Top 3 “ông lớn” gây dấu ấn cuối năm với Brand Love Marketing

Top 3 "ông lớn" Brand Love Marketing

Cuối năm là thời điểm vàng để các thương hiệu không chỉ bứt phá doanh số mà còn xây dựng mối quan hệ gắn kết sâu sắc với khách hàng. Trong không gian rộn ràng của các lễ hội, những “ông lớn” như Starbucks, Dior hay Spotify đã không chỉ tạo ra những chương trình khuyến mãi hấp dẫn, mà còn khéo léo đưa Brand Love Marketing vào chiến lược, chinh phục trái tim người tiêu dùng một cách đầy cảm xúc. Họ không chỉ bán sản phẩm, mà bán một câu chuyện, một cảm giác, một phần của giá trị sống mà khách hàng luôn khao khát.

Brand Love không chỉ là những chiến dịch ngắn hạn mà là một hành trình dài đầy sáng tạo, nơi các thương hiệu liên tục đổi mới và làm mới mối quan hệ với khách hàng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá cách 3 “ông lớn” này đã tận dụng xu hướng Brand Love Marketing để không chỉ chinh phục khách hàng, mà còn tạo ra những kỷ niệm khó quên trong dịp cuối năm, từ đó khẳng định vị thế vững chắc của mình trong lòng người tiêu dùng.

Brand Love là gì?

Brand Love là khi khách hàng không chỉ yêu thích mà còn cảm thấy gắn bó sâu sắc với một thương hiệu, vượt xa sự thu hút ban đầu. Trong marketing, Brand Love không chỉ là sự yêu thích đơn thuần mà là một mối quan hệ cảm xúc lâu dài, khiến khách hàng trở thành những người trung thành và sẵn sàng giới thiệu thương hiệu cho người khác.

Điều này không đến từ các chiến dịch quảng cáo thông thường mà được xây dựng từ các giá trị, trải nghiệm và câu chuyện mà thương hiệu mang lại, tạo ra sự kết nối sâu sắc với khách hàng. Thương hiệu nào có thể tạo dựng được Brand Love, sẽ có cơ hội phát triển mạnh mẽ và bền vững hơn trong thị trường cạnh tranh.

Vì sao Brand love lại quan trọng?

Brand love chính là “chìa khóa” để xây dựng hình ảnh thương hiệu phát triển mạnh mẽ. Chiến lược brand love thành công sẽ giúp doanh nghiệp của bạn:

  • Có được lòng trung thành thương hiệu (brand loyalty). Bắt đầu từ tình yêu thương hiệu, các khách hàng sẽ dần dần chuyển hướng sang trung thành với thương hiệu. Và tiếp đó họ sẵn sàng bỏ tiền ra để sở hữu sản phẩm/ dịch vụ của bạn nhiều lần.
  • Khi có tình yêu thương hiệu, các khách hàng sẽ không đặt nặng yếu tố giá thành lên hàng đầu. Điều này đã được kiểm chứng thông qua nghiên cứu của Haravan, có hơn 86% người tiêu dùng sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn để mua sản phẩm của thương hiệu yêu thích.
  • Tăng hiệu quả quảng cáo truyền thống bằng miệng. Bởi khi khách hàng yêu thích một sản phẩm nào đó, họ sẵn sàng chia sẻ sự yêu thích ấy tới những người thân của mình cùng sử dụng. Đây chính là mục tiêu sâu xa của những người làm marketing thương hiệu.

Chẳng hạn như mỗi một năm Apple lại cho ra mắt một dòng sản phẩm mới. Như thường lệ, trong ngày mở bán đầu tiên, rất nhiều khách hàng có mặt từ sớm để hy vọng được là người sở hữu trên tay những sản phẩm iphone mới nhất. Cho dù với cùng mức giá đó họ có thể mua được nhiều sản phẩm điện thoại thông minh của các thương hiệu khác. Hành vi mua hàng này rõ ràng tới từ sự yêu thích thương hiệu của khách hàng chứ không đơn thuần là họ muốn sở hữu một chiếc smartphone.

Đặc điểm của Brand Lover

Một trong những chìa khóa trong chiến lược brand love là khi nói đến việc tiêu dùng 1 sản phẩm hay dịch vụ, brand lover sẽ lựa chọn thương hiệu mà họ yêu thích hơn là đối thủ cạnh tranh. Vậy một brand lover sẽ có những đặc điểm như thế nào?

Không cần nhìn giá khi mua

Brand lover ko quá để ý tới giá cả bởi họ lựa chọn vì chất lượng sản phẩm của thương hiệu mà họ yêu thích. Tình cảm của họ dành cho thương hiệu lúc nào cũng chiếm ưu thế hơn tất cả. Họ chấp nhận trả giá cao hơn cho sản phẩm/ thương hiệu vì tin tưởng vào chất lượng và giá trị mà nó mang lại.

Bảo vệ thương hiệu trước truyền thông tiêu cực

Brand lover sẽ giúp thương hiệu giảm sự lan truyền về những nhận xét tiêu cực mà vô tình thương hiệu này mắc phải. Họ sẽ phản đối các nhân xét đó và ủng hộ thương hiệu, thậm chí là trước khi thương hiệu đó lên tiếng giải thích.

Điều này rất hữu ích, vì khí có vấn đề xảy ra với thương hiệu như khủng hoảng truyền thông, các khách hàng trung thành sẽ có mặt để đứng ra bảo vệ bạn và danh tiếng của thương hiệu sẽ ít bị ảnh hưởng hơn.

Mua tất cả những thứ liên quan đến Brand Love

Không chỉ dừng lại ở sản phẩm hay dịch vụ bạn cung cấp, brand lover có thể tìm mua bất kì món đồ nào bạn cung cấp. Đây là cách họ thể hiện cá tính và sở thích của mình. Họ thường cảm thấy muốn gắn bó với thương hiệu và muốn sở hữu nhiều sản phẩm/ dịch vụ của thương hiệu đó hơn.

Ví dụ như Starbucks, một thương hiệu đã xây dựng Brand Love thành công. Các sản phẩm của Starbucks bao gồm: cafe, thức uống, bánh ngọt,… Sau khi chiếm được sự yêu thích của khách hàng, thương hiệu này cho ra mắt các dụng cụ uống bao gồm: cốc, bình nước in logo của mình và nhận được sự quan tâm nồng nhiệt từ tín đồ Starbucks.

Cảm thấy tự hào khi sử dụng sản phẩm của Brand Love

Brand Lover coi việc sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của thương hiệu là một cách để thể hiện cá tính và đẳng cấp của bản thân. Điều này xuất phát từ nhiều lí do: thể hiện cá tính, nâng tầm giá trị bản thân, tự hào về sự lựa chọn thông minh, tạo dựng niềm tin và sự hài lòng, thể hiện sự ủng hộ và gắn kết thương hiệu.

Bạn có phải là fan của Apple? Những người đang sử dụng và yêu thích Iphone sẽ thường xuyên chia sẻ niềm đam mê, kinh nghiệm sử dụng sản phẩm và gắn kết với nhau qua các hội nhóm, diễn đàn. Họ cảm thấy tự tin kho sở hữu một sản phẩm công nghệ cao cấp.

Top 3 thương hiệu gây dấu ấn cuối năm với Brand Love Marketing

Starbucks – Gây sốt với BST biểu tượng

Mùa lễ hội cuối năm luôn là thời điểm đặc biệt, và Starbucks đã biết cách biến những khoảnh khắc này thành một phần không thể thiếu trong trải nghiệm của khách hàng. Thương hiệu này đã khéo léo đưa Brand Love vào từng tách đồ uống qua những chiến dịch lễ hội đầy sáng tạo. Mỗi năm, sự ra mắt của những chiếc cốc phiên bản giới hạn và các đồ uống đặc biệt không chỉ đơn thuần là sản phẩm mới, mà là một lễ hội cảm xúc, một lời mời gọi khiến người tiêu dùng không thể cưỡng lại.

Starbucks ra mắt BST ly và Menu mới độc quyền cho mùa lễ hội, gây sự hào hứng cho khách hàng.

Chiếc cốc đỏ – biểu tượng của mùa lễ hội – đã trở thành dấu ấn đặc trưng trong các chiến dịch của Starbucks. Không chỉ đơn giản là một món đồ uống, mỗi lần cầm trên tay chiếc cốc này, khách hàng cảm nhận được không khí ấm áp của mùa lễ hội, là những khoảnh khắc ấm cúng bên gia đình, những cuộc gặp gỡ bạn bè thân thiết, hay những phút giây thư giãn riêng tư. Mỗi chiếc cốc chứa đựng một câu chuyện, một phần của không gian lễ hội mà Starbucks tạo dựng, khiến khách hàng cảm thấy như đang sống trọn vẹn trong cảm xúc mùa cuối năm.

Không chỉ là những sản phẩm phiên bản giới hạn, các món đồ uống độc đáo dành riêng cho mùa lễ hội cũng là điểm nhấn khiến khách hàng không thể không chờ đợi. Tất cả những yếu tố này không chỉ kích thích nhu cầu mua sắm mà còn xây dựng một tình yêu bền vững giữa thương hiệu và khách hàng. Starbucks đã chứng minh rằng, mùa lễ hội không chỉ là thời điểm của những món quà, mà là dịp để thương hiệu tạo nên những kỷ niệm đáng nhớ, khẳng định một vị trí vững chắc trong lòng khách hàng.

Thiết kế kết hợp hài hòa giữa sắc xanh đặc trưng của Starbucks, màu đỏ nam việt quất và các gam pastel nhẹ nhàng.

Starbucks tận dụng sự sáng tạo và phiên bản giới hạn để xây dựng Brand Love. Các sản phẩm mùa lễ hội được thiết kế độc đáo và giới hạn, tạo sự mong chờ và khuyến khích khách hàng hành động ngay lập tức. Biểu tượng như chiếc cốc đỏ không chỉ khơi dậy cảm giác ấm áp và kết nối mà còn giúp khách hàng trải nghiệm ý nghĩa, từ đó tăng cường gắn kết cảm xúc với thương hiệu.

>>> Đọc thêm: 4P Marketing: Con đường đi đến thành công của Starbucks

Dior – Lịch mùa Vọng (Advent Calendar) và nghệ thuật xây dựng trải nghiệm xa xỉ

Dior luôn biết cách tạo dựng những trải nghiệm xa hoa khó quên, đặc biệt là vào mùa lễ hội. Nổi bật trong các chiến dịch của họ là Lịch Mùa Vọng (Advent Calendar), được thiết kế như một tác phẩm nghệ thuật sang trọng. Mỗi ô cửa trong lịch hé lộ một món quà độc quyền, từ chai nước hoa mini đến phụ kiện thời trang cao cấp, tạo ra một hành trình bất ngờ và đầy cảm xúc cho khách hàng. Đây không chỉ là một chiến lược quảng bá sản phẩm, mà còn là cách Dior xây dựng mối liên kết sâu sắc với người tiêu dùng.

Advent Calendar của nhà mốt Dior luôn là một trong những bộ lịch mùa vọng xa xỉ bậc nhất ở Vương quốc Anh.

Chiến lược của Dior tập trung vào việc kiến tạo trải nghiệm đa giác quan, khơi gợi cảm xúc và tạo ra một cộng đồng khách hàng trung thành. Mỗi năm, việc phát hành Lịch Mùa Vọng không chỉ là một món quà, mà còn là một cách hiệu quả giúp Dior duy trì sự hiện diện và giữ vững mối quan hệ với khách hàng.

Với mỗi chiếc lịch mang đậm dấu ấn sang trọng, Dior không chỉ giới thiệu sản phẩm mà còn củng cố cam kết về chất lượng và đẳng cấp. Đây là chiến lược tinh tế để thương hiệu luôn xuất hiện trong tâm trí khách hàng, đồng thời tạo dựng lòng trung thành bền vững.

Lịch mùa Vọng (Advanced Calendar) lấy cảm hứng từ những khu vườn theo phong cách Pháp.

Qua thiết kế nghệ thuật và những món quà độc quyền, Dior không chỉ thể hiện cam kết với chất lượng mà còn củng cố giá trị thương hiệu. Chiến lược này giúp Dior duy trì sự hiện diện trong tâm trí khách hàng, đồng thời nhắc nhở họ về sự sang trọng và đẳng cấp mà thương hiệu luôn theo đuổi.

>>> Đọc thêm: https://vietmoz.edu.vn/chien-luoc-marketing-cua-dior/ 

Spotify – Chạm tới cảm xúc mùa cuối năm qua âm nhạc cá nhân hóa

Cuối năm, trong không khí lễ hội, Spotify Wrapped trở thành sự kiện không thể thiếu đối với hàng triệu người dùng trên toàn cầu. Được phát hành hàng năm, Wrapped không chỉ là bản tóm tắt hành trình âm nhạc cá nhân, mà là một câu chuyện đầy cảm xúc, giúp người dùng nhìn lại bản thân qua những giai điệu đã đồng hành suốt năm.

“Wrapped” hay “Recap” cuối năm nổi lên những năm gần đây như một xu hướng thú vị trong việc tổng kết trải nghiệm cá nhân.

Chiến dịch Wrapped của Spotify đã trở thành một biểu tượng mạnh mẽ, gây sự mong chờ và hào hứng mỗi mùa lễ hội. Không chỉ đơn thuần là món quà cá nhân hóa, Wrapped còn là một lời nhắc nhở tinh tế về thương hiệu, giúp khách hàng cảm nhận sự thấu hiểu và kết nối sâu sắc hơn với Spotify. Thông qua việc biến dữ liệu thành những câu chuyện độc đáo, Spotify không chỉ ghi dấu ấn trong lòng người dùng mà còn khẳng định vị thế của mình.

Spotify Wrapped không chỉ khiến khách hàng cảm thấy đặc biệt mà còn khuyến khích họ chia sẻ những trải nghiệm cá nhân này trên mạng xã hội, biến họ thành những người quảng bá tự nhiên cho thương hiệu. Đây chính là chiến lược Brand Love thông minh giúp Spotify duy trì mối quan hệ gắn bó và gia tăng lòng trung thành với khách hàng.

Spotify Wrapped là minh chứng cho sức mạnh của cá nhân hóa trong việc xây dựng Brand Love. Bằng cách biến dữ liệu khô khan thành những câu chuyện cá nhân đầy cảm xúc, Spotify giúp khách hàng cảm thấy được trân trọng và gắn kết sâu sắc với thương hiệu. Đồng thời, việc phát hành Wrapped đều đặn mỗi dịp cuối năm biến nó thành một sự kiện mang tính biểu tượng, tạo sự mong chờ và củng cố Brand Love bền vững với khách hàng.

Spotify Wrapped đầy màu sắc, bắt mắt và cá nhân hóa giúp Wrapped dễ dàng lan tỏa như một hiện tượng xã hội.

>> Đọc thêm : Spotify Wrapped–nhật ký âm nhạc thành công nhất năm 2023 : Vì sao ?

Tổng kết

Dior, Starbucks và Spotify đã chứng minh rằng mùa cuối năm là cơ hội vàng để các thương hiệu kết nối cảm xúc sâu sắc với khách hàng. Từ những chiến dịch Brand Love đầy mong đợi, cảm xúc chân thật, đến những câu chuyện cá nhân hóa độc đáo, tất cả đều là những bài học quý giá cho các thương hiệu. Dù là doanh nghiệp lớn hay nhỏ, việc sáng tạo và áp dụng những yếu tố này một cách tinh tế sẽ giúp thương hiệu của bạn nổi bật và khắc sâu ấn tượng trong lòng khách hàng mỗi mùa lễ hội, tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững.

>>> Xem thêm các bài viết khác tại đây :

HỢP TÁC CÙNG NVIDIA, VIỆT NAM VƯƠN TẦM TRONG THỜI ĐẠI 4.0 – Clibme.com – Thư viện kiến thức Kinh tế – Tài Chính

Kinh doanh bền vững : Không chỉ là xu hướng mà còn là tương lai trong thời đại 5.0 – Clibme.com – Thư viện kiến thức Kinh tế – Tài Chính

4 lý do Pop-up Store « gây sốt » tại Hàn Quốc : Xu hướng Marketing mới của các thương hiệu

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Ánh Nhật

Mã sinh viên: 21050290

Lớp học phần: INE3104 4