5

Lớp: QH-2021E-KTQT CLC3