Khám phá top các yếu tố thu hút FDI Trung Quốc vào Việt Nam 2012-2020

          Theo số liệu đầu tư nước ngoài vào Việt Nam của bộ kế hoạch và đầu tư, tính đến năm 2020, vốn FDI ở Viêt Nam của Trung Quốc chiếm 4.81% tổng vốn đầu tư đăng ký, đứng ở vị trí thứ 7 trong tổng số 139 nước đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Từ năm 2012 trở về đây, Trung Quốc luôn nằm trong top 10 các quốc gia có vốn FDI ở Việt Nam nhiều nhất. Vậy những yếu tố nào đã thu hút các nhà đầu tư Trung Quốc như vậy? Đâu là yếu tố quan trọng nhất?

1. Thực trạng thu hút FDI vào Việt Nam từ Trung Quốc giai đoạn 2012 – 2020

          Trước khi đi vào phân tích các yếu tố thu hút FDI, ta cần có cái nhìn tổng quát về tình hình dịch chuyển của dòng vốn FDI từ Trung Quốc vào Việt Nam ở từng giai đoạn cụ thể.

1.1. Giai đoạn 2012 – 2014

          So với những năm trước đó (từ 2001 đến 2011) lượng vốn FDI của Trung Quốc vào Việt Nam năm 2012 giảm mạnh xuống mức 320 triệu USD. Tuy nhiên, năm 2013 lượng vốn đã tăng đột biến lên tới 2,3 tỷ USD với 110 dự án được cấp mới. Trong đó dự án xây nhà máy nhiệt điện đốt than BOT Vĩnh Tân 1 (Bình Thuận) của nhà đầu tư Trung QUốc đã chiếm tới 2,018 tỷ USD để thiết kế, xây dựng, vận hành và chuyển giao một nhà máy điện đốt than tại Vĩnh Tân.

Các dự án thuộc lĩnh vực bất động sản, dệt may đăng ký mới và tăng vốn trong 2 năm (2013 và 2014) đáng chú ý là: Dự án xây dựng khu công nghiệp Hải Hà (Quảng Ninh), dự án khu công nghiệp An Dương (Hải Phòng), dự án sản xuất các sản phẩm may mặc cao cấp ở thành phố Hồ Chí Minh, dự án khai thác, kinh doanh khu công nghiệp bất động sản ở Tiền Giang và dự án dệt, sợi, nhuộm ở Nam Định.

Số vốn FDI đăng ký mới của Trung Quốc và Việt Nam giai đoạn 2012-2014
Số vốn FDI đăng ký mới của Trung Quốc và Việt Nam giai đoạn 2012-2014. Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Đây là mức tăng trưởng rất lớn và trên thực tế đã đưa Trung Quốc lên vị trí thứ 4 chỉ sau Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore trong tổng số 101 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam năm 2013.

          Yếu tố quyết định trong việc thu hút FDI từ các nhà đầu tư Trung Quốc trong giai đoạn này, đặc biệt năm 2013 , theo các chuyên gia, là do họ thấy được lợi ích từ Hiệp định TPP mà Việt Nam đẩy mạnh đàm phán để thông qua, và cũng là thời điểm Việt Nam có khả năng kết thúc đàm phán về Hiệp định mậu dịch tự do với EU (EVFTA) trong thời gian tới.

1.2. Giai đoạn 2015 – 2020

          Vốn FDI cấp mới (bao gồm vốn đăng ký cấp mới, vốn đăng ký tăng thêm và giá trị góp vốn, mua cổ phần) và số dự án đăng ký mới của Trung Quốc đều có xu hướng tăng dần trong giai đoạn 2015 – 2019. Đặc biệt trong hai năm 2016 và 2019, Trung Quốc vốn đầu tư trực tiếp đổ vào Việt Nam tăng mạnh. Tốc độ tăng trưởng năm 2016 và 2019 lần lượt là khoảng 152% và 64,8%. Trong khi đó, tốc độ tăng của các năm khác chỉ khoảng 15%.

Tổng số dự án FDI Trung Quốc đăng ký mới mỗi năm giai đoạn 2015-2020
Tổng số dự án FDI Trung Quốc đăng ký mới mỗi năm giai đoạn 2015-2020. Nguồn: Bộ Kế hoạch và đầu tư.

          Tỷ trọng vốn FDI từ Trung Quốc vào Việt Nam giai đoạn 2015-2020 tăng cao và ổn định hơn so với giai đoạn trước, luôn nằm trong tốp 10 quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam. Mặc dù chỉ chiếm khoảng 3% vào năm 2015, nhưng đến năm 2016, tỷ trọng vốn FDI của Trung Quốc đã lên tới 7,69% và đạt mức cao nhất là 10,69% vào năm 2019.

Tỷ trọng vốn FDI Trung quốc oqr Việt Nam
Tỷ trọng vốn FDI của các quốc gia đầu tư ở Việt Nam giai đoạn 2015-2020. Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

          Tổng vố FDI Trung Quốc vào Việt Nam 2020 giảm mạnh, thậm chí còn thấp hơn so với năm 2018. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn đứng thứ 3 trong tổng số các quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, do ảnh hưởng của Covid-19, hoạt động nghiên cứu cơ bản, tìm hiểu cơ hội đầu tư của Trung Quốc bị đình trệ.

Việc Việt Nam hạn chế xuất nhập cảnh để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình thu hút FDI, thực hiện dự án, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Trung Quốc do nhiều dự án, doanh nghiệp do Trung Quốc làm chủ đầu tư sử dụng nhiều chuyên gia, công nhân Trung Quốc. 

2. Các yếu tố thu hút FDI Trung Quốc vào Việt Nam 

2.1. Tại sao Trung Quốc đẩy mạnh FDI vào Việt Nam trong giai đoạn 2012-2020?

          Thứ nhất, chi phí sản xuất ở Trung Quốc đã tăng vọt. Theo Trading Economics, mức lương tối thiểu trung bình năm 2016 ở Việt Nam là 136 USD / tháng, trong khi ở Trung Quốc vào khoảng 300 USD / tháng. Mức lương chênh lệch đã khiến nhiều ngành thâm dụng lao động như dệt may và da giày chuyển các trung tâm sản xuất sang Việt Nam.

Chi phí sử dụng bất động sản công nghiệp ở Trung Quốc cũng tăng mạnh. Các thành phố lớn như Thượng Hải ghi nhận giá đất công nghiệp tăng lên 180 USD / m2, trong khi Việt Nam có giá đất tương đối cạnh tranh, chỉ ở mức 100 – 140 USD / m2. Do đó, các nhà đầu tư Trung Quốc đang tìm kiếm các địa điểm hiệu quả hơn về chi phí sẽ coi Việt Nam là một lựa chọn trong nỗ lực cắt giảm chi phí.

Lao động tại các doanh nghiệp FDI
Chi phí lương lao động ở Việt Nam thấp hơn chi phí lao động Trung Quốc. Ảnh: Đức Thanh

          Thứ hai, Việt Nam đã và đang thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của thị trường logistics và cơ sở hạ tầng. Sự tăng trưởng mạnh mẽ của tầng lớp trung lưu với thu nhập khả dụng tăng và sự lan tỏa mạnh mẽ của thương mại điện tử hiện nay sẽ là nguồn cầu mạnh mẽ cho thị trường logistics Việt Nam phát triển. Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), 5,8% GDP của Việt Nam được chi cho phát triển cơ sở hạ tầng, mức chi đầu tư cao nhất trong khu vực Đông Nam Á.

Trong những năm gần đây, Việt Nam tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào phát triển cơ sở hạ tầng, bao gồm đường cao tốc, cảng biển nước sâu, nâng cao chất lượng hệ thống điện và nước, bao gồm hệ thống tái chế và tạo ra năng lượng để tiến lên một nấc thang mới trong chu kỳ phát triển công nghiệp và logistics.

          Thứ ba, Sản xuất công nghiệp của Việt Nam đã được hưởng lợi từ các hiệp định thương mại tự do (FTA). Tính đến đầu năm 2020, Việt Nam đang dẫn đầu thế giới vì có nhiều FTA nhất. Trong tổng số 16 FTA, 12 FTA đã có hiệu lực.

Các FTA sẽ giúp các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam được hưởng các ưu đãi giảm thuế hấp dẫn khi xuất khẩu vào các thị trường lớn trên thế giới như Mỹ và châu Âu. Do đó, các hiệp định được ký kết trong thời gian qua như CPTPP, EVFTA và EVIPA sẽ mang lại lợi thế cho thu hút đầu tư và tái định cư sản xuất không chỉ về đầu tư mới mà còn mở rộng các dự án có sẵn.

          Cuối cùng, Chiến tranh thương mại Mỹ – Trung là nhân tố chính khiến nguồn vốn FDI từ Trung Quốc tăng mạnh trong năm 2019. Việt Nam được coi là một trong những nước hưởng lợi nhiều nhất khi các doanh nghiệp Trung Quốc tìm kiếm địa điểm sản xuất mới, tránh tăng thuế đối với hàng hóa. Tuy nhiên, các chuyên gia của Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VERP) lo ngại Việt Nam có nguy cơ trở thành thị trường tạm nhập tái xuất của Trung Quốc nhằm lách lệnh trừng phạt của Mỹ đối với hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc.

2.2. Đâu mới thực sự là cú đẩy cho dòng vốn FDI Trung Quốc vào Việt Nam?

          Như đã chỉ ra, vào 2 năm 2013 và 2019 là hai năm Việt Nam ghi nhận dòng vốn đầu tư lớn từ Trung Quốc đổ vào Việt Nam. trong các lý do giải thích cho xu hướng tăng tưởng mạnh trong hai mốc thời gian này, có một lý do giống nhau. Đó là trong năm 2013 và 2019, Việt Nam đều đang tiến hành đàm phán, ký kết các hiệp đinh FTA, hay thậm chí có những FTA chuẩn bị có hiệu lực. Việc sử dụng FDI để tiến hành kinh doanh ở Việt Nam sẽ giúp các nhà đầu tư Trung Quốc hưởng nhiều các lợi ích như các doanh nghiệp nội địa Việt Nam.

          Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực đàm phán, ký kết các hiệp định tự do thương mại với nhiều nước trên thế giới như một cách thức để giảm mức độ phụ thuộc vào ngồn vốn FDI Trung Quốc của kinh tế Việt Nam vào. Tuy nhiên thực tế cho rằng, phương pháp này dường như không hiệu quả, Việt Nam càng hội nhập quốc tế bao nhiêu thì càng phụ thuộc vào vốn FDI Trung Quốc bấy nhiêu.

3. Kết luận

          Như vậy ngoài yếu tố về chi phí sản xuất, sơ sở hạ tầng dần được cải thiện, chính trị giữa các quốc gia, … thì xu hướng toàn cầu hóa, quốc tế, đặc biệt là thương mại tự do là tác nhân chính khiến Trung Quốc dịch chuyển nguồn vốn đầu tư của mình sang Việt Nam. Đây vừa có thể là cơ hội và cũng là thách thức đặt ra cho Việt Nam làm sao đề tận dụng được những nguồn vốn FDI này mà không bị phụ thuộc quá nhiều.

Người viết: Trần Hương Ly

Mã sinh viên: 18050518

QH-2018-E KTQT CLC5

Tham khảo thêm các bài viêt liên quan tại: http://digital.lib.ueh.edu.vn/handle/UEH/49067

Có thể bạn quan tâm: https://clibme.com/bitcoin-nam-2021-bong-bong-hay-dau-tu-khon-ngoan/